Trang chủ Diễn đàn Ý kiến, mong ước trước ngày khai mạc Đại hội đại biểu...

Ý kiến, mong ước trước ngày khai mạc Đại hội đại biểu PGVN lần VI

82

Thích Nguyên ThanhTăng sinh Học viện PGVN tại Hà Nội, trụ trì chùa Hang, Thái Nguyên.


“Giáo hội cần phát huy phương châm hoạt động Đạo pháp – Dân tộc, có chương trình hành động để thúc đẩy việc hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa. Giáo hội có biện pháp để các cấp chính quyền địa phương hiểu vai trò và vị trí của Phật giáo đối với dân tộc, giúp đỡ các Tăng Ni hành đạo tại địa phương.


Với cương vị là một vị tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bản thân tôi cố gắng tu học thật tốt để sau khi tốt nghiệp Học viện PGVN, trở về trụ xứ sẽ đưa Phật pháp tới thanh thiếu niên, đưa ngôi chùa trở thành sân chơi lành mạnh nhất, nhân văn nhất. Ngoài ra, tôi sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoằng pháp và giúp đỡ các em ở vùng sâu vùng xa tiếp cận với công nghệ thông tin thông qua mở một phòng vi tính khoảng 40 máy, thuyết phục các Thầy Cô giáo ở Đại học Thái Nguyên làm từ thiện thông qua hướng dẫn và giảng dạy cho các em.”


Thích Giác ÝTăng sinh cao đẳng  Trường TCPH TP. Hồ Chí Minh



Tăng sinh Thích Giác Ý (bên phải)


“Đại hội cần mở ra nhiều phương hướng hoạt động cụ thể để đáp ứng yêu cầu thời đại hội nhập, góp phần cho sự phát triển ổn định của đất nước, hòa hợp xã hội và tôn giáo.


Là Tăng sĩ trẻ, tôi xác định cần nỗ lực tu học để có trí tuệ, nhìn thấu mọi việc, chuyển hóa những điều chưa tốt, giúp những người xung quanh có đời sống tâm tinh và đạo đức, góp phần hoàn thiện xã hội”


Thích Minh HiềnPhó Chủ nhiệm thường trực Trung tâm sách nói Phật giáo Diệu Pháp Âm.



“Tăng sĩ trẻ luôn có lòng nhiệt huyết lớn với Giáo hội, muốn cống hiến hết sức cho Giáo hội. Mong Giáo hội quan tâm và tin tưởng ở Tăng Ni trẻ, tạo cơ hội cống hiến nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục, hoằng pháp, công nghệ…


Trong xu thế hội nhập, đất nước Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo. Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc Phật giáo Việt Nam và bản sắc dân tộc là điều hết sức cần thiết và cần được ý thức và hành động thường xuyên”


Phật tử Phạm Thu HiềnĐạo tràng Pháp Hoa chùa Lý Triều Quốc Sư



Phật tử Phạm Thu Hiền (ngoài cùng bên trái)


“Trong nhiều tháng qua, trong tâm thức lúc nào cũng hướng, cũng nghĩ về Đại hội với tấm lòng của một người con Phật. Với tâm thức đó, tôi luôn hướng mọi người làm những điều thiện, làm những điều tốt lành để mọi người đến với nhau bằng tấm lòng bao dung, độ lượng, mọi người với nhau đều là bạn, không có sự ghét bỏ, thù hận.


Muốn đưa giá trị Phật giáo đến với mọi người trong gia đình, bạn bè và xã hội, bản thân mỗi người Phật tử cần sống gương mẫu, vận dụng đạo Phật vào hành vi ứng xử hàng ngày, biết xả bỏ tham sân si.


Cô HồngPhật tử Đạo tràng Pháp Hoa chùa Lý Triều Quốc Sư



Tâm nguyện của tôi là ngành giáo dục phải đưa Phật giáo vào trường học. Ngày nay xã hội đang xuống cấp nhiều, nhất là lớp trẻ, vì vậy Phật giáo phải thể hiện vai trò. Ví dụ với đứa cháu ở nhà, trước khi đi học, tôi thường yêu cầu cháu lạy Phật ba lạy, niệm Nam Mô A Di Đà Phật rồi mới đi học. Qua đó cũng giúp khởi lên trong cháu những cảm nhận hướng thiện. Tuy nhiên, việc đưa vào giáo dục học đường như thế nào cho thuận lợi, gần gũi, dễ tiếp thu mà không ảnh hưởng đến tôn giáo khác thì cần trí tuệ của chư tôn đức Tăng Ni, nhà giáo dục. Việc đưa Phật giáo vào giáo dục học đường cần khéo léo, thông qua những câu ca dao, tục ngữ, những mẩu chuyện đạo.