Trang chủ Tu học Bước đầu học Phật Vô ngã hay không có linh hồn

Vô ngã hay không có linh hồn

79

 

 Nếu linh hồn mà người ta giả thiết như tinh hoa của con người là vĩnh cửu thì linh hồn không thể phát sanh hay tiêu diệt. Ngoài ra, người ta cũng không thể giải thích tại sao “Từ lúc đầu, linh hồn này lại khác với linh hồn kia”. 

Ðể chứng minh sự hưởng phước đời đời ở trên thiên đàng vĩnh viễn và sự đau khổ vô tận dưới một địa ngục trường cửu tức nhiên tuyệt đối phải chủ trương có một linh hồn bất tử. Nếu không, thì cái gì sẽ bị trừng phạt ở địa ngục hay được tưởng thưởng nơi thiên đàng? 

Bertrand Russell viết: “Ta phải nói rằng sự phân biệt cũ kỹ giữa linh hồn và thể xác đã hoàn toàn tiêu tan bởi vì vật chất đã mất tính chất cứng rắng của thể đặc mà tâm cũng mất tính chất tinh thần của nó. Tâm lý học đang bắt đầu trở thành một ngành khoa học. Trong hiện tình của khoa tâm lý học, niềm tin vào một điều gì bất tử đã không được sự tán trợ của khoa học”. 

Người Phật tử đồng ý với Russell khi ông nói: “Rõ ràng có lý do để tin rằng cái ‘Tôi’ ngày hôm nay và cái ‘Tôi’ ngày hôm qua là một và để lấy một ví dụ rõ ràng hơn nữa, nếu cùng một lúc, tôi thấy một người và nghe người ấy nói thì hiển nhiên là cái ‘Tôi’ nghe và cái ‘Tôi’ thấy là một”.  

Cho đến những năm gần đây các nhà khoa học đã tin tưởng vào tính cách bất khả phân và không thể tiêu diệt của nguyên tử. “Với đầy đủ lý lẽ, các nhà vật lý học đã phân chia hạt nguyên tử ấy thành những phần nhỏ. Cùng với những lý do chính đáng, các nhà tâm lý học khám phá rằng tâm không phải là vật thể đồng nhất của một cái gì trường tồn mà là một số yếu tố được kết hợp với nhau qua những liên quan mật thiết nào đó. Cho nên, vấn đề của sự bất diệt trường tồn trở thành câu hỏi rằng những liên quan này có còn tồn tại giữa những yếu tố của xác thân đang sống và xác thân đã chết hay không”. 

Cũng như C.E.M. Joad viết trong cuốn “Ý Nghĩa của Ðời sống” (The Meaning of Life): “Vật chất đã tan rã dưới mắt của chúng ta. Nó không còn là thể đặc, không còn vững chắc, không còn do những định luật cưỡng chế quy định; và quan trọng hơn tất cả, người ta không còn biết nó là gì nữa”. 

Cái được gọi là nguyên tử hình như vừa “có thể bị phân tán, vừa có thể bị tiêu diệt”. Những điện tử và dương tử bao gồm trong một nguyên tử “có thể gặp và tiêu diệt lẫn nhau trong khi ấy, sự bền vững của điện tử và dương tử, giống như sự vững bền của một làn sóng, không có những giới hạn chắc chắn và trong tiến trình biến đổi liên tục, cả hai đều thay đổi hình thức và vị trí”.

Giám mục Berkley bảo rằng cái được gọi nguyên tử là một điều tưởng tượng siêu hình và chủ trương có một thực thể tinh thần gọi là linh hồn. 

Chẳng hạn, Hume (1) nghiên cứu và nhận thấy rằng ý thức không có gì khác ngoài những trạng thái tinh thần biến đổi và kết luận rằng “Cái Ta thường còn” là không thực tồn tại. 

Và Hume viết: “Có vài triết gia nghĩ rằng trong mỗi chập tư tưởng, chúng ta ý thức cái gọi là Ta, và chúng ta cảm giác rằng cái Ta là có thật, thường còn; và chúng ta là chắc thực…, không thể biến đổi và phân chia. Riêng về phần tôi, khi tôi tiếp xúc mật thiết với cái mà tôi gọi là ‘Tôi’ thì tôi luôn luôn gặp phải một vài cảm giác đặc biệt như nóng hay lạnh, ánh sáng hay bóng tối, thương hay ghét, buồn hoặc vui. Tôi chưa từng bắt được cái ‘Tôi’… và không bao giờ có thể tìm thấy được cái gì ngoài cảm giác… cũng như không thể nhận thức được cái gì khác cần thiết để làm cho Tôi trở thành một thực thể hoàn toàn không tồn tại”. 

Bergson (2) nói: “Tất cả ý thức chỉ tồn tại trong thời gian sinh hoạt. Một trạng thái tâm lý, nếu không biến đổi, thì không còn là một trạng thái nữa.. Nó là sự biến đổi không ngừng; khi sự biến đổi ngưng thì trạng thái tâm thức cũng ngưng, trạng thái tâm thức chính là sự biến đổi”. 

Ðề cập đến vấn đề linh hồn, giáo sư James viết: “Cho đến nay, thuyết linh hồn là hoàn toàn vô ích khi dùng nó để giải thích các sự kiện thực sự có thể chứng minh được về kinh nghiệm của tâm thức. Cho đến nay, cũng không ai có thể bị bắt buộc phải chấp nhận lý thuyết ấy vì những lý do khoa học cụ thể”.

Nơi phần kết luận của chương thích thú nói về linh hồn, ông viết: “Và trong tác phẩm này, giải pháp tạm thời mà chúng ta đã đạt tới phải là lời kết luận: Chính tư tưởng là con người tư tưởng”. 

Watson (3), nhà tâm lý học trứ danh đã viết: – “Chưa có ai từng sờ đụng một linh hồn hay nhìn thấy linh hồn trong một ống thí nghiệm, hay bằng phương cách gì khác, để tiếp xúc với linh hồn như đã từng va chạm với các vật khác trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, ngờ vực sự hiện hữu của linh hồn được xem như người theo tà giáo; và thời xưa điều ấy có thể dẫn đến việc khiến người ta bị rơi đầu. Cả đến ngày nay, người có địa vị quan trọng cũng không dám nêu vấn đề đó lên”. 

Hơn 2500 năm trước, đức Phật đã đề cập đến những vấn đề này. Theo Phật Giáo, ý thức không gì khác hơn là một tổng hợp phức tạp của những trạng thái tâm thức luôn luôn biến đổi. Mỗi chập tư tưởng gồm có ba giai đoạn – phát sanh hay khởi đầu, tĩnh lặng hay phát triển, và chấm dứt hay hủy diệt. Ngay khi một chập tư tưởng vừa qua giai đoạn diệt, tức thì giai đoạn sanh của chập tư tưởng kế tiếp lại tiếp hiện ra. Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, mỗi chập tư tưởng khi diệt, chuyển toàn bộ năng lực và tất cả những cảm giác thâu nhận cho chập tư tưởng kế tiếp. Mỗi chập tư tưởng mới gồm các tiềm năng của những chập tư tưởng trước đó cùng với một vài cái gì khác nữa. Cho nên, có sự luân chuyển tiếp tục của tâm thức như một dòng suối không ngừng trôi chảy. Chập tư tưởng theo sau không hoàn toàn giống những chập tư tưởng trước đó – bởi vì thành phần cấu tạo đã đổi mới – mà cũng không hẳn là khác, vì cả hai đều nằm trong cùng một dòng sống Nghiệp Lực. Ở đây không có chúng sanh giống nhau nhưng có sự đồng nhất trong tiến trình đời sống  (của chúng sanh). 

Trong mỗi phút giây (của đời sống) đã có sự sanh và sự chết. Sự phát sanh của một chập tư tưởng này có nghĩa là có một chập tư tưởng khác đã hủy diệt và ngược lại. Trong dòng thời gian của đời sống, có sự tái sanh nhứt thời mà không có linh hồn. 

Tưởng không nên hiểu rằng ý thức của ta bị cắt ra từng khúc nhỏ và được nối liền lại với nhau như những toa xe lửa hay một sợi giây xích. Nhưng trái lại, “nó trôi chảy liên tục như một dòng sống, tiếp nhận từ những phụ lưu của các giác quan để bồi đắp thêm cho sự phong phú của nó và mãi mãi cung cấp cho thế giới bên ngoài những tư tưởng mới mà nó tiếp thu trong cuộc đời” . Dòng sông ý thức ấy phát sinh từ cội nguồn và chấm dứt nơi cửa sông của nó. Chập tư tưởng tồn tại nhanh chóng đến nỗi không có bất cứ tiêu chuẩn nào có thể đo lường ước tính được. Tuy nhiên, các nhà chú giải cho biết rằng thời gian kéo dài của một chập tư tưởng có thể còn ngắn hơn một phần tử thời gian của một cái chớp.

Ở đây, chúng ta thấy có sự kề nhau nối tiếp trong chuỗi dài của những trạng thái ý thức, chứ không có sự chồng chất lên nhau của các trạng thái đó như một số người lầm tưởng. Không có một chập tư tưởng đã qua mà còn trở lại; cũng không có chập tư tưởng sau giống hệt chập tư tưởng trước đó. Nhưng người đời chúng ta bị che lấp bởi màn ảo giác, đã lầm tưởng sự liên tục giả tạo như một cái gì vĩnh cửu, và còn tiến xa hơn cho rằng có một linh hồn trường tồn, một cái Ngã (Ta),  một con người giả định vừa hành động và chứa nhóm tất cả hành động vào trong cái tâm luôn luôn biến đổi này. 

Cái được gọi là con người chẳng khác gì một cái chớp tạo nên bởi sự kế tiếp của những tia sáng nối liền nhau quá nhanh đến nỗi mắt trần của ta không thể trông thấy chúng riêng biệt; và người mê lầm cũng khó nhận biết được sự liên tục của những tia sáng rời rạc ấy”.  Như bánh xe lăn chấm một điểm trên mặt đường, con người chúng ta cũng chỉ sống trong từng chập tư tưởng. Ta luôn luôn sống trong hiện tại, và hiện tại nhất định phải trôi vào quá khứ. Tương lai cũa chúng ta ra sao, sẽ được quyết định bởi chập tư tưởng trong hiện tại. 

Người ta có thể hỏi, nếu không có linh hồn thì cái gì tái sanh? Thực ra, không có cái gì được gọi là tái sanh cả. Khi cuộc sống chấm dứt, Nghiệp Lực lại tự hiện hữu trong một hình thức mới. Như Ðại Ðức Silacara đã viết: “Dù không thấy Nghiệp Lực đi qua ở đâu, nhưng các điều kiện thích ứng với sự biểu hiện rõ ràng của nó vẫn có mặt. Nghiệp Lực xuất hiện dù nơi con muỗi hay con trùng bé nhỏ vẫn khiến ta thấy rõ nó như sự hiện hữu của ánh sáng rực rỡ của một đấng Thiên Thần hay Thượng Ðẳng Thiên Sứ. Khi phương thức của Nghiệp dừng nghỉ, dòng Nghiệp Lực chỉ chuyển tiếp, và khi gặp điều kiện thuận lợi, Nghiệp sẽ tự phát hiện trở lại trong một tâm thức hay hình thể khác”. 

Sanh là sự phát khởi của hiện tượng nhất thời tâm vật lý. Chết chỉ là sự chấm dứt tạm thời của hiện tượng (tâm vật lý) ấy. 

Cũng như sự phát sanh của một trạng thái vật chất được hình thành do bởi trạng thái trước đó làm nguyên nhân; và sự xuất hiện của hiện tượng tâm vật lý đã do những nguyên nhân trước tạo điều kiện để nó phát sanh. Cho nên tiến trình của một kiếp sống có thể diễn tiến mà không cần có một thực thể thường còn chuyển tiếp từ chập tư tưởng này sang chập tư tưởng khác; vậy thì một loạt tiến trình của những đời sống cũng có thể diễn tiến mà không cần có một linh hồn bất tử di chuyển từ kiếp này sang kiếp nọ. 

Phật giáo hoàn toàn không phủ nhận sự hiện hữu của một bản ngã trong cái nghĩa thực nghiệm của nó. Phật Giáo trong định nghĩa rốt ráo, nhằm chứng tỏ rằng không có một bản ngã (bất biến) thực sự. Danh từ triết học Phật Giáo gọi một cá nhân là Santana – một dòng sống hay sự liên tục. Nó gồm cả những yếu tố tinh thần cũng như vật chất. Nghiệp lực của mỗi cá nhân đã kết hợp những yếu tố đó lại với nhau. Dòng sống không ngừng hay sự liên tục của hiện tượng tâm vật lý này đã do Nghiệp Lực tạo nên, không những chỉ giới hạn trong đời hiện tại, mà Nghiệp Lực ấy đã bắt nguồn từ những kiếp quá khứ vô thỉ, và nó sẽ còn tiếp tục diễn tiến trong tương lai – Chính dòng sống (Nghiệp Lực) này theo Phật Giáo là cái mà các tôn giáo khác gọi là cái “Ta” vĩnh cửu hay “linh hồn” bất tử.

(1)David Hume:Sinh năm 1711, từ trần năm 1776. Triết và sử gia người Tô Cách Lan, chủ trương thuyết hoài nghi. Bút giả của Luận Án về Bản Chất Con Người, xuất bản năm 1739-1740 và Lịch Sử Anh Quốc, ấn hành năm 1754-1762 v..v.. 

(2) HENRI LOUIS BERGSON: Triết gia người Pháp, sinh năm 1859, mất năm 1941. Là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại của ông. Giáo sư dạy trường cao đẳng Học Viện Pháp vào những năm 1900-1921.

(3) JOHN BROADUS WATSON: Sinh năm 1878, qua đời năm 1958. Nhà tâm lý học Hoa Kỳ, sinh tại Greenville, tiểu bang South Carolina. Giáo sư đại học Johns Hopkins năm 1908 đến 1920. nhân vật nổi tiếng hàng đầu trong việc khởi xướng Chủ Thuyết Hành Vi. Tác giả các sách: Giáo Dục Loài Vật, xuất bản năm 1903; Tư Cách Ðạo Ðức ấn hành năm 1914 và Sự chăm sóc Tâm Lý cho Trẻ Thơ và Nhi Đồng năm 1928 v..v.. 

Anatta or soul-lessness

This Buddhist doctrine of re-birth should be distinguished from the theory of re-incarnation which implies the transmigration of a soul and its invariable material rebirth. Buddhism denies the existence of an unchanging or eternal soul created by a God or emanating from a Divine Essence (Paramatma). 

If the immortal soul, which is supposed to be the essence of man, is eternal, there cannot be either a rise or a fall. Besides one cannot understand why "different souls are so variously constituted at the outset". 

To prove the existence of endless felicity in an eternal heaven and unending torments in an eternal hell, an immortal soul is absolutely necessary. Otherwise, what is it that is punished in hell or rewarded in heaven?   

"It should be said", writes Bertrand Russell, "that the old distinction between soul and body has evaporated quite as much because ‘matter’ has lost its solidity as mind has lost its spirituality. Psychology is just beginning to be scientific. In the present state of psychology belief in immortality can at any rate claim no support from science".   

Buddhists do agree with Russell when he says "there is obviously some reason in which I am the same person as I was yesterday, and, to take an even more obvious example, if I simultaneously see a man and hear him speaking, there is some sense in which the ‘I’ that sees is the same as the ‘I’ that hears".  

Till recently scientists believed in an indivisible and indestructible atom. "For sufficient reasons physicists have reduced this atom to a series of events. For equally good reasons psychologists find that mind has not the identity of a single continuing thing but is a series of occurrences bound together by certain intimate relations. The question of immortality, therefore, has become the question whether these intimate relations exist between occurrences connected with a living body and other occurrences which  take place after that body is dead".

As C.E.M. Joad says in "The Meaning of Life", matter has since disintegrated under our very eyes. It is no longer solid; it is no longer enduring; it is no longer determined by compulsive causal laws; and more important than all, it is no longer known. 

The so-called atoms, it seems, are both "divisible and destructible". The electrons and protons that compose atoms "can meet and annihilate one another while their persistence, such as it is, is rather that of a wave lacking fixed boundaries, and in process of continual change both as regards shape and position than that of a thing".

Bishop Berkley who showed that this so-called atom is a metaphysical fiction held that there exists a spiritual substance called the soul. 
Hume, for instance, looked into consciousness and perceived that there was nothing except fleeting mental states and concluded that the supposed "permanent ego" is non existent. 

"There are some philosophers", he says, "who imagine we are every moment conscious of what we call "ourself" that we feel its existence and its continuance in existence and so we are certain…both of its perfect identity  and simplicity. For my part, when I enter most intimately into what I call "myself" I always stumble on some particular perception or other – of heat or cold, light or shade, love or hatred, pain or pleasure. I never catch myself…and never can observe anything but the perception…nor do I conceive what is further requisite to make me a perfect non-entity".

Bergson says, "All consciousness is time existence; and a conscious state is not a state that endures without changing. It is a change without ceasing; when change ceases it ceases; it is itself nothing but change". 

Dealing with this question of soul Prof. James says – "The soul-theory is a complete superfluity, so far as accounting for the actually verified facts of conscious experience goes. So far no one can be compelled to subscribe to it for definite scientific reasons".

In concluding his interesting chapter on the soul he says: –

"And in this book the provisional solution which we have reached must be the final word: the thoughts themselves are the thinkers". 

Watson, a distinguished psychologist, states: – "No one has ever touched a soul or has seen one in a test tube, or has in any way come into relationship with it as he has with the other objects of his daily experience. Nevertheless to doubt its existence is to become a heretic and once might possibly even had led to the loss of one’s head. Even today a man holding a public position dare not question it".

The Buddha anticipated these facts some 2500 years ago.  According to Buddhism mind is nothing but a complex compound of fleeting mental states. One unit of consciousness consists of three phases – arising or genesis (uppada) static or development (thiti), and cessation or dissolution (bhanga). Immediately after the cessation stage of a thought-moment there occurs the genesis stage of the subsequent thought-moment. Each momentary consciousness of this ever-changing life-process, on passing away, transmits its whole energy, all the indelibly recorded impressions to its successor. Every fresh consciousness consists of the potentialities of its predecessors together with something more. There is, therefore, a continuous flow of consciousness like a stream without any interruption. The subsequent thought-moment is neither absolutely the same as its predecessor-since that which goes to make it up is not identical – nor entirely another-being the same continuity of Kamma energy. Here there is no identical being but there is an identity in process.

Every moment there is birth, every moment there is death. The arising of one thought-moment means the passing away of another thought-moment and vice versa. In the course of one life-time there is momentary rebirth without a soul.

It must not be understood that a consciousness is chopped up in bits and joined together like a train or a chain. But, on the contrary, "it persistently flows on like a river receiving from the tributary streams of sense constant accretions to its flood, and ever dispensing to the world without it the thought-stuff it has gathered by the way" (See Compendium of Philosophy – Introduction p.12). It has birth for its source and death for its mouth. The rapidity of the flow is such that hardly is there any standard whereby it can be measured even approximately. However, it pleases the commentators to say that the time duration of one thought-movement is even less than one-billionth part of the time occupied by a flash of lightning. 

Here we find a juxta-position of such fleeting mental states of consciousness opposed to a super-position of such states as some appear to believe. No state once gone ever recurs nor is identical with what goes before. But we worldlings, veiled by the web of illusion, mistake this apparent continuity to be something eternal and go to the extent of introducing an unchanging soul, an Atta, the supposed doer and receptacle of all actions to this ever-changing consciousness.
"The so-called being is like a flash of lightning that is resolved into a succession of sparks that follow upon one another with such rapidity that the human retina cannot perceive them separately, nor can the uninstructed conceive of such succession of separate sparks". As the wheel of a cart rests on the ground at one point, so does the being live only for one thought-moment. It is always in the present, and is ever slipping into the irrevocable past. What we shall become is determined by this present thought-moment. 

If there is no soul, what is it that is reborn? one might ask. Well, there is nothing to be re-born. When life ceases the Kammic energy re-materialises itself in another form. As Bhikkhu Silacara says: "Unseen it passes whithersoever the conditions appropriate to its visible manifestation are present. Here showing itself as a tiny gnat or worm, there making its presence known in the dazzling magnificence of a Deva or an Archangel’s existence. When one mode of its manifestation ceases it merely passes on, and where subtle circumstances offer, reveals itself afresh in another name or form".   

Birth is the arising of the psycho-physical phenomena. Death is merely the temporary end of a temporary phenomenon. 

Just as the arising of a physical state is conditioned by a preceding state as its cause, so the appearance of psychophysical phenomena is conditioned by causes anterior to its birth. As the process of one life-span is possible without a permanent entity passing from one thought-moment to another, so a series of life-processes is possible without an immortal soul to transmigrate from one existence to another.

Buddhism does not totally deny the existence of a personality in an empirical sense. It only attempts to show that it does not exist in an ultimate sense. The Buddhist philosophical term for an individual is Santana, i.e., a flux or a continuity. It includes the mental and physical elements as well. The Kammic force of each individual binds the elements together. This uninterrupted flux or continuity of psychophysical phenomenon, which is conditioned by Kamma, and not limited only to the present life, but having its source in the beginningless past and its continuation in the future – is the Buddhist substitute for the permanent ego or the immortal soul of other religions.
 
Người dịch: Hòa thượng Thích Trí Chơn
Theo: Buddhism in a Nutshell
Nguồn: quangduc.com