Chính giữa là khu nhà 5 gian bằng gỗ lim đặc trưng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, được chính chủ nhân chuyển nguyên bản từ Nam Định về.
Tiếp đó là ngôi nhà sàn của người Mường ở Hoà Bình. Khu ở của gia đình hoạ sĩ là ngôi nhà cổ năm gian hai chái bằng gỗ lim rộng 120 mét vuông, mang đậm dấu ấn của làng quê xưa.
Việt Phủ Thành Chương còn có một tháp nước trung tâm cao 25 mét, được xây dựng theo kiến trúc chùa Dâu. Một trong những điểm nhấn cơ bản trong quần thể kiến trúc này là nhà nghỉ chân bên ao cá được làm bằng gỗ, lợp cói khô.
Đó là lời giới thiệu về Việt Phủ Thành Chương, tôi không muốn bình luận hay viết gì thêm mà muốn chuyển sự cảm nhận đến độc giả bằng những hình ảnh đã ghi nhận được về Việt Phủ.
Bởi qua hình ảnh, độc giả cũng đã phần nào cảm nhận được Việt Phủ như một “tác phẩm bằng tranh” hết sức sinh động mà người chủ của Việt Phủ – hoạ sĩ Thành Chương đã dày công sắp đặt, vun dựng.
Đây cũng là điểm đến hết sức nổi tiếng trong nhiều năm qua trên địa bàn Thủ đô, xin chia sẻ cùng bạn đọc:
Kiến trúc độc đáo là một trong những điểm nhấn của Việt Phủ |
Nhà Long Đình phục vụ biểu diễn rối nước.
|
Nhiều tượng, đồ vật cổ có giá trị được trưng bày tại nhà sàn của người Mường |
Nhà giếng cổ
|
Chum, vại sành quen thuộc của vùng thôn quê |
Cổng Chăm
|
Tháp Sơn Tĩnh
|
Nhà tranh vách đất được làm như thật |
Vườn tượng đá cổ
|
Nhiều đồ dùng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân được trưng bày trong Việt Phủ |
Lầu Mạc Hương |