Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Video: Một góc tâm linh Hà Nội

Video: Một góc tâm linh Hà Nội

91

Chùa Trấn Quốc


Chùa Trấn Quốc nằm ở phía Nam Hồ Tây, trên đường Cổ Ngư, tức là đường Thanh Niên hiện nay, thuộc quận Ba Đình. Tương truyền chùa được dựng từ thời Lý Nam Đế, trong khoảng từ năm 541 – 547, tại thôn Yên Hoa, bên bờ sông Hồng và có tên đầu tiên là Khai Quốc.


Năm 1615, chùa được dời đến đảo Cá Vàng, vị trí hiện nay, cũng là vị trí của cung Thuý Hoa, thời Lý, và của điện Hàn Nguyên, thời Trần. Đến thời Lê Hy Tông, trong khoảng 1675 – 1705, chùa được đổi tên là Trấn Quốc. Và dù rằng năm 1824, vua Thiệu Trị đổi tên chùa lần nữa, trở thành Trấn Bắc nhưng mọi người vẫn quen gọi là chùa Trấn Quốc cho đến ngày nay.


Trấn Quốc là 1 trong các ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, theo phái Đại Thừa. Chùa được dựng theo lối kiến trúc đình chùa tiêu biểu của miền Bắc vào thời Lý với nhiều lớp nhà, với mỗi lớp nhà là một gian thờ cúng khác nhau. Cho đến ngày nay, chùa vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như tượng, bia.


Trấn Quốc không chỉ là góc tâm linh của người dân thủ đô mà còn là 1 trong các điểm tham quan của du khách. Không hẹn mà gặp, hầu như mỗi ngày các đòan khách Á, Âu đều ghé viếng chùa, dù rằng có người không theo Phật Giáo, họ vẫn ghé qua, để viếng thăm ngôi chùa cổ nhất thủ đô, để chiêm ngưỡng 1 công trình tín ngưỡng với vẻ đẹp thanh bình tĩnh lặng nằm yên ả bên bờ Hồ Tây.


Chùa Quán Sứ


Chùa Quán Sứ được dựng vào đời vua Lê Trung Hưng trên nền của tòa sứ quán được dựng trước đó, vào đời vua Trần Dụ Tông. Cũng vì vậy mà chùa được gọi tên là chùa Quán Sứ. Kiến trúc ban đầu, chùa gồm 3 gian nhà ngói, thờ Phật. Trải qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc hiện tại của chùa gồm có…


Tam quan và gác chuông. Thật ra 2 công trình này là một. Khách viếng chùa phải đi qua cổng Tam Quan. Tức là “Không quan” – vạn vật đều không có tính thực, thực tướng mà mang tính Không. “Giả quan” – vạn vật biến hóa không ngừng luôn mang tính Giả. “Trung quan” – vạn vật luôn tồn tại dưới 2 dạng “Không” và “Giả” là đường chính đi đến với Phật.
Chính điện được xây theo hình chữ Công trong Hán tự. Đây cũng là kiểu xây cất đền chùa phổ biến. Chính điện gồm có Tiền đường và Thượng điện. Thượng điện gồm có 4 lớp thờ, đó là:
 
Tam thế và Văn Thù Bồ Tát – Phổ Hiền Bồ Tát,…
Tây Phương Tam Thánh hay còn gọi là Di Đà Tam Tôn…
Phật Thích Ca và Ngày Ca Diếp, Ngài A Nan Đà….
Thích Ca Cửu Long


Hiện nay chùa Quán Sứ là trụ sở của Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nơi cử hành Quốc lễ Phật Đản và cũng là nơi đón tiếp các phái đoàn Phật Giáo quốc tế đến viếng thăm.


Chùa Láng


Tương truyền, vào thời nhà Lý, thiền sư Từ Đạo Hạnh, sau khi viên tịch, đã đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu – em trai vua Lý Nhân Tông. Vua không có con nối dõi, vì vậy đã truyền ngôi cho chính người con trai đó của Sùng Hiền Hầu. Vị vua đó là Lý Thần Tông. Do sự tích đó mà vua Lý Anh Tông – con của vua Lý Thần Tông đã cho xây cất Chiêu Hiền tự, còn gọi là chùa Láng, để thờ vua cha Lý Thần Tông và tiền thân của ông là thiền sư Từ Đạo Hạnh.


Chùa Láng, tức Chiêu Hiền tự không chỉ có dấu ấn về lịch sử mà còn có cảnh quan đặc biệt với không gian rộng thoáng. Từng góc nhỏ tại đây, tuy cổ kính và như chìm trong không gian tĩnh lặng nhưng không thiếu sự sống động kỳ lạ. Có lẽ vì vậy mà ngày nay, ngoài những ngày lễ, ngày rằm có đông đảo khách đến dâng lễ, viếng chùa, hầu hết thời gian còn lại trong năm, chùa Láng là nơi rất đỗi thân thiết của sinh viên.


Dường như không gian thanh tĩnh, thoáng đẹp của ngôi chùa làm cho mọi bài học trở nên dễ nhớ hơn. Và những góc rêu phong cổ kính của ngôi chùa cũng là đề tài thú vị để sinh viên mỹ thuật, kiến trúc tha hồ sáng tác…