Trang chủ Tuổi trẻ Gia đình Phật tử Vị sư trẻ và ngôi chùa quê

Vị sư trẻ và ngôi chùa quê

88
Suối Rao – 1 trong 3 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có về đây chúng ta mới thấy được cái nghèo còn hằn sâu trên những khuôn mặt của bà con. Nghèo, nhưng tình cảm vô cùng chân chất, như hương lúa vụ Đông Xuân trên những cánh đồng bậc thang đang thì con gái, như nét chân chất của bà con khi tự nguyện làm “người vận chuyển” cho những trại sinh mới lần đầu biết đến Châu Đức.

7h30 sáng chúng tôi có mặt tại ngã ba Xuân Sơn – Suối Rao – Đá Bạc – Bình Ba sau hơn 65km đường khởi hành từ vùng biên địa giáp giới Bình Thuận. Con đường băng qua những vườn cao su đang mùa thay lá, ngoằn nghèo uốn lượn quanh co trong vùng Xuyên Mộc. Thác Hoà Bình khô khốc trơ trọi sõi đá giữa mùa trăm hoa vươn mình đón nắng xuân. Cung đường quanh co như đèo Preint mùa dã quỳ khoe sắc. Đường khá xấu, nỗi lo hư xe dọc đường khi suốt 12km không có bóng dáng ngôi nhà nào cả.

May mắn thay chúng tôi an toàn đến Trung tâm xã mà không gặp trở ngại gì. Chỉ có những thùng kinh sách mà Đại đức Thích Tâm Phương, Trưởng Ban trị sự GHPGVN Huyện A Lưới và Ni sư Thích Nữ Diệu Chỉ gởi về hơi xộc xệch. Bắt đầu “Con đường bão táp” như cách nói của một thanh niên khi chúng tôi tạm dừng để kiếm ly café sáng. Chắc e ngại chúng tôi sẽ lạc tay lái khi không quen đường lỗm nhỗm đá sõi nên anh tình nguyện chở dùm chúng tôi 2 thùng kinh và làm người hướng dẫn. May thật, chưa tới 3km mà tay tôi tê rần khi chú ngựa sắt nhảy chồm chồm và chắc rằng chiếu theo luật giao thông chúng tôi sẽ “sạt nghiệp” khi thường xuyên “lấn tuyến”.

Chánh Giác – Ngôi chùa mới xuất hiện ở vùng này mới hơn 2 năm. Hai năm tiếp bước 10 năm gầy dựng. Vào những tháng ngày cuối thập niên 90 của thế kỷ trước Tỳ Kheo Thích Vĩnh Tường (Hiện trú trì chùa Hộ Lệnh – Thái Nguyên) trong bước vân du nhận thấy nơi biên địa này vùng đất còn hoang sơ, Phật Pháp chưa hiện diện trong tâm trí người dân.

Chính cái bản thể nguyên sơ là mảnh đất màu mỡ để hạt giống bồ đề nảy mầm, để chủng tử Phật đà ươm hoa kết hạt. 2 héc ta dọc theo triền sông Ray được Đại Đức chọn làm nơi dừng chân giữa một vùng mà hầu như là dân tộc ít người Châu Ro sinh sống. Thời gian trôi qua, vết tích 10 năm khắc nghiệt in đậm trên Thiền viên khi những ấu trĩ của một thời ngăn bước chân người hoá đạo. Cỏ dại ngút ngàn, cây cối teo tóp, gắng gượng chờ đợi xuân qua – thu lại.

 

Hoà thượng Thích Trừng Diệu Trưởng ban trị sự PG huyện Châu Đức chứng minh Lễ khai mạc
(Cùng Đại đức Trưởng ban HDPT tỉnh, Đại đức Thư ký BTS huyện và anh Phó Ban HD Trung Ương)

Sư cô trú trì cùng các chị Phó Ban, Uỷ viên ngành Nữ BHD Tỉnh

Giờ học Lý tưởng người Huynh Trưởng

Trại sinh A Dục

Ban Quản trại cùng thầy Trưởng Ban HDPT Tỉnh

Giờ giao lưu

 
Rồi như bừng tỉnh, sau cơn mưa trời lại sáng. Mảnh đất xưa giờ này trở thành “Đất lành” cho những đàn chim tụ hội. Vùng Suối Rao trở thành điểm dừng chân của người con Việt trên bước đường lưu lạc tìm lại quê hương thứ 2 của mình. Ông Phạm Xuân Núi – Chủ tịch UBND xã tâm sự : “Anh thấy đấy, xã đặc biệt khó khăn đã nói lên tất cả. Chúng tôi cũng thường ray rứt khi nhìn người dân của mình. Nhưng cái được lớn nhất ở đây là Tình làng – Nghĩa xóm. Dù đã qua thiên niên kỹ mới nhưng tình cảm xóm giềng chưa hề phai lạt. Chúng tôi mừng khi bà con nơi này có chổ tu học đúng chánh Pháp. Đừng như những đầu óc hiểu chưa tới nơi, tới chốn và có những nhận định sai lầm”

Năm 2011, nhân duyên đầy đủ sau khi hoàn thành chương trình Cao cấp Phật học sau 20 năm thí phát và tòng chúng, Sư cô Thích Nữ Chơn Đăng quyết định “nhập thế” và tiếp bước ước nguyện của người anh năm nào khi quyết định về đây trong tâm niệm “Chánh Giác”. Mảnh đất năm xưa gió lộng bốn bề trong mái ngói đã rệu rã. Đúng như từ “phương trượng” chỉ vừa đủ 1 trượng vuông che mưa che nắng trong một khu nhà không vách. Đêm giữa rừng núi gió lộng tứ bề, sương giăng kín nẽo như thử thách định lực người nhập thế. Cuối năm 2011 công cuộc khởi tạo chánh điện bắt đầu để có chổ cho bà con đến với đạo Pháp.

Dấu ấn còn in đậm trên bộ rui mè của chánh điện, trên những đòn tay, cột kèo mối ăn lỗ chỗ. Tháng 6/2012 sau thời gian theo dõi, Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quyết định chấp thuận ngôi chùa và vị sư trẻ trực thuộc hệ thống sau thời gian thử thách. Kể từ đó công cuộc kiến thiết tòng lâm được khởi đầu ở một nơi mà “ăn no mặc ấm” vô cùng gian khó. Tuy nhiên hàng đêm vẫn có hơn 100 Phật tử thường xuyên đến chùa bái sám. Và cứ mỗi tuần trăng là 2 kỳ Bát quan trai và Tịnh độ An Lạc với hơn 200 Phật tử khắp nơi về tham dự. Thuận thế cho bà con nơi này nhằm ươm mầm Thích tử, khoá tu Bát Quan trai tuy vẫn thực hiện đủ thời khắc 1 ngày đêm, nhưng đến 18h30 Giới tử được về nhà và tiếp tục giử giới để đến 6h sáng hôm sau đối trước Phật tổ nơi những bàn thờ đơn sơ tại gia xin xã giới.

2 năm với bao nhiêu Phật sự đi qua ngôi chùa nghèo, vị sư cô ngày nào vẫn thực hiện công việc Quản Tự mà Ban Trị Sự giao phó, những khó khăn còn ẩn hiện quanh tòng lâm nhưng nét hoan hỹ vẫn hiện trên khuôn mặt hòa ái. Hơn 2km đường từ con lộ Liên xã vào chùa được vị sư thực hiện theo tâm niệm “Thiết thực phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Dù chưa phẳng, dù bụi mịt mù nhưng như lời người dẫn đường: chúng tôi đở khổ nhiều hơn khi con đường hoàn thành. Trước đây xe chúng tôi phải tháo vè mới đi nỗi khi bùn nhão nhoẹt bám đầy. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng 6 tháng cam go đi xin từng viên đá…. May mắn thay người anh trai của cô Tỳ Kheo Thích Vĩnh Tường vẫn theo dõi bước chân người em gái để rồi xuất hiện đúng thời điểm.

Chúng tôi đến chùa, hơn 150 trại sinh và thành viên Ban quản trại Liên trại A Dục VI – Lộc Uyển IX đã tụ họp đầy đủ. Những mầm mống tương lai của Đạo Pháp rạng ngời trong nắng mai cạnh những cánh mai vàng nở muộn sau mùa lạnh. Các em có biết chăng: đằng sau nét hoan hỹ của vị sư trẻ, đừng sau lời sách tấn trong tiếng gió rì rào qua thác, đằng sau lời chúc tết và những bửa ăn khuya là những trĩu nặng trên vai “Người Hoằng Pháp” ở một vùng quê nghèo.