Trang chủ Quốc tế Về sông Trường Hà, thăm chùa Ngũ Tháp

Về sông Trường Hà, thăm chùa Ngũ Tháp

64

Con sông lịch sử “Cao Lương” nay khác nhiều bởi các công trình kiến trúc được xây dựng mới trên hai bờ sông, song người ta vẫn cảm thấy nơi đây sự cổ kính đến yên ả huyền bí lạ kỳ, mà trước kia hàng trăm cổ nhân soi mình với dòng sông này du ngọan sau những tháng ngày chiến chinh mệt mỏi. Đây là con sông cổ đã có lịch sử hơn 700 năm, mang đậm sắc màu Hoàng Gia của hai triều đại Minh và Thanh. Vua Càn Long và Từ Hy Thái hậu đi thuyền trên con sông này du ngoạn và đi chùa lễ phật, cầu cho quốc thái dân an.


Trong bài này chúng tôi giới thiệu ngôi chùa có lịch sử lâu đời, nơi vua Càn Long và Từ Hy thái hậu thường xuyên đến cầu phúc cho thân tộc của mình, đó chính là chùa Ngũ Tháp.


Chùa Ngũ Tháp (còn gọi là chùa “Chân Giác”) được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc (năm 1403-1424) đời Nhà Minh. Nguyên liệu kiến trúc xây dựng chùa Ngũ Tháp (còn gọi là “Kim cương bảo tọa tháp”) là gạch và đá xanh, ngoại hình kiến trúc của chùa chia làm hai phần: phần dưới và phần trên, phần dưới là bảo tọa, cao 7.70 mét; phần trên là ngũ tháp, một tháp lớn ở giữa, cao khoảng 8 mét, bốn góc mỗi góc là một tháp nhỏ. Phía nam của tháp có khắc một đôi chân Phật, bên cạnh đôi chân Phật có khắc các loại hoa văn như hoa sen, bát bảo v.v. Xung quanh tháp có khắc hình các tượng Phật ngũ phương, tổng cộng 1561 tượng phật. Phật ngũ phương đại diện cho Phúc, Lộc, Thọ, Hỹ, Tài, phù hộ ngũ phương chúng sinh. Phong cảnh và cây cối trong chùa thay đổi và thể hiện bốn mùa rõ rệt, tạo cho du khách có những cảm nhận khác nhau sau mỗi lần đến viếng chùa. Trước chùa là 2 cây Ngân Hạnh có đến hàng trăm năm tuổi, có một cây đực và một cây cái tao nên sư hài hòa, cân bằng âm dương theo cách nhìn và quan niệm văn hóa của người Trung Quốc.


Chùa Ngũ Tháp là kết tinh của nghệ thuật phật giáo với văn hóa dân tộc Trung Hoa, vừa có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, vừa có giá trị về mặt khoa học, là nơi lý tưởng đối với những ai thích nghiên cứu về phật giáo. Từ tháng 10 năm 1982, Chùa chính thức mở cửa cho du khách tham quan và lễ phật. Hiện nay “Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc đá” cũng nằm trong khu khuôn viên của chùa.


DSC00023.jpg picture by beijing_20071


 


DSC00019.jpg picture by beijing_20071


DSC09863.jpg picture by beijing_20071


DSC09894.jpg picture by beijing_20071



DSC09868.jpg picture by beijing_20071


DSC09869.jpg picture by beijing_20071


DSC09875.jpg picture by beijing_20071


DSC09877.jpg picture by beijing_20071


DSC09887.jpg picture by beijing_20071


DSC09898.jpg picture by beijing_20071


DSC09901.jpg picture by beijing_20071


DSC09902.jpg picture by beijing_20071


DSC09903.jpg picture by beijing_20071


DSC09904.jpg picture by beijing_20071


DSC09905.jpg picture by beijing_20071


DSC09924.jpg picture by beijing_20071


 


DSC09927.jpg picture by beijing_20071


DSC09934.jpg picture by beijing_20071


DSC09936.jpg picture by beijing_20071


DSC09937.jpg picture by beijing_20071


DSC09938.jpg picture by beijing_20071


DSC09940.jpg picture by beijing_20071


DSC09945.jpg picture by beijing_20071


DSC09961.jpg picture by beijing_20071


DSC09966.jpg picture by beijing_20071


DSC09968.jpg picture by beijing_20071


DSC09972.jpg picture by beijing_20071


DSC09944.jpg picture by beijing_20071




DSC09962.jpg picture by beijing_20071



DSC09963.jpg picture by beijing_20071