Trang chủ Văn hóa Nghi lễ Vào chùa xem “Lục cúng hoa đăng”

Vào chùa xem “Lục cúng hoa đăng”

107

Đến đời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng giao cho bộ Lễ sắp xếp hoàn chỉnh lại điệu múa Lục cúng ngoài dân gian thành điệu “Lục cúng hoa đăng” trong cung đình để dùng trong các dịp đại lễ trong triều đình.


Khi nhã nhạc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, trước đó Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã dựng lại được điệu múa “Lục cúng hoa đăng” tưởng như đã thất truyền. Thời gian vừa qua, chùa Yên Tử đã cử một đoàn vũ sinh vào Huế để học điệu “Lục cúng hoa đăng” nhằm mục đích bảo tồn và biểu diễn tại lễ hội Yên Tử năm nay.









h
Trước năm 1975 nghệ sĩ ca Huế Thanh Tâm thuộc biên chế của đoàn Ba vũ cổ nhạc của Hoàng thái hậu Từ Cung, thân mẫu của vua Bảo Đại dựng nên nhằm bảo tồn và duy trì nhạc lễ và các vũ khúc cung đình của triều Nguyễn. Bản thân là vũ sinh của đội múa khi xưa đã từng đi múa Lục cúng rất nhiều lần mỗi dịp khánh tiết.



Nhà chùa Yên Tử đã mời nghệ sĩ Thanh Tâm ra Hà Nội trong những ngày cuối tháng 11 này để dựng, sửa và hoàn chỉnh lại các động tác cũng như dạy hát cho đoàn vũ sinh của nhà chùa. Hiện giờ, việc phục dựng điệu múa “Lục cúng hoa đăng” đã sắp hoàn thành, hàng ngày đội vũ sinh của nhà chùa vẫn tập đều đặn tại Tổ đình Phúc Khánh – Hà Nội, sau khi phục dựng thành công về mặt vũ đạo nhà chùa sẽ tiến hành tiếp tục khôi phục lại trang phục theo sự mô tả của nghệ sĩ Thanh Tâm sao cho giữ đúng lại được tất cả giá trị nghệ thuật điệu múa “Lục cúng hoa đăng” của triều đình nhà Nguyễn khi xưa. Điệu múa “Lục cúng hoa đăng” sắp tới sẽ được sử dụng trong các ngày lễ của khu di tích danh thắng Yên Tử.





PV ghi lại hình ảnh về những buổi tập “Lục cúng hoa đăng” tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh) và Tổ đình Phúc Khánh (Hà Nội): 


 









Các vũ sinh của Chùa Yên Tử đang tập tại Nhà hát ca kịch Huế với những hoa đăng có thắp nến.


Dong lai


Nghệ sĩ Thanh Nga (Nhà hát ca kịch Huế) đang hướng dẫn điệu múa Lục cúng Hoa Đăng.


Dong lai


Nam nghệ sĩ trẻ của Nhà hát ca kịch Huế rất tận tình với các vũ sinh của Nhà chùa.


Dong lai


Để thực hiện được điệu mùa này các vũ sinh phải khổ công hàng tháng trời.


Dong lai


Từng động tác được nghệ sĩ Thanh Nga chỉ bảo cặn kẽ.


Dong lai


Điệu múa này phải đòi hỏi người học rất tập trung.


Dong lai


Trong từng động tác nếu không chuẩn xác hoa đăng có thể bắt lửa bất cứ lúc nào.



Dong lai


Nghệ sĩ Thanh Tâm đã từng là vũ sinh thuộc đoàn Ba vũ cổ nhạc của Hoàng thái hậu Từ cung – thân mẫu của vua Bảo Đại nên bà rất kỹ trong từng động tác sao cho đúng với điệu múa cổ.


Dong lai


Dong lai


Dong lai


Dong lai


Việc tiếp thu và học hỏi nghệ thuật Phật giáo miền Trung, ở đây là điệu lục cúng hoa đăng là cần thiết nhằm đa dạng hóa nghi lễ Phật giáo. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy nghi lễ của Phật giáo miền Bắc cũng cần được coi trọng.