Trang chủ Đời sống Vấn nạn chùa Thanh Lương (Phú Yên) – Nhìn từ nhiều phía

Vấn nạn chùa Thanh Lương (Phú Yên) – Nhìn từ nhiều phía

117

                           “Trường đồ tri mã lực
                             Cửu xử thức Hiền Nhân”
                            (Đường dài mới biết ngựa hay
                             Ở lâu mới biết ai người Hiền Nhân)

Bởi vì đây là bộ kinh gói gọn trong phương pháp xử thế mà xưa kia đức Thế Tôn đã ân cần khuyến hóa cho các vị quốc vương, hàng đệ tử và đặc biệt cư sĩ Tu Đạt.

Giá trị và ý nghĩa của bộ kinh này luôn là bài học ngàn vàng cho nhân thế, đặc biệt với con nhà Phật  đang sống , tu học cùng nhau trên mảnh đất đời người chật hẹp nhưng có vô vàn hiểm họa rình rập từng ngày.

Vì thế, trong nhiều giới luật Phật chế, có rất nhiều những định thể chặt chẽ, ràng buộc như thể là thức ăn nuôi sống cho thân mạng này, để chư hành giả biết nương tựa vào nhau mà sống, mà tu học tinh tấn.

Đức Phật  nói rằng kết bạn có bốn thứ: một là kết bạn như hoa; hai là kết bạn như cân; ba là kết bạn như núi và bốn là kết bạn như đất.

Với hai tiêu chí đầu, đó là  bản chất  thường trực của thế gian đầy ô hợp và mưu toan, tính lợi hại thiệt hơn và dựa dẫm với nhau khi có lợi, quay lưng phản mặt lúc lâm nguy. Hoa: khi héo tàn vứt bỏ, khinh rẻ nhau. Cân: nghiêng về bên nặng. Khác với hai tiêu chí tiếp theo; Núi: Ngọn núi vàng chỉ để dành cho muôn thú tề tựu tiếp thêm sắc vàng rực rỡ, khi sang thì cùng sang với nhau, khi vui thì vui với nhau. Đất: tất cả mọi vật đều từ đất mà ra, làm bạn để nuôi dưỡng, ủng hộ nhau ân hậu không bội bạc.

Nhìn từ những điểm chính yếu đó của Kinh Hiền Nhân, chúng ta dễ dàng nhận ra các diễn biến chung quanh mình trong cuộc sống và trong tu học. Bước lên cao nữa là mục đích hóa đạo và phát triển mạng mạch Phật pháp.

Trong một tổ chức, tất phải có chức vị, có chức vị phải có quyền hạn nhất định. Nếu chức vị và quyền hạn ấy rơi vào những tư tưởng cực đoan, kém đức thiếu tài thì chỉ làm tổn hại hình ảnh Phật giáo, làm méo mó hình ảnh, công hạnh cao đẹp của chư tăng ni vốn luôn được kính trọng.

Tất nhiên về lâu dài sẽ trở thành thảm trạng, gây khổ lụy tràn lan. Một ngôi chùa, một vị tăng ni bị bách hại, nếu không là thành phần thuộc tiêu chí kết bạn như NÚI, kết bạn như ĐẤT thì cũng sẽ là loại bạn như HOA, như CÂN. Chính những thành phần này vô tình hay hữu ý tiếp tay cho cái xấu được tồn tại và phát triển ngay trên mảnh đất nó được sinh ra.

Vì thế sẽ chẳng có chi ngạc nhiên khi có ai đó nói rằng cái vụ chùa A chùa Z đó những tưởng đã im rồi mà sao bây giờ lại dậy sóng, rất bực mình?

Mình đứng phía ngoài mà còn biết bực mình như thế thì Phật tử và vị trụ trí nơi đó, tức những người là nạn nhân đang phải hứng chịu trực tiếp thảm họa ấy, thì người ta còn khổ sở và bực mình biết bao nhiêu.

Thật ra, với  những mưu đồ xấu, trong tâm tư người chủ mưu sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, lúc nhặt lúc khoan và có lúc tưởng như …im lặng! Đây là cách nhìn từ  phía ngoài không sai. Kỳ thật, cái mưu đồ ấy luôn gây khổ sở cầm canh, thường trực cho nạn nhân.

Thử nghĩ đi, những tác động ấy làm ngưng trệ công việc tu học ở một ngôi chùa, tăng ni nơi ấy và nhất là làm lực cản bằng quyền uy, gây hoang mang cho cộng đồng Phật tử, làm bước phát triển mạng mạch Phật đạo nơi ầy bị khúc khỉu gập gềnh, sẽ là tội gì trong Luật Tứ Phần Giới Bổn? Như thế có còn xứng đáng là một trưởng tử Như Lai hay người thể hiện quyền uy lãnh đạo cao nhất của Phật giáo sở tại.

Với cách nhìn  hai bên, là bạn bè với nhau (như ĐẤT và như NÚI), cùng chia ngọt xẻ bùi, cùng chia hưởng niềm vui, thấy sai phải biết nhìn nhận, nghe sai phài biết lên tiếng và biết sai phải tới nơi để  tường tận sự việc. Từ đó  bào vệ nhau muôn đời vẫn là gương tốt cho hậu tấn.

Ông Bà ta ngày xưa viết ra vở chèo Quan Âm Thị Kính quả thật chí lý khi bày ra cảnh quan viên làng nước xửa vụ Thị Kính “chửa hoang”. Khán giả sẽ cười mà cười ra nước mắt khi nhận ra sự thâm túy khi mà các vị quan làng xử án toàn là Hương Câm, Đồ Điếc, Quan Què!

Ở đây không chuyện miệt thị người khuyết tật, bởi lẽ khi chúng ta đặt câu hỏi và tự trả lời rằng Quan làng gì toàn là như vậy. Hết sức vô lý. Sẽ không vô lý chút nào đâu, bởi vì mấy anh quan này biết nỗi oan vô lý của Thị Kính mà không đến nơi tìm hiểu cặn kẽ, nên QUÈ. Thấy nỗi oan sờ sờ ra đó mà làm ngơ nên ĐUI. Nghe tiếng kêu than oan ức mà không chịu lắng nghe lẽ phải nên ĐIẾC. Biết việc sai trái mà không lên tiếng bảo vệ nên CÂM. Tất cả cộng lại nên mới có nỗi oan Thị Kính là vậy.

Nhìn từ phía sau lưng, là một trưởng tử Như Lai, hay đang có trách nhiệm lo sóc phần tâm linh hoặc phát triển mạng mạch Phật đạo tại nơi trú xứ, thấy vị tăng ni hay một ngôi chùa nào đấy phát triển, hóa đạo thành công sẽ là niềm vui cộng hưởng to lớn nhất cho đời sống đạo hạnh của một bậc xuất gia; nếu không trực tiếp góp phần ủng hộ cho nơi ấy thêm sức mạnh thì một tiếng nói, một hành động vừa phải cũng giúp nâng cao giá trị thật của mình. Chưa nói đến khi gặp hữu sự, việc cùng nhau san sẻ, gánh vác không nằm trong tính đố kỵ cũng sẽ là thước đo giá trị của chính mình.

Đọc lại tiểu thuyết Phật giáo bất hủ Thoát Vòng Tục Lụy của Ngài Tinh Vân, đoạn  Ngọc Lâm chỉ vào mặt Tiểu Mã mà thẳng thừng rằng “Ngươi luôn tự hào về đức Khổng Phu Tử, mà lại quên ở Khổng tử có ba điếu khó học để đến nỗi thầy Tăng Tử phải thầm khen. Đó là: Thấy người ta có môt điều phải mà mình phải bỏ đi trăm điều trái của họ, đó là mình dễ hòa nhập. Thứ hai, thấy người ta có điều gì phải thì mình vui vẻ xem như là của mình, đó là không ghen tỵ. Thứ ba,  Nghe người ta làm điều gì phải thì mình nhất quyết làm theo, đó là mình chịu khó thực hành”.

Câu chuyện về con chim game Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gần đây vẫn luôn lòng chúng ta nhức nhối khi kết cục của nó là một cái chết đáng buồn nhất trong làng giải trí công nghệ. Chính cái “Thói Tiểu Nông Đã Giết Chết Flappy Bird”  như tác giả Quan Thế Dân viết trên Vnexprebs.Trong đó có những đoạn làm nhức nhối  tâm tư “Họ sợ không dám rời xa cái ao làng của mình, cho dù cơ hội làm ăn ở ngoài kia rất lớn…Chúng ta sợ một thương hiệu Flappy Bird cả thế giới biết đến…mà chúng ta lại vứt đi, rồi tự khen là nhân văn, nhân bản. Thật “sến” hết chổ nói…Nhưng thôi, tất cả đã qua đi rồi. Con chim Flappy Bird là một sản phẫm công nghệ cao, không thể bay trên một đất nước  công nghiệp lạc hậu được…”

Chuyện ganh tị, trâu cột ghét trâu ăn hay thói dựa dẫm, nhu nhược và ỷ lại tưởng đâu chỉ có ở ngoài tường rào của các ngôi tự viện, đã khiến không ít  người nhẩm lẫn thốt lên  không biết nó xuất phát từ đâu  trước. Nhưng sẽ cay đắng hơn  và thấm thía nhiều hơn của một du học sinh Nhật Bổn, trong 4 năm ở nước Việt Nam với câu chuyện Việt Nam nhà giàu- và những đứa con chưa ngoan”, trong đó  sau khi nhận định và so sánh hai nền  văn hóa hai nước Nhật-Việt, cô viết mấy câu “Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã nói sai điều tôi nói. Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học…người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không con chim Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn…”

Đúng như vậy, ngoài hệ lụy của luật nhân quả, chính những tính xấu của hai loại bạn trên sẽ chỉ sống được trên vũng ao nhà do chính mình tung hoành mà có, vượt ra khỏi đó là chuyện không thể có. Cho nên ngưới hàng xóm có lâm nạn thì cũng là chuyện của hàng xóm, dù cùng mang một màu sắc vàng như nhau. Một tiếng nói để bảo vệ nhau, một hành động dù nhỏ nhất  cũng sẽ rất khó vì vũng ao nhà chỉ có bấy nhiêu độ sâu đó mà thôi. Tù đọng hay có ô nhiễm ra sao vẫn sống và sống muôn đời là vậy.

Và nhìn phía trước mặt: Một đoạn đường dài sương mù che khuất lối.

Dương Như Tâm

1) Hòa Thượng Thích Hành Trụ cũng là người làng Phương Lưu, Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.