Trang chủ Văn hóa Giới thiệu sách Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam ra số đặc biệt kính mừng...

Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam ra số đặc biệt kính mừng Phật đản

160

Quý độc giả thân mến,

Thời gian vừa qua, người dân trên thế giới đã chứng kiến những diễn biến kinh hoàng của động đất, sóng thần tại Nhật Bản và tình hình bất ổn xã hội tại các nước Bắc Phi. Người Phật tử đón nhận thông tin đó với tâm trạng lo lắng và suy tư nhiều hơn về cuộc sống qua những lời dạy của Đức Phật.

Trong sự liên đới đó, vui thay ước mong của người Phật tử về một cuộc sống an vui hơn không hề là đơn lẻ. Chào đón mùa Phật đản đang về trên khắp hành tinh xanh, ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki-moon đã gửi tới người Phật tử bức thông điệp với lời khẳng định: “Giáo lý rộng sâu của Đức Phật có thể định hướng cho những nỗ lực giải quyết các vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới ngày nay. Lời huấn thị của Ngài chống lại ba thứ độc hại là tham lam, sân hận và si mê. Lời huấn thị ấy có thể khơi dậy những cuộc hội đàm đa phương về sự đói kém đang ảnh hưởng đến gần một tỷ người trong thế giới giàu có, về sự bạo lực đầy thú tinh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm, và về sự tàn phá một trường một cách vô tội vạ gây nguy hại cho ngôi nhà duy nhất mà chúng ta đang sống”.

Văn hoá đa dạng, hệ thống các giá trị xã hội và những chuẩn mực đạo đức Phật giáo luôn góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nhân loại. Sự hòa hợp, hòa giải, tình thương yêu sẽ là nhân tố thúc đẩy xã hội tìm đến những tương quan mật thiết rộng lớn hơn.

Cùng với sự vui mừng khi chuyển tải thông điệp đó, VHPGVN xin giới thiệu đến quý độc giả Chuyên đề “Dạy con”, nói về cuộc tranh luận chung quanh bài báo “Tại sao các bà mẹ Trung Hoa là ưu việt?” của bà Amy Chua, Giáo sư khoa Luật tại Đại học Yale. Bài báo này được nhắc đến như một ‘trận bão’ phản hồi chưa từng có trong vòng 100 năm qua trên tờ Wall Street Journal.

Hy vọng độc giả sẽ tìm được những gợi mở có ý nghĩa thông qua những nội dung phong phú trong ấn phẩm đặc biệt này!

Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam

Trong số này

VĂN HÓA:
1. Đức Phật Thích Ca Việt Nam – Cư sĩ Đinh Thế Hinh
2. Ngôi chùa trong đời sống cộng đồng – Bùi Hữu Dược (Vụ trưởng Vụ Phật giáo)
3. Nghĩ về Thiền (Di cảo TCS) – Trịnh Công Sơn
4. Tâm sinh – Phật sinh – Thích Thanh Thắng
5. Cuộc đời Đức Phật Gotama qua nghệ thuật – GS Trần Phương Lan

CHUYÊN ĐỀ:
6. Giới thiệu chuyên đề “Dạy con” – VHPGVN (Nhân sự kiện một cuốn sách gây chấn động tại Mỹ, thử bàn về giáo dục Phật giáo)
7. Chiến ca của bà Mẹ hổ – Cao Thị Như Quỳnh
8. Tại sao các bà mẹ Trung Hoa giỏi hơn – Tô Diệu Lan dịch (Wall Street Journal, thứ bảy, ngày 8 tháng 1 năm 2011)
9. Thành đạt trong cuộc sống hơn thành công trong nhà trường (The Huffington Post, ngày 19 tháng 1 năm 2011) – Lê Lưu Diệu Đức
10. Mẹ hổ rút lui – Cao Thị Như Quỳnh dịch (The New York Times, ngày 14 tháng 1 năm 2011)
11. Đông hay Tây không có gì hoàn hảo – Tô Diệu Lan dịch (Beijing Review, ngày 24 tháng 2 năm 2011)
12. Vỗ tay và cười (Phỏng vấn GS Cao Huy Thuần về quan điểm giáo dục Phật giáo)

HÀNH TINH XANH:
13. Thanh thản theo bước chân trong trường thiền (Giới thiệu chùm ảnh đặc biệt về Phật giáo Myanmar) Đức Sơn, Nguyên Hải
14. Giữa đôi bờ Không Sắc – giọt cà phê – GS.TS Trần Văn Khê
15. Nghĩ về chuyện UNESCO vinh danh nghệ thuật ẩm thực Pháp – Cao Huy Hoá

LỐI SỐNG:
16. Sống Phật (Phỏng vấn nhà chính trị, nhà thơ Trần Việt Phương) – DN. Tạ Thị Ngọc Thảo
17. Hiểu nhau để cùng sống trong tình thương yêu –  Minh Nguyên
18. Tình yêu của cho và bản ngã của nhận – Ngô Trung Việt
19. Cúng hoa – Thích Nguyên Các
20. Hãy nói về đau khổ – Thiền sư Ajahn Chah

DI SẢN-TƯ LIỆU:
21. Một số Pháp bảo thời Chúa Nguyễn Phúc Chu – NNC. Phan Thuận An
22. Quốc tự Phật Tích – những điều cần thảo luận – NNC. Trần Đình Sơn

ĐIỂM SÁCH:
23. Trò chuyện với Thầy Thích Nhất Hạnh về cuốn sách Savor – Dạ Lai Hương
24. Đại học Humboldt 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam – PV

VĂN NGHỆ:
25. Phạm Công Thiện – Một phiến tài tình       
26. Mắt Kiếng – Truyện ngắn Vũ Lập Nhật

(Báo in 4 màu, 144 trang, khổ 23×29. Độc giả có thể đặt mua VHPGVN số đặc biệt qua số điện thoại (08) 39.555.872 – DĐ: 0907.413.688 hoặc qua Email: [email protected])