1. Bối cảnh chung về công cuộc chấn hưng Phật giáo từ năm 1930 đến 1945
Phật giáo những năm 30-45 đứng trước tình hình bị chìm lắng bởi nền văn minh khoa học sống động rực rỡ cuối TK 19 đầu TK 20 của Tây phương phát triển, trong khi đó đạo Phật cũng như các tôn giáo khác ở Á châu chỉ còn lại các hình thức lễ bái cổ truyền, còn phần tinh hoa cao quý của nó bị thời gian quên lãng. Nhưng sau cái loá mắt của những giây phút đầu tiếp xúc với ánh sáng lạ đó, người Á châu nhận thấy văn minh Tây Âu chưa hẳn đã toàn thiện, những nhà tư tưởng triết gia, lãnh đạo tôn giáo đạo đức… sau khi đã học được phương pháp suy luận, phân tích tìm tòi một cách có khoa học của Tây phương đã quay về đào xới, khám phá gia tài của ông cha để lại mà họ đã ruồng bỏ. Bên cạnh đó có những nhà bác học, khảo cổ học, nhân chủng học, đã tìm thấy rất nhiều những bằng chứng cụ thể nói lên giá trị chân thực của nền văn minh Á Đông mà đạo Phật đóng vai trò chính. Do đó đạo Phật được đặc biệt chú ý và càng đi sâu vào văn hoá Phật giáo, người ta lại càng ngạc nhiên vì tính chất thuần thiện cao khiết và trong sáng của nó. Từ đây một luồng sinh khí mới được thổi vào, đem lại cho người tín đồ Phật giáo nhiều phấn khởi và tin tưởng ở giáo lý cao siêu của đức Phật. Luồng sinh khí trên đã gây được một phong trào chấn hưng Phật giáo mỗi ngày một lan rộng ra khắp thế giới.
Trong số những học giả Phật giáo đầu tiên đã có sáng kiến xây dựng phong trào chấn hưng Phật giáo là ông Rayendrachilala. Ông căn cứ vào 144 loại kinh chữ phạn ở
Bên cạnh thành lập Phật học viện và các giảng đường truyền bá Phật Pháp thì nhiều Tạp chí Phật giáo của các nhóm nghiên cứu Phật học cũng được xuất bản ở khắp nơi để hoằng dương Phật pháp như Phật Học Tùng Báo, Hải Triều Âm, Cư Sĩ Lâm San, Tịnh Nghiệp Nguyệt San, Phật Giáo Tân Văn… được phát hành rộng rãi. Ngài Thái Hư pháp sư không chỉ chủ giảng tại Phật học viện Vũ Xương mà Ngài còn là chủ nhiệm tờ Hải Triều Âm, một tạp chí rất có giá trị trong việc xiển dương Phật pháp có ảnh hưởng và uy tín lớn không chỉ cho Phật giáo Trung Quốc mà cả cho Phật giáo các nước lân bang như Nhật Bản, Việt Nam và sang tận Âu Mỹ trong việc chấn hưng Phật giáo.
Noi gương thế giới và nhất là Trung Quốc, một phong trào chấn hưng Phật giáo đã nổi lên ở Việt
2. Báo chí Phật giáo ra đời thời kỳ 1930-1945
Khi nói đến báo chí Phật giáo, các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian những năm 30-45 làm khởi điểm, và giai đoạn này báo chí gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo vì giáo lý Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận rất sôi nổi. Có thể nói báo chí Phật giáo xuất hiện trong phong trào Duy Tân ra đời với những sĩ phu yêu nước như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh… và một loạt các sĩ phu yêu nước khác xiển dương cải cách Văn hoá và nền Quốc học nước nhà cũng là tiền đề góp phần thúc đẩy phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam”. Ta có thể nói rằng cụ Phan Châu Trinh là người tin tưởng nhiều nhất ở sự đóng góp của một nền Phật giáo phục hưng. Ông thường hô hào việc chấn hưng đạo Phật để hỗ trợ cho cách mạng. Sự tin tưởng của ông nơi Phật giáo không những bắt nguồn từ nhận thức về thời đại cực thịnh Lý – Trần mà còn ở sự nhận thức về khả năng duy tâm của một xã hội Phật giáo như quốc gia Nhật Bản”.
Trước năm 1930 đã có tờ tạp chí Pháp Âm, tờ báo đầu tiên của Phật giáo ra đời năm 1928 do Hoà thượng Khánh Hoà làm chủ biên đã kêu gọi Tăng Ni đoàn kết phục hưng Phật giáo và xây dựng Quốc học. Nơi đây hai giới Tân học và Cựu học có thể gặp nhau để cùng hoạt động cả trong hai lĩnh vực Tôn giáo và Văn hoá. Chữ Nho, chữ Quốc ngữ, chữ Tây đều được sử dụng. Chữ quốc ngữ trở thành một phương tiện màu nhiệm nối liền hai thế hệ Cựu học và Tân học.
Khi công cuộc phục hưng Phật giáo được hình thành với sự thành lập các hội Phật giáo thì các Tạp chí Phật học được ra đời: tạp chí Từ Bi Âm của Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học xuất bản đầu năm 1932. Tạp chí Viên Âm của Hội An Nam Phật Học xuất bản tại Huế năm 1933. Tạp chí Đuốc Tuệ của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội năm 1935. Tạp chí Tiếng Chuông Sớm của hai sơn môn Hồng Phúc và Bà Đá (Hà Nội) xuất bản năm 1935. Tạp chí Duy Tâm của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học xuất bản tại Trà Vinh năm 1935. Tạp chí Tam Bảo của Đà Thành Phật Học xuất bản tại Đà Nẵng năm 1937. Tạp chí Pháp Âm của Hội Tịnh Độ Cư Sĩ và tạp chí Phật Hoá Tân Thanh Niên xuất bản năm 1937. Tạp chí Tiến Hoá của Hội Phật Học Kiêm Tế xuất bản ở Rạch Giá năm 1938… Thật là “quang cảnh phục hưng tưng bừng như chưa bao giờ có”.
3. Vai trò của báo chí Phật giáo trong phong trào chẩn hưng Phật giáo Việt Nam
Trong Phật giáo, báo chí được coi là phương tiện làm sáng tỏ trắng đen, phải trái, chân nguỵ, chính tà; đánh đổ những luận điểm sai lầm của một số người hiểu sai về giáo lý đạo Phật. Ngoài biện luận về chân lý, báo chí Phật giáo còn nêu lên tinh thần mang tính nhân văn, văn hoá của dân tộc. Trong giai đoạn của những năm 1930, trước yêu cầu của lịch sử, những người có tâm huyết với Phật giáo đã nói nên những ý hướng của họ trong việc phục hưng Phật học. Trong một bài xã thuyết có nhan đề là: “Xướng minh đạo Phật ngày nay đã phải thời chưa?” Báo Viên Âm đã trình bày rất rõ ràng những lý do thúc đẩy đưa đến phong trào chấn hưng đạo Phật. Theo Viên Âm những lý do đó như sau:
– Sự sụp đổ của niềm tin quốc dân nơi những giá trị cổ truyền do ý thức hệ nho giáo đại diện đã tạo nên một hoang mang lớn. Văn hoá cũ đã suy sụp mà văn hoá mới chưa được hình thành dù đã gần 50 năm tiếp xúc với Tây phương. Đạo Phật lại rất thích hợp với tinh thần và ước vọng của người Việt, lại có tính cách dung hợp cởi mở, có thể đóng vai trò dung hoà cũ mới (bảo tồn những giá trị cũ và tiếp thu những giá trị mới). Vì vậy xướng minh đạo Phật tức là xây dựng nền tảng cho một nền văn hoá dân tộc vừa tiến bộ vừa không mất gốc.
– Nền tảng ấy sẽ xác nhận được dân tộc tính Việt Nam, đủ tiêu chuẩn và khả năng hấp thụ văn hoá Tây phương mà không bị đồng hoá, phân biệt được những gì thích hợp và có lợi cho dân tộc, và những gì trái chống với sự tồn tại và phát triển của quốc gia, nói một cách khác có thể phân biệt được chính tà trong quá trình tiếp nhận và hình thành văn hoá mới.
– Tinh thần Phật giáo rất thích hợp với tinh thần khoa học và tinh thần tự lực tự cường. Khoa học tiếp thu được của Tây phương nếu đi đôi với đạo học Phật giáo thì mới tránh được sự tác hại trong khi sử dụng.
– Hình thức tôn giáo lễ nghi của Phật giáo lâu nay lưu hành chỉ là một phần phương tiện nhỏ bé của Phật giáo, và phần này không thích hợp với những con người chuộng lý trí và khoa học. Vậy nên sự phát huy giáo nghĩa cao sâu của Phật giáo để trình bày một nền Phật giáo tân tiến, sống động đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ mới là điều cần thiết.
Tờ báo này lại khẳng định “Đạo Phật truyền qua xứ ta, chùa tháp càng ngày càng nhiều, tín đồ càng ngày càng đông, cũng là nhờ giáo pháp không trái với phong tục nhân tâm… Tuy nhiên lối truyền bá Phật Pháp ngày xưa đối với trình độ ngày nay xét ra phần nhiều vì sao không thích hợp? tác giả trả lời nước ta trên mấy ngàn năm khuếch trương Nho học mà làm cơ quan giáo dục, sùng thượng Phật giáo mà làm nền móng đạo đức nước nhà. Lễ nghi, phong tục, chính trị, văn chương, toàn y vào đó mà làm chân đứng, nhân dân cũng nhờ vào đó mà tính tình thuần hậu, phiền não nhẹ nhàng; những đời trước các vị Tổ sư phương tiện tuỳ cơ, chỉ đem có một phần sự tướng ra để hoằng tuyên Phật pháp mà đã gây được lòng tin. Song đã biết Đạo Phật sự lý vô ngại, tin theo sự tướng không phải là không đủ, nhưng tiếc vì trình độ đời nay một phần sự tướng thì không thể phát khởi tín tâm cho hạng người trọng về lý thuyết, bởi vậy cần thay đổi. Ngày nay Hán học đình đốn, quốc dân ta tuy xoay về đường Tân học, nhưng trong khoảng 4-5 mươi năm nay chưa hấp thụ ảnh hưởng triết học tân thời được mấy. Mới cũ lỡ làng, người theo bên này kẻ theo bên khác, nền giáo dục Nho học đã lu chữ mà nền giáo dục tân học xây đắp chưa thành, nên chi về đường xu hướng của phong tục nhân tâm chưa có chỗ nhất định. Đạo Phật viên dung vô ngại, bao hàm tất cả học thuyết trong thế gian, nếu tuyên truyền lý nghĩa sâu xa của đạo Phật thì chắc dung hoà được cả Nho học và Tân học mà gây dựng một nền đạo đức và triết lý vững vàng cho phong tục nhân tâm. Phong tục nhân tâm tiêm nhiễm được cái lý vô thượng thậm thâm của đạo Phật rồi thì lo chi mà nền giáo dục nước nhà không được mỗi ngày mỗi bền vững. “Xứ ta đang nhằm vào thời canh cải. Giòng Kinh, Vị chưa chia trong đục, lòng nhân dân còn thiếu phương châm; văn hoá mới càng nhiều, tư tưởng người càng rộng, dầu cho đạo Nho còn lại cũng không địch nổi những nghị luận cổ quái ly kỳ. Gia dĩ nay thuyết này, mai thuyết khác lay động lòng người, nhân tâm biết nương tựa vào đâu mà phân biệt đường tà nẻo chính. Lòng người như tờ giấy trắng giữa hai bình mực đen và đỏ để hai bên; không dính đỏ tất dính đen, mà đã dính đen thì khó tránh khỏi những điều thương luân hại lý, bại tục đồi phong”. Ảnh hưởng của đạo Phật về tinh thần giáo dục xứ ta chẳng phải là ít. Vậy ngày nay cần đem giáo lý vô thượng của đạo Phật mà tuyên truyền ra, để cho ai cũng nương vào đó làm phương châm mà phân biệt chỗ phải chỗ chăng, tránh khỏi cái hại sai đường lạc nẻo.
… Hiện nay thanh niên nước ta đang chăm về các môn khoa học; khoa học chú trọng về thực nghiệm, bất cứ việc gì cũng phải xét cho tột nguồn gốc, nếu không có lý nghĩa rõ ràng thì không chịu tín phục. Trí não khoa học thích hợp với Phật biết chừng nào! Đạo Phật đủ sự đủ lý: đời trước thiên về sự mà bỏ lý, nên đối với Tân học in tuồng đứng về mặt trái; ngày nay Tân học mở mang, xứ ta đã tiêm nhiễm cái trí não nghiên cứu thì nên đem giáo lý vô thượng thận thâm của Đại thừa Phật giáo mà phô bày ra, đặng ai ai cũng có thể tuỳ theo trí lực mà suy nghiệm, mà nghiên cứu. Đến khi rõ được nghĩa lý, hết chỗ nghi ngờ mà lo chi không phát khởi tín tâm một cách rõ ràng chắc chắn. Vả lại khoa học là một lợi khí tinh nhuệ, đem lòng nhân mà dùng khoa học thì ích cho nhân quần không chi bằng; lấy lòng ác mà dùng khoa học thì hại cho nhân quần cũng không chi kịp. Tinh thông khoa học mà lại có Phật học hun đúc lòng nhân từ, thì chắc chắn về sau sẽ được phần nhiều lợi ích”.
Đoạn văn trên có thể được xem như là một bản tuyên cáo về phong trào phục hưng Phật học. Nhiều bài xã luận trong báo Viên Âm sau này viết để trả lời những công kích trên báo Tràng An, thì ở Hà Nội Đuốc Tuệ cũng chứng minh sự phục hưng Phật học rất cần cho nhân tâm thế đạo. Phạm Văn Côn viết về văn minh vật chất với Đạo Phật, chủ trương không có tinh thần Phật giáo thì văn minh vật chất thay vì tạo nên hạnh phúc sẽ trở thành động lực chiến tranh. Đỗ Chân Bảo dùng uy tín của Lương Khải Siêu dịch bài Phật giáo đối với Nhân sự của nhà học giả này, nêu ra những đặc điểm của Phật giáo là trí tín (chống với mê tín), kiêm thiện (chống với độc thiện), yêu đời (chống với chán đời), bình đẳng (chống với giai cấp) và tự lực (chống với ỷ lại). Phạm Đình Hoè viết “Đạo Phật Có Quan Thiết Đến Sự Sống Của Đời Người” cho rằng Phật giáo là linh hồn của cõi Đông Á, bỏ Đạo Phật tức là Đông Á không còn; rằng tinh thần của đạo Phật là tinh thần của tự do, bình đẳng rất thích hợp với đời sống mới.
Báo Nam Phong đăng nhiều bài động viên cho một nền Quốc học Việt
Việc đấu tranh nội bộ trong Phật giáo nhằm phục hưng một đạo Phật trong sáng lành mạnh càng thấy rõ hơn trên các báo chí, nó đã đi từ tinh thần nghiên cứu Phật học đơn thuần thành những công cụ sắc bén tấn công vào những tệ nạn trong nội tình của Phật giáo như ở tạp chí Duy Tâm số 18 bài “Phật giáo nước ta vì đâu chịu cái hiện trạng suy đồi” của cư sĩ Khánh Vân viết: “có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu; thụ trì sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kỳ, học thêm bùa ngải, luyện roi thần làm bạn với thiên linh cái, đồng nhí khi ông lên lúc bà xuống… gọi là cứu nhân độ thế… vậy mà cũng lên mặt trụ trì! Hiện trạng như thế bảo sao chẳng suy đồi, làm tấm bia cho các nhà duy vật mỉa mai?. Tạp chí Đuốc Tuệ số 178 tác giả Thanh Quang đã viết “… xứ ta những hạng người xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học được vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp học tán cho già, nay lĩnh đám này, mai lĩnh đám khác; cũng tràng hạt cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ mà xem thì có khác nào người trần tục?”.
Qua những quan điểm trên, chúng ta cũng có thể hình dung được vai trò của báo chí Phật giáo thời kỳ chấn hưng những năm 30-45 của TK 20 như thế nào rồi. Cũng từ những vấn đề đối thoại trên đã được các chủ bút, chủ biên mạnh dạn đặt ra trước dư luận quần chúng tạo thành sự tranh luận đầy lý thú trong nền văn hoá Phật giáo nói chung và báo chí Phật giáo nói riêng nhằm cổ vũ cho tinh thần “Thay cũ đổi mới”, chấn hưng Phật giáo nước nhà.
4. Báo chí góp phần hoằng dương chính pháp phục vụ dân tộc
Hoà mình vào không khí phát triển của cả dân tộc, báo chí Việt
Vai trò của báo chí trong việc hoằng dương chính pháp phục vụ dân tộc không bao giờ bị đánh giá thấp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Với sự xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ của các loại hình báo chí như báo viết, báo nói, báo hình thì vai trò của nó đóng góp vào sự nghiệp hoằng dương chính pháp phục vụ dân tộc lại càng thể hiện to lớn hơn bao giờ hết. Mỗi loại hình báo chí có một thế mạnh riêng, và có cách tiếp cận riêng đối với đồng bào Phật tử, chính vì thế nó có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc hoằng dương chính pháp. Nếu Phật tử không có điều kiện tiếp cận với loại hình báo chí này thì sẽ có loại hình báo chí kia hỗ trợ bổ sung. Đó là một thế mạnh mà chỉ báo chí mới có. Nếu như ở thời kỳ đầu đạo Phật du nhập vào Việt Nam, công cuộc mở rộng đạo Phật đều được thực hiện bằng cách các tu sỹ đi đến mọi miền đất nước để thuyết giảng những điều răn dạy của Đức Phật và cảm hoá các tầng lớp nhân dân bằng chính tấm gương chân thực của Đức Phật và bản thân các tu sỹ đó. Một thực tế chúng ta có thể nhận thấy rằng cách thức hoằng pháp này rất chậm chạp và không thể cùng một lúc đi đến các khu vực địa lý khác nhau, bên cạnh đó việc tu sỹ trực tiếp đi thuyết giảng mở rộng đạo Phật có nhiều lợi thế, song không phải là không có những hạn chế của nó. Với sự hỗ trợ của báo chí, công cuộc hoằng pháp không những đạt được tiến bộ rất nhanh về mặt tốc độ mà còn có tính thời sự. Chính tính thờisự của các sự kiện như các phong trào Phật giáo, các tấm gương của các bậc chân tu, các Phật tử mộ đạo có hiệu quả rất lớn tác động đến Phật tử và các tầng lớp nhân dân.
Ngày nay chúng ta có thể cập nhật về các hoạt động Phật sự, các chương trình thuyết giảng, lễ hội… trên rất nhiều báo, đài, ti vi, internet. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của báo chí lại dễ hiểu, trình bày sinh động, tác động thẳng vào trực quan vì thế hiệu quả lại càng lớn. Một lời Đức Phật dạy nếu ta tiếp cận qua những văn bản cổ, qua kinh sách thì có thể sẽ khó hiểu đối với một bộ phận Phật tử, tuy nhiên nếu tiếp cận qua ngôn ngữ của báo chí, Phật tử sẽ thấy dễ hiểu hơn, dễ tiếp thu hơn rất nhiều. Mặt khác, trong cuộc sống ngày nay với bộn bề công việc thì những buổi thuyết giảng của các chức sắc Phật giáo hiện nay không phải ai cũng có điều kiện đến dự được, nhưng họ vẫn có thể nắm bắt được hết qua việc tiếp cận các loại hình báo chí.
Thông qua báo chí, những lời Đức Phật răn dạy chúng ta, những tấm gương của các bậc chân tu, những Phật tử sống tốt đời đẹp đạo – đều được phản ảnh rõ nét và sinh động đã có tác dụng hướng thiện rất lớn. Chính nó đã có tác dụng hướng dẫn tâm linh, hướng mọi người đến với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Một vai trò to lớn của báo chí đó là vai trò định hướng. Đối với báo chí về Phật giáo, đó là sự định hướng về mặt tâm linh, đạo đức cho hết thảy Phật tử của mình hãy hết lòng yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Những giáo lý của Phật giáo lại tương đồng với văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chính vì thế qua báo chí đã thúc đẩy được vai trò phục vụ dân tộc của Phật giáo phát huy một cách tối đa.
Ta còn nhớ sự kiện Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa được đưa tin trên các báo đài, ngay lập tức đã có hiệu ứng mạnh mẽ với một phong trào phản chiến rầm rộ trong binh lính, trong giới tu sỹ Phật giáo và Phật tử đòi hoà bình. Chưa bao giờ phong trào đấu tranh của Phật giáo lại nên mạnh mẽ như vậy. Chính báo chí đã góp phần nhân rộng các điển hình trong giới tu sỹ, Phật tử để phục vụ đạo pháp, phụng sự Tổ quốc.
Phật giáo ngày nay đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là tiếng nói của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ đề cập đến những vấn đề Phật sự của Giáo hội mà còn trích đưa những lời răn dạy của Đức Phật, gương các bậc chân tu, Phật tử gương mẫu, thảo luận về Phật pháp, cập nhật tình hình sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào trên mọi miền đất nước. Tạp chí thể hiện sinh động, trình bày khá đẹp nên đã tăng sức hấp dẫn đối với người đọc và đã được sự chú ý của dư luận xã hội. Bên cạnh Tạp chí còn có các tờ báo như Giác ngộ, Tạp chí Văn hoá – chẳng những đóng góp vai trò quan trọng trong việc hoằng dương chính pháp, mà còn có ý nghĩa tô điểm cho diện mạo báo chí Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú hơn trong sự nghiệp phát triển báo chí dân tộc.
Lịch sử Phật giáo Việt