Ngày nay qua những sử liệu, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Phật giáo du nhập Việt
Từ ngàn xưa, Bụt (Buddha) theo quan niệm của người nông dân là hiện thân của một vị thần tiên với nét đẹp hiền từ, có đủ phép thần thông biến hóa, có thể ban phước hay mang lại sự công bình cho mọi người. Đây chính là niềm tin Phật pháp, đối với người biết tu tâm dưỡng tánh thì niềm tin đó sẽ ứng hiện ngay trong hiện tại, sau đó sẽ có sức mạnh phi thường vượt thoát mọi khổ đau, chướng ngại, điều này cũng mang một giá trị đạo đức quý báu tạo nên sức mạnh tiềm tàng trong văn hóa của người Việt Nam. Thế nên,
Bụt ở trong nhà
Chẳng tìm đâu xa
Nhân khuấy bổn nên ta tìm Phật
Chỉn mới hay chính Bụt là ta.
Bên cạnh đó, hình ảnh đức Phật rất gần gũi và giàu lòng từ ái (hiền như Bụt) trong giới bình dân, nhưng cũng rất uy lực với ma quỷ. Cho nên khi có chuyện gì rắc rối trong gia đình họ thường mua hoa quả đến chùa dâng cúng Bụt và cầu nguyện Bụt che chở, diệt trừ yêu quái. Vì thế:
Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo. (Lệ Như)
Hay:
Nghiêng vai khấn vái Phật trời
Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân.
Đó là uy lực từ bi và tế độ của chư Phật, khi gặp nạn họ thường
khấn nguyện như vậy. Hình ảnh Bụt xuất hiện mọi nơi trong thi ca bình dân để cứu khổ giúp đời với tấm lòng từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha. Vì mang ý nghĩa dân gian nên rất gần gũi với hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của chư Phật, chư Bồ-tát, chư hiền Thánh Tăng, nhất là hình ảnh đức Phật luôn hiện hữu trong lòng người dân Việt.
Phật đã gần như thế, chùa lại càng không thể xa đối với niềm tin của người nông dân. Vì chùa, Phật gắn liền với vận mệnh của dân tộc mấy ngàn năm, trải qua bao cuộc thăng trầm, chùa luôn là nơi tu dưỡng thân tâm, phát triển nhân cách đạo đức thuần hóa của người Phật tử.
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông. (Huyền Không)
Chùa phần lớn do nhiều người góp công sức, của cải để xây dựng. Ngôi chùa tôn nghiêm là nơi chiêm bái, là nếp sống tinh thần của người dân trong sinh hoạt làng xã. Vì thế, chùa không phải của riêng ai, không phải của giới xuất gia mà chính là của tất cả mọi người.
Công anh đắp đất vào phân
Phải người ngắt ngọn còn nên công gì
Công tôi gánh đá xây tường
Để ai đóng cửa dâng hương chùa này. (Ca dao tục ngữ)
Lại nữa, hình ảnh cây đa bến nước, con đò, giếng nước chùa làng, khóm trúc đầu ngõ đã thấm sâu vào tâm thức của dân chúng.
Đầu làng có một cây đa
Cuối làng cây thị đằng xa ngôi chùa.
Thật vậy, nét cổ kính, trầm mặc, uy nghi của kiến trúc chùa, tháp đã tăng thêm vẻ trang nhã thanh tao cho àng quê thôn xóm. Đặc biệt, trong nét trầm mặc của xứ Huế, một thời được mệnh danh là “Đất thần kinh” một Cố đô bé nhỏ nhưng có mặt của hàng trăm ngôi chùa. Thắng cảnh danh lam như quyện vào cảnh thần tiên và hòa với tiếng chuông thức tỉnh, nên càng gần gũi với đời sống nhân dân.
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Nhìn qua Diệu Đế bốn lầu hai chuông
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà thọ xương.
Ngoài những ngôi chùa do dân làng tạo lập, còn có sự đóng góp của các Vương triều, quan lại, gọi là “Sắc tứ”, như chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Hoàng xây dựng năm 1601, đến đời vua Thiệu Trị đã dựng thêm tháp Phước Duyên bảy tầng cao vút uy nghi. Chùa Khải Đoan ở Đắc Lắc, là ngôi chùa sắc tứ cuối cùng của nhà Nguyễn… chùa Phổ Minh ở Hà Nam Ninh do Mạc Ngọc Liễu trùng tu. Chùa Nhân Trai (Hải Phòng)… Như thế, ngoài các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hình tượng Phật giáo đã tạo nên một bức tranh văn hóa Việt