Trang chủ Diễn đàn Chấn hưng Phật giáo Tỳ-kheo-ni Nam tông và tứ chúng của Đức Phật

Tỳ-kheo-ni Nam tông và tứ chúng của Đức Phật

2042
Chư Tỳ-kheo-ni Nam tông Việt Nam tham gia Đại lễ Trùng tuyên Tam Tạng Pali lần thứ 15 (International Tipitaka Chanting Ceremony 15th) tại Bodhgaya, Ấn Độ

Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải  gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ  và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.

Bangkok, Thái lan – Khi tôi ở trong Không quân Mỹ, đóng ở Đức, tôi đã nhận được một bộ sách, các tác phẩm của Nichirin, từ một người nữ đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Tôi cũng đã tiếp xúc với một nữ Phật tử người Đài Loan sở hữu và điều hành một nhà hàng Trung Quốc, gần căn cứ nơi tôi đã đóng quân. Khi tôi nói chuyện với những người phụ nữ đáng kính và có ý chí mạnh mẽ này, tất cả đều biết rằng đã có những nữ tu trong Phật giáo. Người phụ nữ Đài Loan đã chuẩn bị cho tôi, thông qua các cuộc tranh luận triết học, để trở thành một Tỳ-kheo – giấc mơ của tôi tại thời điểm đó.

Tôi đã được đọc Đại tạng kinh Nam tông và các kinh điển này đã đề cập đến sự hiện diện của Tỳ-kheo-ni. Tôi luôn luôn ở gần các nữ Phật tử mạnh mẽ nhưng thường không bao giờ nhận thức điều này. Tôi thậm chí còn chịu ảnh hưởng của một nữ Phật tử Thái rất thông thái và là người thường xuyên viết về các vấn đề trong xã hội và Tăng đoàn Thái cho một tờ báo phát hành khắp nước Thái lan. Khi tôi đến Thái lan để tìm hiểu về sự thích nghi văn hóa của Phật giáo trong bối cảnh xã hội và triết học của quốc gia này, tôi nhận ra rằng một  thành phần quan trọng của Phật giáo đã mất tích.

Phật giáo có cái được gọi là “tứ chúng”. Nó không có ba. Không có bốn giới, nhưng có năm. Nếu một cái gì đó bị hỏng, nó có thể được chỉnh lại. Trong Phật giáo, các tăng sĩ nào phạm giới xin được tha thứ trước khi nghe tụng Giới Luật. Nếu một người nào đó, ở một nơi nào đó, không làm tròn bổn phận của mình, sau đó người ấy phải xin lỗi Tăng đoàn và đảm bảo rằng các sai lầm sẽ không bao giờ bị tái phạm nữa. Là Phật tửchúng ta không thể tùy tiện chọn những bài pháp nào để làm theo. Khi toàn bộ Đại Tạng được coi là hợp lệchúng ta biết rằng có bốn chúng Phật tử.

Gần đây tôi đã gặp phải một tình huống tại Đại học Mahachulalongkorn (MCU): trường cao học đã có một cuộc hội thảo về tình trạng của Tỳ-kheo-ni ở Thái lan. Tôi tìm thấy các tài liệu đã được phổ biến trong hội thảo và đọc chúng. Trong đó, một tác giả đã nêu một “giám đốc chương trình” đã trích dẫn tuyên bố của một cựu Tăng Thống. Ông đã nói, “bất cứ ai hỗ trợ sự sống lại của truyền thống Tỳ-kheo-ni là kẻ thù của Phật giáo”.

Tôi đã đăng tài liệu này trên trang Facebook của tôi, và một vị sư đồng nghiệp đã bảo tôi nên loại bỏ tài liệu này vì nó có thể gây thiệt hại đến danh tiếng của trường đại học. Tôi lý luận rằng, trong thực tế, đó là một lợi ích cho trường đại học vì chủ đề này đã được thảo luận, vì trường đại học được quản trị bởi các nhân viên liên quan đến Hội đồng Tăng già tối cao của Thái lan. Phải nói rằng Hội đồng Tăng già tối cao trước đó đã cấm các bài viết của các Tỳ-kheo nổi tiếng ủng hộ việc truyền giới cho phụ nữ. Đây là kiến ​​thức phổ biếnTuy nhiên, cũng sai lầm khi nói rằng Tăng đoàn Thái không tôn trọng các Tỳ-kheo-ni. Nếu người phụ nữ là một Tỳ-kheo-ni Bắc tông, người ấy sẽ được thừa nhận và tôn trọng.

Thật không may khi còn tồn tại một quan điểm cho rằng không có các Tỳ-kheo-ni hợp pháp trong Nam tông – bỏ qua những người gần đây đã có những nỗ lực thay đổi và tiến bộVấn đề này đã bị làm phức tạp một cách không cần thiết bởi Tăng đoàn Thái. Nhưng tôi tin rằng vấn đề có thể được giải quyết  một cách đơn giản và với phẩm giá. Dưới đây là một gợi ý về cách để tiến bộ.

Thông qua trí tuệ Phật giáo chung, chúng ta nhận ra rằng những sai lầm đã xảy ra trong lịch sử và khẳng định rằng Phật giáo là một tôn giáo trí tuệ. Trong một truyền thống như vậy, chúng ta nhận ra rằng phụ nữ đóng một vai trò có giá trị trong các xã hội Phật giáo và vai trò này đang ngày càng quan trọng. Vì vậy, bất kỳ nỗ lực nào để lấp những khoảng trống này sẽ đòi hỏi việc cung cấp các thủ tục phù hợp để phụ nữ có thể được đào tạo tốt và truyền giới.

Mọi người có thể nghiên cứu nhân khẩu học trong nước: dân số của đàn ông so với phụ nữ ở Thái lan là gì? Tỷ lệ Tăng sĩ so với tín đồ là gì? Các con số tương đối này không đáng kể. Có bao nhiêu người phụ nữ thực sự muốn xuất gia? Một lần nữa, trong một quốc gia, những con số này không đáng kể.

Tỳ-kheo-ni không phải là một mối đe dọa cho nam tính hay văn hóa Thái lan. Vấn đề truyền giới cho phụ nữ có mặt trong Tăng đoàn gần giống với vấn đề đồng tính luyến ái trong một Tăng đoàn thống trị bởi nam giới. Vì những người muốn xuất gia có nhiều khả năng muốn được đào tạo nghiêm túc nên họ không có ý định phát triển các mối quan hệ tình dục. Do đó, có rất ít khả năng tà dâm sẽ xảy ra.

Các giới luật của Tỳ-kheo đào tạo để họ không biểu lộ tình dục – đồng tính hay thông thường. Hiển thị xu hướng này sẽ bị cau mày vì nguyên nhân chính của xuất gia là sự giác ngộ cá nhânbảo vệ và truyền bá Phật pháp. Có những tu sĩ hành xử như những người đàn ông đầy dục vọng có thể có khuynh hướng vi phạm lời thề của họ và có quan hệ tình dục với phụ nữ. Nhưng điều này cũng đúng đối với người đồng tính. Các đoạn video được nhiều người xem khi  miêu tả các tu sĩ hành xử theo phán đoán kém. Nếu hành động xấu này được phát hiện, sau đó chỉ cần cởi áo và cấm họ xuất gia lại. Nếu dính đến vụ án dân sự, người vi phạm  tình dục có thể bị bắt và bỏ tù – không phải là một Tỳ-kheo, nhưng là một công dân thường – như một  người đã phạm tội ác.

Không một người đàn ông nào phải lo sợ sự truyền giới của phụ nữPhụ nữ đông hơn nam giới ở Thái lan. Được tăng cường tập thể, tiếng nói của họ sẽ gây được tiếng vang cho sự thay đổi xã hội trong Tăng đoàn và Tứ chúng. Thật sự không hợp lý khi người phụ nữ đang bị đàn áp tinh thần bởi một tôn giáo chú trọng giải thoátKhông có lý do gì không cho phép phụ nữ đạt được giải thoát hoàn toàn. Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và tất cả đều đáng được đọc và xem xét.

Các Tỳ-kheo nào từ chối hỗ trợ vấn đề  truyền giới cho Tỳ-kheo-ni hoặc những người giử im lặng, có thể không xứng đáng nhận cúng dường của các tín đồ. Các tín đồ có thể đóng một vai trò tích cực bằng cách thuyết phục các thành viên  trong Tăng đoàn có chánh tư duy để chấp nhận thực tế rằng Tỳ-kheo-ni Nam tông là một phần của Tăng đoàn. Họ có thể làm điều này bằng cách hỗ trợ kinh tế và xã hội cho các nhà sư này.

Hãy xem này : nhiều giới luật được thành lập bởi vì các tín đồ chỉ trích các nhà sư hay ni cô về một vấn đề nào đó. Để giữ đúng đức tin của các tín đồgiới luật đã được lập ra để tín đồ có thể (một lần nữa) giữ lại niềm tin vào vai trò của Tăng già.

Vì vậy, hãy nói đi nói lại: một Tăng thân hoạt động đúng có bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.

 

TS  Dion Peoples – Trần Tiễn Khanh dịch

Tiến sĩ Dion Peoples là Giám đốc Hiệp hội quốc tế của các trường Đại học Phật giáo (IABU), Chủ biên và Giám đốc  điều hành của các Hội nghị học thuật cho Ngày Vesak của Liên Hợp Quốc từ năm 2007. Ông cố vấn cho tạp chí Present (Hiện tại) của Liên minh các Tỳ-kheo-ni. Ông cũng là một học giả cố vấn, thiết kế chương trình giảng dạy cho Viện nghiên cứu Phật giáo Tây Ban Nha (IEBH), và các chương trình nghiên cứu Phật giáo của ASEAN. Ông đã viết  sách về Kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta), và Kỹ năng tư duy phê phán của Phật giáo. Ông đã cộng tác với Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) từ năm 2007. Các tác phẩm của ông, Phật giáo và những người khác, có thể được tìm thấy trực tuyến, trên trang web  www.academia.edu . Ông cũng xuất bản  Tạp chí của Hiệp hội quốc tế của các trường Đại học Phật giáo (JIABU), và Tạp chí Nghiên cứu Hòa bình Santisuksa, thông qua Chương trình nghiên cứu Hòa bình của  MCU. Có thể liên hệ ông qua trang Facebook cá nhân, hoặc các trang Facebook của Ban Thư ký IABU.