Ngày ….. tháng ….. năm …
Pháp đệ thương mến!
Kể từ khi pháp nạn, hoàn cảnh đưa đẩy chúng mình phải rời am tranh bên đồi mây vắng, chia tay nhau mỗi người một ngã, như cánh nhạn lạc đàn từ giã quê hương đi tìm xứ lạ.
Hình ảnh ấy đã làm sống lại kỷ niệm ngày xưa, chắc đệ còn nhớ, một buổi chiều thu thật buồn và đẹp, huynh đệ mình đứng tựa hiên tây, ngắm cảnh hoàng hôn đang buông theo dòng nước lung linh xuôi về biển cả… Bỗng trong không khí tịch liêu đó, một con nhạn lạc đàn vươn cánh bay cao, vẽ ngang nền trời lam một làn khói bạc. Và vô tình, từ đỉnh Bạch Vân một cụm mây cô đơn len khỏi đồi cao bay ra đồng nội. Lúc đó huynh chợt nhớ đến câu thơ:
"Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc"
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc"
(Cô đơn ráng lẻ bay ngang
Trời thu cùng với trường giang một màu)
Trời thu cùng với trường giang một màu)
mà huynh đã ngâm cho đệ nghe với một giọng thì thầm xa vắng. Lời thơ rì rào len trong từng đầu cây, ngọn cỏ, ve vuốt đám rêu xanh trên bờ vách đá, lúc ríu rít líu lo cùng chim hót gọi đàn, khi biệt tích vô thanh theo gió chiều thoang thoảng, rồi bỗng ầm ĩ thét vang cuối ghềnh sóng vỗ, cho đến khi tan dần vào hư không vô tận của buổi chiều tà. Chỉ còn nghe ngọn lá vàng rơi lặng lẽ trên lối vào am vắng. Bất chợt ngày tháng ngừng trôi, không gian bất động.
Nhiên! Khứ lai hề
Thiên thu giả mộng!
Thiên thu giả mộng!
Pháp đệ thương mến,
Bây giờ những kỷ niệm êm đềm xa xưa đã trôi theo dòng suối… và xô đẩy chúng ta vào giữa dòng định mệnh của cuộc đời chìm nổi. Bỗng đâu chạnh thấy mình đã mang kiếp nhạn lạc, mây trôi tự bao giờ, để cho:
"Cô đơn theo dõi mỏi chân này
Bơ vơ hoa nắng cùng mây trắng
Ủ trọn hồn ta giấc ngủ say"
(quên tác giả…?)
Bơ vơ hoa nắng cùng mây trắng
Ủ trọn hồn ta giấc ngủ say"
(quên tác giả…?)
Nhưng trong giấc ngủ cô đơn ấy huynh đã tìm ra được ý nghĩa nhiệm mầu của sự ra đi và trở lại.
Ðệ có biết chăng làm kiếp mây trôi chính là đánh mất quê hương, đi vào viễn mộng, để rồi bị cuốn trôi trong bầu trời huyễn hóa của cõi phù sinh.
Nhưng làm kiếp mây trôi cũng có nghĩa là giã từ thế giới mây mưa, cô thân vạn lý trên đường tìm về tự tánh rồi giải thể chính mình trong biển huyền không, chân như, vắng lặng.
"Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu
Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh
Ðồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền
Chúng diệu chi môn
(Lão Tử – Ðạo Ðức Kinh)
Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu
Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh
Ðồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền
Chúng diệu chi môn
(Lão Tử – Ðạo Ðức Kinh)
Ra đi hay trở lại tất cả chỉ có bấy nhiêu, trở lại hay ra đi muôn đời là ảo mộng. Cho nên "Niết-bàn sinh tử thị không hoa" là vậy.
Nhưng dù với ý nghĩa nào đi nữa, đã dấn thân làm kiếp phù vân thì phải sẵn sàng chịu đựng vùi dập giữa muôn ngàn giông tố bão bùng, có mong chi tìm được giây phút trời yên biển lặng, phải không đệ? Kiếp phiêu du của chúng ta trong cuộc đời đau khổ này không thể nào khác được.
Chắc đệ còn nhớ có lần bác đạo Tâm ghé qua thảo am thăm chúng ta trong một đêm trăng bên bờ suối đá, bác đã tâm sự:
Ðạo sĩ chờ ta chán hải hồ
Ta chờ đạo sĩ lãng hư vô
Ta chờ đạo sĩ lãng hư vô
Và mấy tháng gần đây huynh có gặp lại con người nghệ sĩ ấy trong một trường hợp tình cờ. Bác kéo huynh vào một con đường vắng và lại thì thầm tâm sự:
Sống trong cái chết bao lần khóc
Gẫm lại cơn mê mấy trận cười!
Gẫm lại cơn mê mấy trận cười!
Giọng nói nửa như trầm buồn nửa như hài hước của bác chứng tỏ bác đã gặt hái ít nhiều khổ đau trong cuộc đời hồ hải. Rồi bác xiết chặt tay huynh, từ giã, không quên ngoái lại: "Xin cứ đợi chờ" với một nụ cười tự tin đượm mùi chua chát của một con người từng ra vào sóng gió. Thế là bác lại tiếp tục ra đi theo tiếng gọi hải hồ muôn đời của bác.
Huynh đứng trông theo bước chân của bác xa dần mà tự nghĩ không biết bác đang đi vào viễn mộng hay đang tìm lại đường về.
Bỗng huynh nhớ tới bài thơ của Ðoàn Khuê và ngâm khẽ:
Bể khổ mênh mông sóng ngập trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Gẫm lại cùng trong bể thảm thôi.
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Gẫm lại cùng trong bể thảm thôi.
Và huynh cũng rẽ vào một con đường khác, trong lòng còn nghĩ vẩn vơ đến những kỷ niệm năm xưa dưới mái thiền am lợp cỏ khô trên đồi mây hoang vắng.
Pháp đệ thương mến,
Có bao giờ đệ chợt thấy mình hiện diện một cách phi lý trên cuộc đời mộng huyễn này không? Có bao giờ đệ tự hỏi mình là ai mà phải chịu nổi trôi làm thân "bọt trong cửa bể, bèo ngoài bến mê" không?
Một thi sĩ Trung Hoa đã có lần bỗng thấy mình hiện diện một cách trơ trẽn trên cuộc đời và ông nhất định đòi trở về… phi hữu:
Tích ngã vị sinh thời
Minh minh vô sở tri
Thiên không hốt sinh ngã
Sinh ngã phục hà vi
Vô y sử ngã hàn
Vô phạn sử ngã cơ
Hoàn nhĩ thiên sinh ngã
Hoàn ngã vị sinh thời
Minh minh vô sở tri
Thiên không hốt sinh ngã
Sinh ngã phục hà vi
Vô y sử ngã hàn
Vô phạn sử ngã cơ
Hoàn nhĩ thiên sinh ngã
Hoàn ngã vị sinh thời
Huynh xin tạm dịch:
Xưa khi mộng chửa vào đời
Thênh thang mờ mịt đất trời nào hay
Hốt hề hóa hiện thân này
Không trung vô cớ hiển bày mà ra
Áo cơm làm kiếp người ta
Gót chân trần thế âu là cuộc chơi
Cái tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh.
Thênh thang mờ mịt đất trời nào hay
Hốt hề hóa hiện thân này
Không trung vô cớ hiển bày mà ra
Áo cơm làm kiếp người ta
Gót chân trần thế âu là cuộc chơi
Cái tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh.
Như thế có phải là nhà thơ họ Phạm đã ngao ngán mộng phiêu du hay không còn kham nổi cuộc đời khổ ải? Người nghệ sĩ sao không tiếp tục dệt nốt vần thơ mà đã muốn trở về "minh minh vô sở tri" để an thân trong cái "vị sinh thời" thiên không vô ảnh?
Ðó có phải là con đường về chân không hay chỉ là bước trầm luân bên bờ phi hữu?
Cũng cùng một ý niệm trên, nhà thơ đất Ấn, Rabindranath Tagore lại có thái độ khác hẳn, ông hiên ngang gởi tối hậu thư thách thức tuyên chiến với khổ đau và xông lên đối đầu với ma quỷ:
Không cần tránh gian nguy
Can trường ta chống đỡ
Khổ đau nào sá chi
Kiên trì ta chiến đấu
Cầu chi người giúp sức
Một mình ta xông pha
Dù bao người sa ngã
Ta vững một niềm tin
Ma vương dù phép lạ
Không cúi lạy van xin
Vì lòng ta đã quyết
Lìa xa nẻo vô minh.
Can trường ta chống đỡ
Khổ đau nào sá chi
Kiên trì ta chiến đấu
Cầu chi người giúp sức
Một mình ta xông pha
Dù bao người sa ngã
Ta vững một niềm tin
Ma vương dù phép lạ
Không cúi lạy van xin
Vì lòng ta đã quyết
Lìa xa nẻo vô minh.
Và con đường xông pha hiên ngang dấn bước của ông có thể là :
Ra đi tức thị trở về
Biển phiền não đó Bồ Ðề khác chi.
(Triều Tâm Ảnh)
Biển phiền não đó Bồ Ðề khác chi.
(Triều Tâm Ảnh)
Nhưng không phải ai từ giã vườn địa đàng ra đi cũng đều có thể trở về dưới chân Thượng Ðế. Vì "quả thật ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không xây lại trở nên như con trẻ thì hẳn chẳng được vào nước trời đâu" (Tân ước Mathieu, 18) và những kẻ ấy đã ra đi, đi hẳn vào hỏa ngục đời đời. Ðó chính là:
Người thức ngủ, thấy đêm dài
Ðường xa trĩu nặng đôi vai lữ hành
Si nhân chẳng thấy pháp lành
Luân hồi nào biết mối manh nẻo về.
(Dhammapada 60)
Ðường xa trĩu nặng đôi vai lữ hành
Si nhân chẳng thấy pháp lành
Luân hồi nào biết mối manh nẻo về.
(Dhammapada 60)
Thế là có kẻ ra đi "quên hẳn đường về, tình ái si mê, tù trong lục đạo, trăm dây phiền não… nghiệp báo không rời", như Vũ Hoàng Chương đã nói:
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về .
U minh nẻo trước xa xôi dặm về .
Như thế vẫn có kẻ ra đi, có người trở lại, Socrate đã từng lang thang trên vạn nẻo đường với đôi bàn tay trắng. Chàng Rimbaud lại trở về sau khi đã "giã từ cõi mộng điêu linh". Và Nietzsche cô đơn đi vào sa mạc cuộc đời để tìm lại đứa "hài nhi chưa tắm sông nào" (Trần Ðới), may mắn gặp Lão Tử được Lão gia trao cho Xích Tử anh trở về miệt mài ru con trong cơn điên câm lặng.
Rồi Huệ Năng, Bùi Giáng, Krishnamurti, Marx, Miller… biết đâu là lối về, biết đâu là nẻo vọng.
Hữu lai nhi khứ
Hữu khứ lai hề
Hữu lai nhi lai
Hữu khứ khứ hề
Tri chi bất lai
Tri chi bất khứ
Nhiên! Khứ lai hề
Thiên thu giả mộng!
Hữu khứ lai hề
Hữu lai nhi lai
Hữu khứ khứ hề
Tri chi bất lai
Tri chi bất khứ
Nhiên! Khứ lai hề
Thiên thu giả mộng!
Huynh,