Trang chủ Thời đại Xã hội Tuổi trẻ sống trong giây phút hiện tại

Tuổi trẻ sống trong giây phút hiện tại

90

 

96 thanh niên nam, nữ gần đây đã tập trung tại một biệt thự yên tĩnh nép mình trong khu rừng của thị trấn nhỏ này để lưu trú một tuần, quay lưng lại với cuộc sống bận rộn, hối hả với những tiếng rung của điện thoại di động, máy nghe nhạc nhỏ xíu Ipod và vô số những mời gọi của của nền văn minh con người và của thời đại internet.
 
Các hình thức giao tiếp cơ bản nhất như nói và viết cũng được hạn chế ở mức tối thiểu, họ hành thiền Vipassana hay Minh sát, trong im lặng. Vipassana là một kỹ thuật cổ của Phật giáo giúp hành giả tập trung vào trong giây phút hiện tại, hơi thở, tâm và thân.
 
Kestrel Slocombe, 19 tuổi, sinh viên trường đại học Bennington của Vermont nói, “Chỉ có hành thiền, ăn và ngủ.” Kestrel thường sử dụng nhiều thời gian của cô để hối hả đến lớp, lo lắng về cuốn tiểu thuyết mà cô đang viết và vất vả lên kế hoạch cho những ngày của mình, mà đôi khi cô phải thực hiện từ hàng tuần trước.
 
Cô nói, “Chúng tôi sống gần giống như trẻ con vậy. Không phải ráp vào với nhau để giải quyết vấn đề nan giải của một ngày phức tạp.”
 
Những nhóm hành thiền nói rằng khi mà áp lực của bài làm ở nhà hoặc của công việc làm và những sở thích như Facebook và Twitter suốt ngày đua nhau lôi kéo sự chú ý của họ, thì càng ngày càng có nhiều người trẻ đăng ký và các khóa tu hoặc các lớp dạy thiền , tìm một sự trốn tránh tạm thời, một nơi ẩn náu để kết nối lại với các ý nghĩ của mình.
 
Rebecca Bradshaw, nhà phân tâm học và là một trong những người đứng đầu khóa tu nói, “ Thế hệ trẻ ngày nay đối mặt với stress nhiều hơn so với thế hệ cách đây 20, 30 năm. Chúng tôi phải đối mặt với một cuộc sống hổi hả và một nền văn hóa mà trong đó con người bị xa lánh.”
 
Bab Agoglia, giám đốc điều hành Trung tâm thiền Minh sát, một tổ chức Phật giáo phi lợi nhuận, nói rằng kể từ khi trung tâm giới thiệu các khóa tu dành riêng cho lứa tuổi từ 18 đến 32 vào năm 2004, số thanh niên tham gia thực hành Vipassana tăng lên một cách đều đặn.
 
Ông nói rằng khóa tu năm nay thu hút nhiều ứng viên hơn bao giờ hết. Các ứng viên đến từ 16 tiểu bang và đây cũng là lần đầu tiên nhóm phải từ chối hơn một chục ứng viên khác.
 
Pegget Barnes Lenart, điều phối viên hoạt động của Trung tâm thiền Minh sát Cambridge, một tổ chức Phật giáo không thuộc địa phương, nói rằng trung tâm cũng chứng kiến một dòng người gồm các thanh niên nam, nữ hiếu kỳ đăng ký vào các khóa thiền Vipassana (hay Chánh niệm) một tuần dành cho những người mới bắt đầu.
 
Zachary Alexander, 26 tuổi, sáng lập viên của Humanist Chaplaincy của trường đại học Harvard, một tổ chức cộng đồng dành cho những người theo thuyết bất khả tri, vô thần, và những người không theo tôn giáo nào cả, nói rằng họ đã bắt đầu một khóa thiền miễn phí dành cho tất cả các nhóm thiền. Khóa tu gồm nhiều hình thứ thiền khác nhau bao gồm thiền của Phật giáo, thiền của đạo Quaker. Khoảng 30 người, chiếm gần phân nữa số thành viên trong nhóm, dưới 32 tuổi.
 
Alexander, người tự nhận mình như một kẻ vô thần nói, “ Khóa tu là nơi mà người ta có thể tìm thấy một sự nghỉ ngơi nhằm thoát khỏi cuộc sống căng thẳng.”
 
 “Nó có thể giúp ta tự nhìn vào trong tự thân.”
Alexander, một quản trị viên phòng thí nghiệm của trung tâm Khoa học về Trí não của Harvard nói rằng trong khi truyền thống thiền Quaker là chú trọng vào việc lắng nghe những thông điệp của thánh linh, những người hành thiền theo chủ nghĩa nhân văn tập trung vào sự thôi thúc đối với tình yêu và chân lý, và cố gắng chấp nhận những sự cố xảy trong cuộc đời họ để có thể tìm thấy một sự an vui lớn hơn trong nội tâm.  
 
Joshua Beckmann, 28, đến từ Allston, thực hành thiền Minh sát nói rằng anh rất thích tính mềm dẽo, linh hoạt của những lời Đức Phật dạy.
 
Beckmann, nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại trường đại học Boston, được nuôi dạy theo truyền thống Thiên chúa giáo nói, “Không ai yêu cầu tôi phải tự nhận mình là ai hay yêu cầu tôi phải tự xưng mình là phật tử. Tôi thật sự đánh giá cao cơ hội để khám phá.”
 
Theo Sara Lazar, nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh của bệnh viện đa khoa Massachusetts, người thực hiện cuộc nghiên cứu về thiền gần đây  thì lợi ích của việc hành thiền, được sự ủng hộ của khoa học, có thể lôi cuốn giới trẻ
 
Lazar nói rằng nhóm của cô gần đây nghiên cứu não của khoảng 30 người lớn, một số 18 tuổi, trước và sau khi họ trải qua một khóa thiền Minh sát 8 tuần.
 
Kết quả cho thấy rằng hầu hết những người tham dự, phần não phản ứng trước những cảm xúc như sợ hãi, giận dữ và căng thẳng – hạch hạnh nhân – của họ trở nên nhỏ hơn. Ở động vật, người ta thấy hạch hạnh nhân của chúng trở nên lớn hơn trong những tình huống căng thẳng.
 
Lauren Mahey, quản lý chương trình của trung tâm Health Promotion and Wellness (tạm dịch: Trung tâm xúc tiến các hoạt động bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật) tại MITMedical nói rằng khoảng một năm trước đây, trung tâm đã bắt đầu mở những lớp giúp giảm stress với thiền.
 
Mayhey nói, “Nhiều người người trải qua thời gian khó khăn khi chuyển từ đời sống cuồng loạn sang ngồi yên một chỗ.” Cô lưu ý rằng các lớp học có chiết khấu cho học sinh và thường đầy chỗ trong ngày đầu tiên.
 
Cô nói, “Lứa tuổi chính tham gia khóa tu là khoảng từ giữa cho đến cuối những năm 20.”
 
Cô nói, “ Khi những học sinh thức giấc và nhận thấy rằng mình là những sinh vật trước sau gì cũng phải đối mặt với cái chết và cơ thể của mình đang bị ảnh hưởng bởi stress.”
 
Một số người bị thiền lôi cuốn chỉ vì hiếu kỳ về việc cuộc sống của họ có thể thay đổi ra sao trong và sau khóa thiền.
 
Angela Borges, 26 tuổi, nghiên cứu sinh tiến sĩ về tư vấn tâm lý tại đại học Boston, chuyển sang hành thiền Minh sát khoảng 2 tháng trước mặc dù cô hoài nghi về những lợi ích rõ ràng của nó.
 
Cô nói rằng nhiều người nói rằng cô trông hạnh phúc hơn.
 
Cô nói, “ Tôi thực sự có ý thức về sức mạnh mà tôi được trao.”
 
 “Tâm trí tôi vẫn chạy loanh quanh tản loạn nhưng có một phần chú tâm… có thể nói đại loại như, “Nhìn xem chuyện gì đang xảy ra kìa, hãy để ý xem tôi đang sống như thế nào đây này.” Khóa thiền vừa mở ra cho tôi một cuộc sống mới như vậy đấy.”
 
Người dịch: Quảng Hiền
Theo: The Boston Globe