Trang chủ Tin tức Tưng bừng hội làng Đăm Tây Tựu

Tưng bừng hội làng Đăm Tây Tựu

49

Năm nay, lễ hội làng Tây Tựu diễn ra đúng dịp cả nước đang hào hứng chào mừng lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội nên người dân địa phương càng thêm háo hức.

Tây Tựu xưa có tên là làng Đăm (kẻ Đăm hay Tây Đăm). Theo các nhà Ngôn ngữ học, những làng ở vùng đồng bằng Bắc bộ có chữ “kẻ” đứng đầu đều là làng cổ. Thời vua Lê Thánh Tông (1573- 1600) đổi tên là Tây Đam, thời Nguyễn (1820- 1840) gọi là Tây tựu thuộc tổng tây Đam. Năm 1948, Tây Tựu cùng các xã Phú Diễn, Minh Khai hợp nhất thành liên xã Trung Kiên. Năm 1956, tách Trung Kiên thành 3 xã Minh Khai, Trần Phú (Phú Diễn), Tây Tựu vẫn gọi là Trung Kiên, đến năm 1965 đổi tên xã Trung Kiên thành Tây Tựu.

Làng cổ Tây Tựu có chiều dài khoảng 2 km, chiều ngang rộng 500 m. Cư dân phía Nam sông Pheo, sông Nhuệ có một xóm ở phía Bắc sông Pheo (xóm Lẻ). Sông Pheo xưa có tên là sông Từ Liêm bắt nguồn từ đầm Bát Lang xã Hạ Mỗ (Đan Phượng) rất nhỏ sau to dần trông dáng như cái dùi nên gọi là sông Nhuệ chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đoạn sông khoảng 1 km chảy qua thôn Thượng, Trung (Tây Tựu) được cư dân gọi là sông Pheo hay là Đầm…

Hội Đăm có ý nghĩa lớn về truyền thống đoàn kết cộng đồng, giáo dục thể chất và rèn luyện ý thức tập thể và tinh thần thượng võ cổ truyền cho các thành viên của làng – một hình thức sinh hoạt văn hóa tiêu biểu.

Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh hội làng Đăm:

 

  Hội làng Tây Tựu diễn ra trong không khí trang nghiêm.
Đội múa sinh tiền là những em nhỏ.
Các cụ bà xúng xính trong trang phục lễ hội.
Các thiếu nữ mang áo dài trắng.
Các cháu học sinh tươi tắn trong đồng phục và những vòng hoa.
Kiệu rước khởi hành.
Người dân bày lễ đón rước kiệu qua.
Từng dòng người đứng thành hàng, trật tự để lối cho kiệu vào.
Thượng tọa hành lễ.
Bên ngoài, các phần hội được tổ chức sôi nổi.