Tín ngưỡng nhân gian Phật giáo Việt Nam ta đã hòa quyện như nước với sữa,Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo đa tín ngưỡng thờ các vị nhân thần, huyền thoại thần… .Khi Phật giáo du nhập vào đất nước người dân nước ta đón nhận tư tưởng giáo lý của Phật đà tôn kính đức Phật và phụng thờ ba ngôi báu Phật Pháp Tăng, Bên cạnh đó truyền thông tín ngưỡng dân gian vẫn được lưu truyền trong các làng quê. Tín ngưỡng dân gian có ba cấp bậc bao gồm tín ngưỡng quốc gia, tín ngưỡng của làng và tín ngưỡng của gia đình.
Tín ngưỡng gia đình là tín ngưỡng quan trọng nhất đó là tín ngưỡng tôn thờ ông bà tổ tiên hay còn gọi là đạo thờ ông bà. Thứ hai là tín ngưỡng thành hoàng trong làng cai quản và mang phúc cho nhân dân đó là các bậc vua chúa, tướng quân là những người có công khai hoang mở đất lập nghiệp cho nhân dân.
Hòa thượng đã nhấn mạnh về ngôi chùa là trường học dạy đạo làm người. Đặc biệt tại chùa ngôi bảo tháp Đại Bi có 141 hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, hạnh nguyện của Bồ Tát cứu khổ cho con người, chúng ta rất tự hào về nền văn hóa của địa phương có ngôi bảo tháp linh thiêng đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Hòa thượng nhấn mạnh về bộ kinh Pháp Hoa được rút ra với tư tưởng bình đẳng và tôn trọng con người. Pháp Hoa là bản kinh đức Phật nói trong 8 năm cuối cùng là bộ kinh tối thượng thừa, ba đời chư Phật trước khi nhập niết bàn đều nói đến kinh Pháp Hoa, vì tất cả chúng ta đều có thể trở thành Phật. Chúng ta nương vào đạo tràng Pháp Hoa tức là nương vào tư tưởng kinh Pháp Hoa để tu tập. Đặc biệt là tư tưởng bình đẳng giới quả vị Phật cho tất cả mọi người, bình đẳng trong nữ giới cũng có thể trở thành Phật.
Đạo tràng Pháp Hoa là trường tu tập có đức Thích Ca là giáo chủ giúp chúng ta tinh tấn tu tập bỏ ác làm lành, hoàn thiện tất cả điều lành giữ thân tâm trong sạch. Người phật tử phải giữ gìn ba ngôi báu Phật Pháp và Tăng luôn luôn kính đức Phật làm thầy, lấy giáo pháp của đức Phật làm kim chỉ nan, phật tử quy y Tam bảo phải giữ gìn năm giới hạnh của người phật tử.
Phật tử chúng ta về đây để tu tập thương yêu nhau, tôn trọng nhau là bình đẳng với nhau cùng nhau xây dựng nơi đây trở thành nước Phật hiện tại …
Bài pháp của Hòa thượng tuy ngắn gọn nhưng rất xúc tích với những ngôn ngữ giản dị dễ hiểu đã làm cho các phật tử địa phương nơi đây được hiểu hơn về ý nghĩa đạo tràng Pháp Hoa, đây chính là đạo tràng tu tập thứ 58 theo tư tưởng kinh Pháp Hoa theo tư thưởng bình đẳng giới, tư tưởng tôn trọng con người và tự tưởng tự lực cách sinh trong mỗi chúng ta.