Trong một thời gian dài, các tu sĩ Phật giáo đã đòi được toàn quyền quản lý ngôi đền 1.500 tuổi tại Bồ Đề Đạo Tràng, tọa lạc cách Calcutta 110km. Đức Phật đã đạt Giác Ngộ tại đây 2.550 năm trước.
Các tu sĩ Phật giáo không hài lòng vì chính quyền Bihar đã cố tình trì hoãn ban hành một tu chính của đạo luật về việc quản lý ngôi đền Mahabodi, ban hành vào năm 1949 nhằm mục đích đảm bảo quyền quản lý của phật tử đối với ngôi đền.
Chủ tịch của Ủy Ban Hành Ðộng Tòan Ấn thuộc Tu Viện Ðại Bồ Ðề Bồ Ðề Đạo Tràng nói, “Rõ ràng là chính quyền Bihar không muốn ủng hộ đòi hỏi chính đáng của Phật tử được toàn quyền kiểm soát ngôi đền Đại Bồ Đề. Chúng tôi phải tranh đấu để dành lấy quyền quản lý này bằng cách vận động sự ủng hộ dành cho chúng tôi.”
Ủy ban đã quyết định mở rộng mạng lưới của mình trên toàn lãnh thổ Ấn Độ để tăng cường sự vận động dành quyền quản lý chùa Đại Bồ Đề.
“Chúng tôi sẽ phát động để phát triển hội viên nhằm đưa những người mới vào tổ chức của chúng tôi và sẽ mở những văn phòng của ủy ban tại những địa điểm khác nhau trong nước để vận động thêm sự ủng hộ.”
Các tu sĩ Phật giáo như Anand nói rằng sự trì hoãn là một “âm mưu” của chính quyền để giữ quyền quản lý ngôi đền dưới sự kiểm soát của những thành phần không phải là phật tử. Sư nói, “Chúng tôi không hiểu tại sao những người không phải là phật tử lại quản lý ngôi chùa thiêng liêng nhất của các phật tử. Chúng tôi đã quyết định tiếp tục yêu sách của mình và vận động hành lang nhằm dành sự ủng hộ để phật tử được quản lý ngôi đền.”
Anand nói, “Nếu việc quản lý các ngôi đền, nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo và đền thờ của đạo Sikh không nằm sự quản lý của các giáo phái khác, vậy thì tại sao ngôi đền Đại Bồ Đề lại phải chịu cảnh như vậy?”
Theo luật hiện hành, ủy ban quản lý ngôi chùa tại Bồ Đề Đạo Tràng phải gồm bốn phật tử và số thành viên theo Ấn giáo tương đương với thời hạn làm việc là ba năm với quan tòa hạt Gaya như là cựu chủ tịch chính thức của ủy ban.