Giới thiệu:
Bài viết sau đây tìm hiểu về con đường trở thành một nữ tu sĩ Kim Cang Thừa của một nữ doanh nhân nổi tiếng – Huỳnh Long Ngọc Diệp. Ngọc Diệp sinh ra trong một gia đình nghèo đông con ở mảnh đất thép Củ Chi – ngoại thành Sài Gòn năm 1971. Ngọc Diệp không có tuổi thơ bởi nhà nghèo, thiếu thốn, Cô không được vui chơi mà phải làm lụng vất vả từ bé. Ngọc Diệp cũng không có tuổi trẻ bởi tuổi
trẻ Cô cũng phải vừa học vừa làm việc cực nhọc để trang trải việc học và phụ giúp gia đình nuôi 4 em ăn học. Nhưng là một cô gái có khát vọng thoát nghèo, lại có khả năng học tập, học giỏi từ bé, tranh thủ mọi điều kiện để học tập. Khát vọng thoát nghèo giúp Cô từ một doanh nghiệp nhỏ phát triển thành một doanh nghiệp lớn và trở thành một người có thể gọi là thành đạt trong xã hội: Giám đốc Công ty Huỳnh Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ngọc Việt. Khi được tiếp xúc và tìm hiểu Phật pháp, Cô phát nguyện mang Phật pháp đến với mọi người và sống theo tinh thần của Đạo Phật qua: Chuỗi nhà hàng Việt Chay, Công ty truyền thông Phật giáo Mani, Công ty Du lịch Hành hương Ngọc Việt Travel, Siêu thị Pháp Hoa bày bán tất cả các vật phẩm liên quan
đến Phật giáo, Xưởng may Pháp phục Lam Hiền chuyên may y phục Phật giáo; tổ chức chương trình “Chất lượng cuộc sống” chia sẻ giáo lý đạo Phật, “Giai điệu Yêu thương” để làm giàu âm nhạc Phật giáo.
Bài viết này sẽ trả lời những câu hỏi: Vì sao Ngọc Diệp lại từ bỏ tất cả sự thành công, địa vị, sự giàu có để xuất gia? Vì sao Ngọc Diệp lại chọn Pháp môn Kim Cang Thừa để tu tập? Đây thực sự là một quyết định khó khăn bởi trong bối cảnh Việt Nam, 90% Phật tử theo Phật giáo Đại thừa, Pháp môn Kim Cang Thừa vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi. Cô có gặp trở ngại gì trong cuộc sống tu tập không và có còn tiếp tục tham gia công việc kinh doanh không? Cô đã đạt được những gì sau khi xuất gia và tu tập theo Pháp môn Kim Cang Thừa? Những dự định sắp tới của Cô là gì?
Tiếp xúc với nữ doanh nhân Ngọc Diệp, nay là Sư cô Đức Tâm là một nhân duyên tốt lành. Bài viết không chỉ là một nghiên cứu qua tài liệu, những trang viết về Cô mà còn là một phóng sự sống động về một con người luôn luôn tâm niệm “bổn phận của mình là phải giúp người khác”, người đã có nhiều đóng góp cho đời sống vật chất và tinh thần của mọi người trong xã hội nói chung, trong Phật giáo nói riêng.
Doanh nhân, Phật tử Huỳnh Long Ngọc Diệp tại nhà hàng Việt Chay do cô làm giám đốc trước khi xuất gia
Đôi nét về Huỳnh Long Ngọc Diệp.
Huỳnh Long Ngọc Diệp sinh ra trong một gia đình nghèo đông con ở mảnh đất thép Củ Chi – ngoại thành Sài Gòn năm 1971. Ngọc Diệp không có tuổi thơ bởi nhà nghèo, thiếu thốn, Cô không được vui chơi mà phải làm lụng vất vả từ bé. Ngọc Diệp cũng không có tuổi trẻ bởi tuổi trẻ Cô cũng phải vừa học vừa làm việc cực nhọc để trang trải việc học và phụ giúp gia đình. Nhỏ nhắn, xinh xắn, ít ai nghĩ rằng Cô lại phải bươn chải từ rất sớm. Học xong phổ thông, Cô bé Ngọc Diệp không thể tiếp tục học lên đại học mặc dù Cô học rất giỏi. Nhà nghèo, Cô phải nghỉ học để buôn bán, phụ giúp bố mẹ nuôi 4 đứa em ăn học. Tuy nhiên, sự ham học và khát vọng thoát nghèo luôn âm ỉ cháy trong Cô. Có khả năng học tập, học giỏi từ bé, nên Cô tranh thủ mọi điều kiện để học tập. Dù công việc rất bận rộn, Cô vẫn dành thời gian để tự học và học thêm Anh văn. Khi tích lũy được vốn ngoại ngữ kha khá, Ngọc Diệp quyết định lên Thành phố Hồ Chí Minh để kiếm tiền và thực hiện ước mơ được học đại học. Cô làm đủ các việc như gia sư, thư ký, bán hàng,… những công việc giúp Cô
tích lũy khá nhiều kinh nghiệm. Nhưng lúc này Cô không hề nghĩ mình sẽ trở thành một doanh nhân mà chỉ có ước mơ giản dị: “trở thành một cô giáo”.
Có lẽ con đường kinh doanh đến với Cô như một cái duyên. Trải qua nhiều công việc khác nhau, cuối cùng Cô về làm ở công ty sản xuất chai lọ thủy tinh. Khi đã có một số kinh nghiệm, Cô quyết định mở tiệm vải để kinh doanh. Sau đó, Cô mở đại lý chai lọ thủy tinh cho công ty cũ. Từ kinh doanh chai lọ thủy tinh, Cô nghĩ đến việc cung cấp nắp đậy cho chai lọ thủy tinh, sau đó là bao bì thực phẩm và máy móc công nghiệp. Năm 1996, Công ty Huỳnh Long ra đời, đánh dấu mốc phát triển trên con đường trở thành một doanh nhân thành đạt của Ngọc Diệp.
Công ty Huỳnh Long ngày càng phát triển và lớn mạnh. Ước mơ thoát nghèo cho Cô và cho gia đình đã trở thành hiện thực. Giờ đây, Cô lại nghĩ đến ước mơ thoát nghèo cho quê hương nơi Cô sinh ra, đất thép Củ Chi. Cô nghĩ: “Chỉ có lập xưởng sản xuất mới có thể tạo được nhiều công ăn việc làm cho mọi người”. Vậy là Cô quyết định mở xưởng sản xuất mũ, nón ở Củ Chi. Xưởng được mở ra và tạo việc làm cho hàng trăm công nhân ở Củ Chi.
Khát vọng thoát nghèo giúp Cô từ một doanh nghiệp nhỏ phát triển thành một doanh nghiệp lớn và trở thành một người có thể gọi là thành đạt trong xã hội: Giám đốc Công ty Huỳnh Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ngọc Việt… Nhưng, thay vì kiêu hãnh với sự thành đạt nhanh chóng, Ngọc Diệp là một cô gái khiêm nhường. Cô luôn nghĩ rằng thành công của Cô do may mắn nhiều hơn là thực lực. Cô luôn nghĩ: “Mình may mắn được trời cho như vậy thì chia sẻ là điều bình thường… Bổn phận của mình là phải giúp người khác.” Trong công việc kinh doanh, Cô cũng luôn giúp đỡ những nhân viên cấp dưới. Cô tận tình chỉ bảo khi nhân viên mắc sai sót lần đầu, còn khi nhân viên mắc sai sót lần hai, Cô lại nhận lỗi về mình. Cô nói: “Đã biết họ sai lần đầu mà để họ tiếp tục tái phạm thì đó là lỗi của mình”. Sự giúp đỡ ấy khiến nhân viên không chỉ nể phục mà còn gắn bó hơn với Công ty.
Có thể nói, Ngọc Diệp là một doanh nhân “hướng Phật”. Ấn tượng với cuộc đời Đức Phật, người có đầy đủ mọi thứ mà người đời mơ ước nhưng đã từ bỏ tất cả để tìm đến con đường giác ngộ giải thoát làm lợi cho chúng sinh, Cô đã tìm hiểu về đạo Phật và phát tâm quy y Tam Bảo, chính thức trở thành một Phật tử, trở thành một doanh nhân Phật tử. Cô đã làm rất.
Doanh nhân, Phật tử Ngọc Diệp thế phát xuất gia do Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện, UV Thường trực HĐTS, Quyền Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương xuống tóc tại Quan âm Tu Viện, Q. Phú Nhuận
nhiều việc khi là một doanh nhân Phật tử: mở chuỗi nhà hàng chay để khuyến khích mọi người ăn chay, mở Công ty truyền thông Phật giáo Mani, Công ty du lịch hành hương Ngọc Việt Travel, Siêu thị Pháp Hoa bày bán tất cả các vật phẩm liên quan đến Phật giáo, mở xưởng may Pháp phục Lam Hiền chuyên may y phục Phật giáo; tổ chức chương trình “Chất lượng cuộc sống” để chia sẻ giáo lý đạo Phật, “Giai điệu Yêu thương” để làm giàu âm nhạc Phật giáo. Chuỗi nhà hàng Việt Chay (Viet Chay Group) được mở vào cuối năm 2007.
Tiếp theo là sự ra đời của một chuỗi các nhà hàng chay khác do Cô và những cộng sự thành lập như nhà hàng chay Mandala, nhà hàng chay Vajra (TP.HCM). Nguồn lợi thu được từ các nhà hàng, các cơ sở kinh doanh sản xuất nói trên đều được dùng vào việc hoằng pháp và làm từ thiện. Chương trình “Chất lượng Cuộc sống” được tổ chức 2 tuần 1 lần tại Nhà hàng chay Mandala vào chiều thứ 7, trong đó, Cô mời những tu sĩ Phật giáo đến thuyết pháp, nhằm chia sẻ giáo lý đạo Phật và nếp sống nhân bản tri thức dành cho doanh nhân và tri thức trẻ.
Chương trình ca nhạc Phật giáo “Giai điệu Yêu thương” tại nhà hàng Việt Chay vào tối ngày 2 và ngày 16 âm lịch mỗi tháng đã góp phần rất lớn trong việc làm giàu âm nhạc Phật giáo. Cô cho rằng “âm nhạc đối với vạn vật không chỉ là sự biến chuyển của âm thanh” mà còn tác động thay đổi rất lớn. Có thể nói, ngay cả trước khi trở thành một nữ tu sĩ Phật giáo, tinh thần Phật giáo đã ăn sâu vào tâm thức của doanh nhân Ngọc Diệp. Cô có tâm nguyện mang
Phật pháp đến với mọi người để mọi người cũng có được lợi lạc từ sự tu học theo đạo Phật như Cô.
Con đường trở thành một nữ tu sĩ Kim Cang Thừa
Vào năm 2002, doanh nhân Ngọc Diệp quy y Hòa thượng Thích Trí Quảng, trở thành Phật tử. Nhờ đó, Cô có nhân duyên đi làm từ thiện, có cơ hội đọc sách “Bước đầu học Phật” của Hòa thượng Thích Thanh Từ và giác ngộ được ba chữ “Giả – Tạm – Thật”. Những bài thuyết pháp của Hòa thượng Thích Trí Quảng cũng tác động nhiều đến nhận thức của Cô.
Từ khi biết đến đạo Phật, tu học theo lời Phật dạy, cuộc sống của nữ doanh nhân Ngọc Diệp có nhiều thay đổi. Cô không chú trọng đến những thứ thể hiện “đẳng cấp” của người doanh nhân mà sống giản dị, ăn chay trường, điềm tĩnh hơn và luôn tự nhủ lòng phải sống vì người khác nhiều hơn. Cô đã tập buông xả dần dần bằng việc chuyển nhượng quyền quản lý và sở hữu ba Công ty sản xuất, kinh doanh cho các em của mình. Càng ngày, Cô càng muốn dành nhiều thời gian phụng sự Đạo Pháp. Cô thấy rằng, đời sống tâm linh rất cần thiết, nhưng đa số lại chạy theo đời sống vật chất mà quên đi đời sống tâm linh. Việc cân bằng đời sống vật chất và tâm linh là rất cần thiết.
Công việc kinh doanh “hướng Phật” đã giúp Cô có điều kiện thâm nhập vào trong nếp sống của Đạo Phật, tiếp xúc gần gũi với các vị Tăng Ni, Cô cảm nhận giá trị của Từ Bi – Trí Tuệ. Từ đó, nhận thức của Cô về những việc mình làm cũng thay đổi. Cô thấy tất cả những cống hiến, đóng góp của mình cho Đạo
Pháp quá nhỏ bé, chưa bằng hạt cát. Ý chí thôi thúc xuất gia tu học, trở thành người tu sĩ Phật giáo bắt đầu nảy nở và lớn lên từng ngày. Cô muốn trở thành người xuất gia để lòng thanh thản hơn, để có thể toàn tâm toàn ý phụng sự Đạo pháp. Như vậy, do nhận thức được tầm quan trọng của đời sống tâm linh, sự vi diệu của thế giới tâm linh và quy luật nhân quả nên Cô.
Sau khi được Ni trưởng thế phát xuất gia và được sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm Tu Viện (TP.HCM) đặt Pháp Danh là Đức Tâm
muốn từ bỏ tất cả để có được cuộc sống tâm linh cao hơn. Cô mong muốn có thể giúp cho nhiều người xung quanh có được lợi lạc từ cuộc sống tâm linh như Cô. Cô tin rằng, nếu là một nữ tu sĩ thì khi nói sẽ có nhiều người nghe hơn là một doanh nhân.
Chia sẻ với chúng tôi về lý do xuất gia, Cô nói: Con người có đời sống vật chất và đời sống tâm linh. Về đời sống vật chất, bản thân con từ một người con nhà nghèo không có gì, làm việc vất vả rồi mở doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp lớn, rồi doanh nghiệp rất lớn, rồi thành công, có cuộc sống đầy đủ về vật chất. Vì xuất thân nghèo khó nên con thấu hiểu người nghèo cần gì và từ đó có tâm nguyện giúp đỡ người nghèo. Lúc này, con chưa biết đến Phật pháp.
Điều đáng lưu ý là Ngọc Diệp đã chọn dòng tu Kim Cang Thừa, một việc làm can đảm và bản lĩnh trong bối cảnh xã hội Phật giáo ở Việt Nam chưa công nhận dòng tu này1. Tuy nhiên, Cô vẫn mặc trang phục màu lam của đại đa số nữ tu sĩ Việt Nam, thay vì mặc trang phục màu đỏ của dòng Kim Cang Thừa. Cô cho rằng: “Mình theo Phật giáo Ấn Độ nhưng mình vẫn là người Việt Nam, quan trọng là nhập cái Phật tính, Phật tâm bên trong chứ không phải là chuyện trang phục.” Về lý do lựa chọn dòng tu Kim Cang Thừa, Cô chia sẻ: Lựa chọn Kim Cang Thừa là do nhân duyên, nhân duyên gặp các thầy, tham dự các khóa lễ của dòng tu Kim Cang Thừa và những ảnh hưởng của dòng tu này đã trực tiếp đi vào tâm thức Cô. Cô rất ấn tượng với những câu nói nổi tiếng của Đức Dalai Lama.
Có người hỏi Đức Dalai Lama: “Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại?”
Ngài trả lời: “Con người… bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe… Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai… Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết… nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ… ”
Từ đó, Cô đã tìm hiểu về Ngài Dalai Lama, về Kim Cang Thừa, thế giới Kim Cang Thừa mở ra, lúc nào Cô cũng canh cánh nghĩ nếu đủ duyên sẽ tu theo
1 Hiện nay, ở Việt Nam có 3 dòng tu chính thức được Giáo hội chấp nhận, đó là: Mahayana (Phật giáo Đại Thừa), Theravada (Phật giáo Nguyên Thủy) và Mendicant Buddhism (Phật giáo Khất Sĩ).
pháp môn Kim Cang Thừa. Những khóa lễ, những câu niệm chú cứ hiện ra trong tâm thức Cô. Cô đã tìm đến Ngài Dalai Lama và cuối cùng đã có dịp được diện kiến Ngài tại Dharamshala, Ấn Độ năm 2010. Khi gặp Ngài, Cô đã hỏi: “Thưa Ngài, con có xuất gia được không?” Đức Dalai Lama đã trả lời: “Rất được, rất tốt, con sẽ là một “special nun” (nữ tu sĩ đặc biệt). Từ đó, Cô cảm thấy con đường xuất gia rất gần, Cô muốn bỏ tất cả để đi tu, Cô cảm thấy có sự thôi thúc rất mạnh mẽ từ bên trong muốn xuất gia. Vì vậy, trở về Việt Nam Cô bắt đầu sắp xếp công việc để xuất gia.
Sáng ngày 26 tháng 7 năm 2013, lễ thọ giới của Cô đã được tổ chức tại Quan Âm Tu Viện (TP.HCM) với sự chứng minh của đông đảo chư Tôn đức Ni trong Giáo hội cùng nhiều anh chị em, bà con quyến thuộc và bạn bè. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Cô: chính thức trở thành nữ tu sĩ Phật giáo, là đệ tử của Sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm Tu Viện (TP.HCM) với pháp danh Đức Tâm.
Đến nay đã 4 năm trôi qua, Cô đã chia sẻ về những điều mà Cô đã thọ nhận từ khi xuất gia: có ba cái thấy rõ, đó là (1) Sự an lạc, vững tâm: trước một việc trước đây coi là việc lớn thì bây giờ thấy bình thường; (2) Những gì trước giờ mình làm thấy lớn lắm thì giờ thấy nhỏ; (3) Trước đây nghĩ rằng mình giỏi thì bây giờ thấy mình còn phải học nhiều. Ngoài ra, còn có nhiều trải nghiệm tâm linh mà Cô không thể diễn tả bằng ngôn từ. Từ một doanh nhân có cuộc sống đầy đủ đến một cuộc sống giản dị với những quy định nghiêm ngặt của đời sống tu hành, Cô không phải không có lúc thấy mệt mỏi. Những khóa tu căn bản của người mới tu rất khó, phải lễ lạy nhiều, trì chú nhiều, thân thể mảnh mai của Cô đôi khi dường như không đủ sức. Nhưng bằng ý chí “thép” của một cô gái đất Củ Chi, Cô đã vượt qua mọi khó khăn và giữ vững niềm tin trên con đường tu tập và có nhiều đóng góp cho Phật giáo.
Một trong những đóng góp đặc biệt có ý nghĩa của doanh nhân Phật tử Ngọc Diệp – Sư cô Đức Tâm là việc mở Trung tâm Tịnh Hóa. Ý tưởng thành lập Trung tâm Tịnh Hóa xuất phát từ thực tế là hiện nay có nhiều ấn phẩm Phật giáo và tranh tượng hỏng cũ bị bỏ vào những nơi thiếu tôn nghiêm gây mất cảnh quan đô thị. Nhiều chùa vô hình chung trở thành nơi để cho tín đồ Phật tử đem đến “gửi” những loại “rác thải” tâm linh đó. Nhưng vấn đề là chùa ở các thành phố lớn không có đủ chỗ cho việc lưu giữ các loại ấn phẩm, tranh tượng cũ ấy. Do vậy, việc thu gom và xây dựng một nơi trang nghiêm để lưu giữ các ấn phẩm, tranh tượng hư cũ trở thành một nhu cầu cấp thiết. Từ thực tế đó, nữ doanh nhân Ngọc Diệp – Sư cô Đức Tâm đã nảy sinh ý tưởng thành lập một trung tâm tịnh hóa để thu gom và tịnh hóa các kinh sách, tranh tượng Phật giáo hư cũ một cách tôn nghiêm, đúng theo tinh thần Phật giáo. Trung tâm Tịnh Hóa ra đời vào ngày 12/12/2012. Từ đó đến nay, Trung Tâm đã tiếp nhận, thu gom được rất nhiều ấn phẩm, tranh tượng hư cũ. Ban đầu, Trung tâm chỉ thu gom các ấn phẩm trên địa bàn TP. HCM nhưng sau đó đã thu gom ở các tỉnh lân cận. Trụ sở chính của Trung tâm tại Huyện Củ Chi (TP. HCM) đã được khánh thành vào ngày 28 tháng 8 năm 2016 với không gian rộng rãi phục vụ cho việc lưu trữ, phân loại và xử lý các ấn phẩm, tranh tượng đã được thu gom.
Nhận xét, đánh giá
Nữ doanh nhân Phật tử Huỳnh Long Ngọc Diệp, nay là Sư cô Đức Tâm, được nhiều Tăng Ni, Phật tử ở Thành phố Hồ Chí Minh biết đến. Khi còn là một nữ doanh nhân, Cô đã có nhiều hoạt động xã hội giúp đời. Khi trở thành một nữ tu sĩ Phật giáo, Cô tiếp tục các hoạt động từ thiện xã hội và đặc biệt còn phát triển Trung Tâm Tịnh Hóa. Cuộc đời và sự nghiệp của Cô được nhiều người ngưỡng mộ. Theo Dương Hoàng Lộc, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh: “Cô là một nét đẹp tiêu biểu cho nhân cách lẫn lối sống của người Phật tử Việt Nam, một con người luôn tín tâm với đạo Phật và hộ trì đắc lực trong việc hoằng dương chánh pháp. Sau khi xuất gia tại Quan Âm Tu Viện, trở thành Sư cô Đức Tâm, vị Ni trẻ này có nhiều phấn đấu trên bước đường tu tập, nhất là có nhân duyên với Kim Cang Thừa… Có thể nhận xét rằng, Sư cô Đức Tâm chính là một tấm gương lớn về hạnh buông xả, sự tinh tấn và khát vọng cầu đạo giải thoát, tìm nương tựa từ giáo lý vi diệu của Phật giáo.”
Sư cô Thích nữ Đức Tâm hiện là Ni sinh của Khoa Hoằng pháp của Học viện PGVN tại TP.HCM
Theo PGS.TS. Trần Hồng Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học Việt Nam: “Huỳnh Long Ngọc Diệp thành công trên thương trường vì đã biết vận dụng hai yếu tố căn bản của Phật giáo là Từ bi và Trí tuệ vào hoạt động kinh tế của mình. Từ những thành tựu vững chắc này, Cô đã trở thành nữ tu sĩ, để có điều kiện tham học giáo lý một cách bài bản hơn tại Học viện Phật giáo, nhằm mang lại hiệu quả nhiều hơn nữa trong công cuộc phổ hóa và phổ tế cho chúng sinh.”
Theo doanh nhân Cao Thị Ngọc Hồng, “sống giữa nhiều tiện nghi vật chất, con người ta cũng thường bị cuốn theo những đua chen, tham vọng và không bao giờ thỏa mãn mong cầu. Thế nhưng đối với Sư cô Đức Tâm (Ngọc Diệp) thì có lẽ niềm vui, hạnh phúc và sự an lạc chính là sự buông bỏ vật chất để quay về nương tựa ánh sáng Chánh pháp. Sư cô đã thừa hưởng gia tài quý báu hơn đó chính là sự an nhiên và niềm vui chân thật trong mỗi phút giây hiện tại. Cao cả hơn là nguyện ước Hoằng pháp độ sinh theo bước chân của Đức Như Lai. Đối với bản chất luyến ái của tha nhân thì hành động dám buông bỏ của Sư cô là một việc đáng cảm kích và ngưỡng mộ. Bản tâm thanh tịnh đó như đóa sen vàng chói sáng rực rỡ vươn cao nổi bật giữa lớp bùn đen của cuộc đời.”
Kết luận
Trong cuộc sống thường có nhiều điều bất ngờ xảy ra. Việc doanh nhân Ngọc Diệp xuất gia cũng là một điều hết sức bất ngờ đối với gia đình, bạn bè và nhiều người xung quanh Cô. Hầu như không ai có thể nghĩ được rằng, một nữ doanh nhân tài giỏi và thành đạt như Cô lại có thể từ bỏ tất cả để sống đời sống thanh đạm của một nữ tu sĩ Phật giáo. Quả thực, doanh nhân Ngọc Diệp – Sư cô Đức Tâm, chính là hiện thân của những giá trị cao đẹp trong Phật giáo, đó là: con người phải chú trọng đến đời sống tâm linh, phải cân bằng giữa đời sống vật chất và tâm linh; khát vọng thoát nghèo không chỉ là thoát nghèo cho bản thân, mà còn là thoát nghèo cho những người nghèo xung quanh, phải hết sức giúp đỡ người nghèo khó, kém may mắn hơn mình; “giác ngộ” không chỉ là giác ngộ cho bản thân, mà còn là đem ánh sáng của Đạo Pháp đến với nhiều người xung quanh hơn; sự cần thiết phải “buông bỏ” để có thể sống thanh thản hơn; trí tuệ giàu lên nhờ những gì bạn nhận được, con tim giàu lên nhờ những gì bạn cho đi…
TS. Tỳ kheo Ni Thích nữ Như Nguyệt: Giảng viên Khoa Lịch sử Phật giáo Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM