Trang chủ Tuổi trẻ TT. Minh Hiền: Chùa Hương rộng cửa đón bạn trẻ

TT. Minh Hiền: Chùa Hương rộng cửa đón bạn trẻ

Thượng tọa đã có một buổi phỏng vấn với phóng viên Lương Thu Hương của tờ Vietnam news của TTXVN về lối sống của các bạn trẻ và xu hướng đến với Thiền.

Phóng viên: Trong kỳ nghỉ hè, cha mẹ thường gửi con đến chùa để tham dự các khóa học thiền. Chùa Hương có tổ chức khóa học thiền nào trong mùa hè không?

TT. Minh Hiền: Không giống như nhiều ngôi chùa khác thường chỉ tổ chức khóa học thiền vào mùa hè, những khóa học kiểu này được tổ chức ở chùa Hương quanh năm, đặc biệt vào mùa xuân. Tuy nhiên, các Phật tử trẻ có thể đến và tham dự bất cứ lúc nào thuận tiện, không theo một thời gian cụ thể nào. Điều này xuất phát từ vị trí địa lý xa xôi của chùa Hương.

PV: Điều kiện để tham dự những khóa thiền này là gì?

TT. Minh Hiền: Mọi người từ 12 – 60 tuổi đều có thể tham dự khi có đủ nhân duyên. Từ khi chùa Hương tổ chức những khóa học này, có rất nhiều Phật tử tham dự. Thậm chí có cả những bé mới sinh cũng được cha mẹ đưa đến chùa để tham dự khóa học thiền.

PV: Phật tử trẻ được dạy như thế nào trong những khóa học này?

TT. Minh Hiền: Trong những ngày đầu tiên, Phật tử trẻ được dạy làm quen với đời sống của một nhà sư, ví dụ như cách ăn, ngủ và thư giãn như một tu sĩ Phật giáo. Mục đích của các khóa học là cung cấp cho Phật tử trẻ những khái niệm cơ bản về thiền và Phật giáo, vì vậy phương pháp dạy chủ yếu là thuyết giảng, tụng kinh và lễ Phật.

Đáng tiếc là nhiều chùa trong các thành phố lớn không thể cung cấp các khóa thiền cho trẻ em vì cơ sở vật chất hạn chế. Hầu hết các chùa đều quá nhỏ nên không có không gian cho từ 50 – 100 em. Tuy nhiên, các Phật tử trẻ không nhất thiết phải tham dự tại các chùa gần nhà. Vì vậy chùa Hương chấp nhận các em từ các tỉnh xa.

Trong vài năm gần đây, THPG Hà Nội đã tổ chức các khóa học thiền cho thiếu nhi trong nhiều chùa vào kỳ nghỉ hè. Phật tử trẻ, thậm chí không phải là Phật tử được học những điều đơn giản nhất như hát, trò chơi, các hoạt động lành mạnh thích hợp với lứa tuổi trong nhiều chùa, ví dụ như Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

PV: Thầy vừa nói một trong những phương pháp dạy chính là thuyết giảng. Vậy chủ đề thuyết giảng là gì?

TT. Minh Hiền: Các bài giảng có chủ đề lịch sử và giáo lý Phật giáo. Phật tử trẻ cũng được dạy những bài học đơn giản, như luật nhân quả, vì vậy các em hiểu hậu quả của việc sát sinh, đặc biệt là lấy những thứ không thuộc về mình.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra. Làm sao giáo dục các em về những điều này? Ở chùa Hương, Phật tử được giáo dục với sự tham gia của các sư thầy, giáo viên và đặc biệt là gia đình.

PV: Phương pháp dạy của chùa Hương khác gì các chùa khác?

TT. Minh Hiền: Chùa Hương có một địa thế đặc biệt mà nhiều chùa khác không có. Chùa có lợi thế cạnh rừng, và vì thế đương nhiên gần gũi với thiên nhiên. Do đó, Phật tử trẻ được dạy khác biệt đôi chút. Các em được phép vào rừng để khám phá tự nhiên, vì thế các em có thể hiểu, tôn trọng và giữ gìn tự nhiên thay vì làm tổn hại. Và quan trọng hơn, các em sẽ tăng trưởng tình yêu với đất mẹ.

Thêm mữa, các Phật tử cũng có thể tìm thấy tình yêu và sự biết ơn với vùng đất họ đang đặt chân, bằng cách học về hậu quả của việc phá hủy chúng như phá rừng chẳng hạn.

PV: Bên cạnh các Phật tử trẻ tham dự các khóa học thiền, cũng có nhiều bạn trẻ khác đến chùa Hương để học cách sống. Các bạn được dạy như thế nào ở chùa Hương?

TT. Minh Hiền: Họ sẽ được học cách ăn chay, cách cười, thở và tập trung. Đó là cuộc sống. Nói gắn gọn, họ được dạy những điều tưởng chừng như mới nhưng thực ra lại đơn giản trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

PV: Thầy có khuyến khích nhiều hơn nữa các Phật tử trẻ tham dự các khóa thiền ở chùa Hương?

TT. Minh Hiền: Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu và quy luật xã hội. Các khóa thiền còn được tổ chức từng nào vẫn xã hội còn những mối phiền muộn, ngược lại, sẽ không còn cần thiết. Giống như bệnh viện có những toa thuốc cho từng bệnh cụ thể, nhà chùa cũng có những phương thuốc khác nhau để chữa bệnh cho xã hội. Một người trộm, cướp nghiện được chữa trị với các phương pháp khác nhau để họ có thể được kéo lên khỏi vũng bùn tội lỗi.

PV: Hiện nay, có nhiều hành vi không thể chấp nhận được, tuy nhiên, nhưng một số người trẻ chấp nhận, thậm chí ủng hộ. Ví dụ, hai bạn trẻ nói tục, người lớn cảm thấy khó chịu trong khi các bạn trẻ khác lại cho rằng đó là sành điệu.

TT. Minh Hiền: Có nhiều trường hợp như vậy, và đó là hậu quả của giáo dục. Việc giáo dục của chúng ta còn nhiều vấn đề, ngoài ra còn có vấn đề của gia đình và xã hội. Đó là một xu hướng xấu, một xu hướng thường thấy, tồn tại trong thời gian ngắn trước khi mất đi.

PV: Thầy có lời khuyên gì dành cho giới trẻ ngày nay?

TT. Minh Hiền: Tôi chúc tất cả bạn trẻ sức khỏe tốt, tâm an, niềm tin vững chắc và trí tuệ sâu sắc. Họ nên nhận thức rõ mình là ai, không làm điều gì gây tổn hại tới vị thế xã hội của mình.

Trọng Hoàng (dịch)