Trang chủ Tin tức TT.Huế: Lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông

TT.Huế: Lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông

92
Tham dự Lễ Tưởng niệm có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự tỉnh GHPG Thừa Thiên Huế; Chư tôn Hòa thượng Giáo Phẩm Chứng Minh Ban Trị sự; Chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự, các banh ngành trực thuộc, Ban Trị sự Phật giáo các huyện, thị xã; Chư Tôn Hoà thượng, chư Thượng toạ, Đại đức Tăng ni; Quý vị Trú trì các Tổ đình, Tu viện, Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất; Hội đồng điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật Học Thừa Thiên Huế; Ban Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức; Phân Ban Gia đình Phật tử Tỉnh Thừa Thiên Huế; Ban hộ Tự và Ban Huynh trưởng GĐPT; Các niệm Phật đường, các Đạo tràng, Đoàn, chúng cư sĩ Phật tử tu học chánh pháp và toàn thể đồng bào phật tử các giới đã về tham dự lễ Tưởng niệm đông đủ.
 

Ban Nghi lễ cung nghinh Chư Tôn Hòa thượng Chứng minh quang lâm lễ đài

Chư Tôn đức các ban ngành trực thuộc BTS
 

Về Phía Lãnh đạo Chính quyền Mặt Trận các cấp có Ông Ngô Hòa – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Ông Phạm Quốc Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận tỉnh; ông Hoàng Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBMT TQVN tỉnh; Ông Nguyễn Tài Tuệ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh; Ông Mai Văn Hà – Giám đốc Công An tỉnh cùng các Ông, Bà, đại diện các Ban ngành trong tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế và phường Trường An.
 

Lãnh đạo chính quyền các cấp

Thượng tọa Thích Huệ Phước – UV HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng BTS kiêm Chánh Thư ký điều hành chương trình buổi lễ

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng BTS kiêm Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh cung tuyên Tiểu sử của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông. 

Hòa thượng Thích Hải Ấn cung tuyên tiểu sử

Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
 
Lớn lên, năm 16 tuổi (1274), Ngài được lập làm Đông cung Thái tử và cùng năm Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, trưởng nữ Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc lão thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh để dạy cho Ngài như Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ Cố v.v… tất cả đều hết lòng dạy dỗ. Chính Vua cha cũng đã soạn Di hậu lục để dạy dỗ cho Thái tử cách xử thế, chuẩn bị nối nghiệp sau nầy…”

 

Hòa thượng Thích Khế Chơn – cung tuyên Văn tưởng niệm của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế

 “Hôm nay, dưới anh hào quang tỏa rạng của Đức Phật hoàng, Tăng Ni, Phật tử tỉnh Thừa Thiên Huế xin đốt nén Tâm hương ngũ phần, dâng lời tưởng niệm chân thành, Tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ Lịch đại Tổ Sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh chốn Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở. Đồng thành kính nguyện thực hành: Giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc; nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các Tôn giáo, để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm “Tốt Đời đẹp Đạo”, duy trì truyền thống dân tộc, tự lực, tự cường, phát huy nội lực, đồng nhờ ngoại lực để phát huy Đạo giáo và đất nước phồn vinh, văn minh tiến bộ; tạo dựng một Thiên đường, Cực lạc tại nhân gian trong lòng người, bằng triết lý Thiền là Sống, là Tâm Từ bi chan chứa mọi loài, trong kiếp hiện tại và mai sau của Trần thế, thực hành Bồ tát đạo. Quả thực: Mãi mãi sáng ngời gương Phật Tổ, Ngàn sau còn chiếu rạng nét Tông phong”.

Ông Ngô Hòa phát biểu

Đại diện lãnh đạo Chính quyền, Mặt trận các cấp, Ông Ngô Hòa Phát đã phát biểu“Trong con người và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, Đời và Đạo, Đạo và Đời luôn hoà quyện vào nhau, gắn bó với nhau vì hạnh phúc của muôn dân, vì sự phát triển của đất nước. Với Đời, Trần Nhân Tông là vị Vua nhân từ, trí tuệ, một nhà chiến lược tài ba, luôn nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, hết lòng vì nước vì dân. Trong chiến đấu thì kiên cường, mưu lược. Trong hoà bình thì dành hết tâm sức, tìm kế sách khoan hoà trong nhân dân, đề ra chính sách dưỡng dân, an dân để xây dựng, mở mang đất nước. Người ra sức chăm lo việc nông trang cày cấy, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; mở mang dân trí, chiêu dụ nhân tài, khuyến khích thi cử, phát triển văn hoá. Trong xử thế thì nghiêm khắc với những việc làm sai trái của vua quan, quần thần, kể cả với con mình khi đã làm vua; khoan thứ cho người có lỗi đã biết hối cải, xoá bỏ mọi tỵ hiềm, tập hợp mọi người chung tay xây dựng đất nước. Với nước ngoài thì thực hiện chính sách kết tình giao hảo, hoà hiếu lân bang, mở mang bờ cõi, nhằm giữ nền hoà bình lâu dài cho đất nước”.

Ông Phó Chủ tịch mong muốn Chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đồng bào phật tử và các tầng lớp nhân dân ra sức giữ gìn, kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, của dân tộc, thực hiện tốt hơn nữa chính sách tôn giáo, chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng, phát triển đất nước và tô điểm cho truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo nước nhà.

Tiếp theo là Phần Nghi lễ Tưởng niệm Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông của Chư Tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni và quý vị Lãnh đạo Chính quyền các cấp và cảm tạ của Ban Tổ chức.

 

Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương niệm hương cầu nguyện

Chư Tôn đức cử hành Nghi lễ Tưởng niệm

Chư Tôn Hòa thượng Chứng minh

Chứ Tôn đức Tăng Ni và Lãnh đạo chính quyền các cấp

HT. Thích Chơn Hương – UV HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng BTS kiêm Trưởng Ban Tăng sự phát biểu cảm tạ

Toàn cảnh lễ đài