Trang chủ PGVN Nhân vật Trưởng lão HT Thích Trí Quang – Bậc đại trí đầy dung...

Trưởng lão HT Thích Trí Quang – Bậc đại trí đầy dung dị

1460

Thành tâm kính lễ Đại Lão Hoà Thượng Thích Trí Quang Con người của Dân Tộc & Đạo Pháp, tân viên tịch

Còn đâu nữa bậc chân tu trí sáng (Trí Quang)
Suốt cuộc đời vì đại nghĩa hy sinh
Cho Đạo Pháp Dân Tộc mãi an bình
Sống dung dị cùng quê hương Pháp lữ

Đúng như vậy, Ôn đúng là bậc Long Tượng Thiền Môn, là Nhân Tài Dân Tộc với cuộc sống Đầy Dung Dị. (người viết) (1)

Ôn Thích Trí Quang là người của Dân Tộc

Sau những năm tháng “nếm mật nằm gai” để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự “đàn áp và muốn tiêu diệt Phật Giáo” của gia đình trị Ngô Đình Diệm, họ muốn biến Việt Nam thành nước Chúa, như Phi Luật Tân, khiến từ quân chí dân đều bất mãn, đồng loạt đứng lên, làm Cách mạng 1/11/1963 thành công, nhưng tiếp theo đó là những năm tháng bất ổn chính trị, do tham quyền, rồi tham nhũng, khiến cho Dân Tộc phải liên tục chứng kiến hàng loạt cuộc đảo chính khác (2).

Từ đó Thượng Hội đồng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa được thành lập để chuyển dần quyền lực chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ các tướng lĩnh quân đội về sang các chính trị gia dân sự (2).

Nhưng vận nước vẫn chưa thoát khỏi nạn độc tài, hết gia đình trị Ngô Đình Diệm đến chế độ Diệm không Diệm của Tướng Nguyễn Văn Thiệu, dưới sự ảnh hưởng của Ngài Trí Quang và sự lãnh đạo của Chư Tôn Đức trong Hội Đồng Lưởng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo) GHPGVNTN lại phải tiếp tục đấu tranh và Ôn Trí Quang phải đồng lao cộng khổ với đồng bào và dân tộc cho đến 30/4/1975 và mãi đến bây giờ.

Khẩu hiệu tranh đấu của Phật Giáo lúc bấy giờ, có thể thay đổi tùy thời điểm, nhưng nói chung đều xoay quanh hai chủ đề chính:

1) Yêu cầu chính quyền tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo Hiếp Pháp mới; và

2) Chống chế độ độc tài quân phiệt.

Tất cả đều đứng trên tinh thần Dân Tộc mà đấu tranh, chống lại bạo quyền ngay cả đôc tài Cộng sản và đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho quê hương, đất nước, chứ không đứng về phe phái hay chế độ chính trị nào.

Từ đó Phật Giáo Đồ nói chung và Ngài Trí Quang nói riêng, đều bị cả 2 bên Quốc Gia và Cộng sản chụp mũ.

Ôn Trí Quang là người của Đạo Pháp

Suốt cuộc đời của Ôn đã hiến thân cho Đạo và lo phụng sự chúng sanh, từ khi bắt tay vào lãnh đạo Giáo Hội và linh hồn cho các cuộc đấu tranh, cho đến bây giờ Ôn Trí Quang không lo việc riêng, mà chỉ lo Phật sự chung với toàn đại chúng và chuyên tâm vào hành trì, phiên dịch những Kinh, Luật Luận căn bản để làm giàu kho tàng Pháp bảo và cho Tăng Ni Phật Tử có đủ tư liệu mà tu học.

Ôn Trí Quang là người Dung Dị

Người viết được biết khá rõ về Ôn, từ khi còn ở tại Chùa Ấn Quang, nhờ có một vài huynh đệ cùng lứa, đang thường trú tại đây, nơi đây cũng là trung tâm phát xuất các cuộc biểu tình, nên Chú Kỉnh của ngày nào cũng thường xuyên có mặt và cũng hân hạnh hay được diện kiến Ôn Trí Quang, mỗi khi Ôn bách bộ chung quanh Chùa hay khi Ôn gặp gỡ với nhiều thành phần.

Từ tướng tá, thân hào nhân sĩ, doanh nhân, cho đến những công, nông, binh.

Nhưng Ôn rất thích gặp, nói chuyện với những “bà già trầu” và điều mà Viên Thành nhớ nhất là lời dạy của Ôn: Này các con “Hãy trân quý và thân thiện, hướng đến những người công nông dân lao động, họ rất thuần thành, chất phát, tuy với chân lấm tay bùn, nhưng là những người hy sinh mình, hăng say sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội và cũng rất nhiều tín tâm, thường phát tâm rộng rãi làm phước cúng dường.

Chứ đừng thấy những người bên ngoài mang kiến có vẻ “trí thức” mà ham, chỉ tốn nước trà và phải nhọc lòng nghe chuyện “thị phi” với những “sở tri chướng” của họ mà thôi, chứ khó nhận được sự phát tâm nào cho Phật sự nơi họ cả…”

Ôn Trí Quang là yếu nhân của Phật Giáo và Dân Tộc, là chứng nhân của lịch sử thời cận đại, nhưng không có Chùa và đệ tử riêng, Ôn chỉ sống bình dị trong phép “lục hoà” của đại chúng.

Hết Ấn Quang, đến Quảng Hương Già Lam, rồi về lại Từ Đàm, Ôn cũng sống hài hoà cùng tất cả. Thấy vậy có những “thế lực nhiều tiền lắm của”, muốn Ôn viết “Hồi Ký” nghe nói lại rằng: họ sẽ mua lại với giá rất cao (mấy chục triệu Mỹ kim), nhưng Ôn vẫn yên lặng và từ chối.

Đến giờ phút cuối đời, Ôn vẫn chọn cho mình một cuộc sống và cái chết đơn giản với di huấn là: “không tổ chức tang lễ, không báo tang, không lập bàn thờ, không có bát nhang, không đưa đám, không phúng điếu. 6 giờ sau khi viên tịch thì liệm, liệm xong chuyển đến lò thiêu, thiêu xong mang về chùa làm một số lễ, mỗi lễ cũng làm đơn giản, không thông báo, không mời ai dự cả.

Có người hỏi GSTS Lê Mạnh Thát về di huấn này, thầy Thát bảo thầy Trí Quang hết sức cẩn trọng trong hậu sự của mình, thầy yêu cầu làm đúng các quy tắc trong Kinh Niết Bàn. Người chết không làm phiền người sống, đó cũng là tinh thần của đạo Phật”.

Ôn từ chối các hình thức bề ngoài nhiều tốn kém, tổn phước, không lợi ích gì, mà mong đại chúng hãy lo hành trì và trau dồi kinh luật luận.

Tuy vậy, với tầm cỡ con người của thế giới, của thời đại, đã từng làm “rung chuyển nước Mỹ” và rất nhiều bình luận, trang giấy viết về Ôn, Ôn sống bình dị gần gũi với quần chúng, cho nên Lễ Tang của Ôn đã được Chư vị lãnh đạo Phật Giáo trong và ngoài nước với nhiều Giáo hội, nhiều Tông phái và rất đông đồng bào đến viếng lễ.

Đặc biệt Chư Tôn Đức thuộc Giáo Hội Thừa Thiên Huế, lúc đầu dự định sẽ “trà tỳ” nhục thân của Ôn tại Lò Hoả Thiêu ở Đà Nẵng, nhưng cuối cùng quý Ngài ở Huế đã quyết định về Vườn Địa Đàng tại vùng núi phía Tây thuộc phường Thủy Dương và xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế (3).

Quý Ngài đã khẫn trương trong 2 ngày dựng một lò thiêu thủ công đầu tiên tại Huế (do nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Sính thực hiện) và dựng một “rạp” cao, rộng, lớn để che một Lò thiêu bằng củi có ống dẫn gas thổi đốt Kim Quan, cũng như có nơi cho Chư Tôn Đức hành lễ trước khi Trà Tỳ.

Thời gian đi trà tỳ, mặc dầu trời mưa mỗi lúc một nặng hạt, nhưng hàng vạn người dân Huế, cũng đã dầm mưa để chạy nhiều loại xe từ Chùa Từ Đàm đến Khu Kim Bằng, thành một hàng dài nhiều cây số, để tiễn đưa Kim Quan Ôn đến nơi “trà tỳ”, trên đường di chuyển Kim Quan Ôn, các Chùa đã lập bàn thờ vọng, Chư Tôn Đức và Phật Tử đã chí thành đỉnh lễ mỗi khi Kim Quan của Ôn đi ngang qua.

Thật là một Đại Nhân Trí Quang, với nhiều điều Dung Dị trong suốt cuộc đời, với hành xử đầy Trí Tuệ, đâm đà trong tình yêu Dân Tộc và sự dấn thân cho Đạo Pháp phụng sự chúng sanh,

Trang sử của nhục thân Ôn tuy khép lại, nhưng “Xá Lợi Sọ” (4) tượng trưng cho TRÍ TUỆ và tinh thần “buông xả”, “không dính mắc danh lợi”, với đời sống “dung dị” và cung cách sống, cũng như “lễ tang” của Ôn, lại khiến cho các nhà nghiên cứu, các nhà viết sử, phải tốn rất nhiều thời gian và giấy mực để viết về Ôn, thật đáng trân trọng, xứng đáng cho hàng hậu học phải chân thành đãnh lễ và hành theo.

Viết tại Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, ngày 12/11/2019 (16/10/Kỷ Hợi)

Hậu học, TK Thích Viên Thành, khể thủ

(1) (Người viết (1) Thích Viên Thành, trước đây là Chú Thị Kỉnh, đệ tử của TLHT Thích Như Huệ trước đây là Tuyên Úy Trưởng Không Quân Viêt Nam, sau 1975 vượt biên qua Úc bây giớ là Cố Hội Chủ GHPGVNTNHN UĐL-TTL, Viến Thành đã được Sư Phụ cho về tu học ở Chúng Nguyên Thiều tại PHV Huệ Nghiêm, An Dưỡng Địa, năm 1967 (nơi Hoả thiêu nhục thân Bồ Tát Thích Quảng Đức và đây cũng có một Phật Học Viện lớn nhất miền Nam lúc bấy giờ), có nhiều lớp, từ Sơ Trung nhất đến Cao Cấp, (Nguyên Thiều, Liễu Quán, Thế Thân, Vô Trước, Vạn Hạnh, Huyền Trang… tương đương từ Lớp 1 đến lớp 12, học cả nội điển Kinh Luật Luận, đến một số môn ngoại điển, với tổng cộng trên 300 vị, nên là lực lượng nòng cốt, mỗi khi có các cuộc biểu tình, Giáo Hội đều vận dụng lực lượng này,.

Nơi đây đã đào tạo một số vị lớn, đã thành danh, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp hoằng dương Chánh Pháp lợi lạc quần sanh ở khắp nơi)

Người viết Thích Viên Thành đã từng hân hạnh được biết về Ôn Trií Quang qua những ngày tuyệt thực đấu tranh tại Chùa Tỉnh Hội (Pháp Bảo) Hội An, Quảng Nam – Đà Nẳng, năm 1966 và gần gũi Ôn tại Chùa Ấn Quang, cùng các huynh đệ đồng lứa trong những ngày tham gia “biểu tình Phản Đối Sắc Luật 23/67, biểu tình xuất phát từ về Chùa Ấn Quang, bằng mọi phương tiện tập trung về Trường Bồ Đề Sài Gòn, y hậu sẵn sàng với hàng ngũ chỉnh tề, keó ngang qua Công Trường Quách Thị Trang (Chợ Bến Thành), Quốc Hội rồi tiến về Dinh Độc Lập và nhiều lần biểu tình tiến chiếm lại VNQT vào năm 1967.

(2) Các cuộc đảo chánh sau 1/11/1963: như chỉnh lý tháng 1 năm 1964, binh biến tháng 9 năm 1964, đảo chính tháng 12 năm 1964, đảo chính tháng 2 năm 1965, đảo chính tháng 6 năm 1965…rồi các chính phủ dân sự như: Lúc đầu Bác sĩ Hồ Văn Nhựt sau đó là GS Trần Văn Hương, rồi đến Ông Nguyễn Xuân Oánh và Phan Huy Quát đến Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, đều vẫn không được ổn định. Kết thúc nhiều cuộc dàn xếp và nhiều buổi họp, Hội đồng Quân lực đồng ý để tướng Kỳ làm thủ tướng với danh xưng Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, còn Nguyễn Văn Thiệu là Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia. Lãnh đạo quốc gia qua nhiều thay đổi, nhưng Nền Dân Chủ vẫn chưa thực hiện được, rất dễ bị Cộng Sản mìền Bắc lấy cớ xách động dân chúng chống lại chế độ Cộng Hoà miền Nam.

(3) “Đây là nghĩa trang đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế được quy hoạch bài bản, có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc, an táng và đặc biệt là dịch vụ hỏa táng. Một chi nhánh của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã cũng sẽ được xây dựng trong khuôn viên Vườn Địa Đàng làm nơi du khách thập phương thăm viếng, cầu an chiêm bái, tu tập. Đồng thời tổ chức các lễ cầu siêu, dâng hương vài các dịp lễ lớn trong năm. Mục tiêu của Dự án công viên nhằm mang lại 1 nơi an nghỉ vĩnh hằng cho người đã khuất cùng dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình, góp phần chia sẻ trách nhiệm an sinh xã hội đồng thời tạo thêm một địa điểm du lịch tâm linh”)

(4) Được biết sau khi “trà tỳ” nhục thân của Bồ Tát Thích Quảng Đức để lại “TRÁI TIM TỪ BI”. Bây giờ Ôn, Trí Quang Tro Cốt Xá Lợi chỉ còn lại răng và xương sọ màu trắng bạch “CÁI ĐẦU TRÍ TUỆ được phân chia và tôn thờ 5 tự viện sau đây:

1/ Chùa Đại Giác tại Quảng Bình

2/ Chùa Từ Đàm tại Cố đô Huế

3/ Chùa Linh Mụ tại Cô đô Huế

4/ Tu Viện Quảng Hương Già Lam tại Sàigòn

5/ Chùa Phật Ân tại Long Thành (đệ tử của Ôn là HT Thích Minh Tâm)

6/ Chùa Linh Thái tại Sài gòn (đệ tử Ôn là HT Thích Trung Hậu