Thư pháp bao gồm : Thư của Đại sư Tinh Vân viết cho mẫu thân; thủ tích “Tinh Vân” – thi kệ của Đại sư lúc sơ tâm; bức thư viết tay gửi cho hàng tín đồ lúc Đại sư bế quan tại chùa Tây Lai Hoa Kỳ năm 1986, và dùng hình thức ảnh bố cực to trưng bày 8 chữ “Khúc Trực Hướng Tiền, Phúc Tuệ Song Toàn” của Đại sư đề tặng chúc mừng tân xuân 2013… còn rất nhiều tác phẩm thư pháp của Đại sư tràn đầy thiền tâm trí tuệ, mang niềm vui đến cho mọi người.
09:30, Nghi thức khai mạc triển lãm lưu động Đại Lục 2013 – “Triển lãm Bút Tự Thư pháp Đại sư Tinh Vân” được cử hành tại hội trường Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. Tham dự khai mạc có Đại sư Tinh Vân – nhà thư pháp kiêm Tổng hội trưởng Tổng hội Thế giới hội Phật Quang Quốc Tế; ông Tôn Gia Chánh – Chủ tịch Hội Liên hiệp giới Nghệ thuật Văn Học TQ, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp thương Chính trị toàn quốc lần thứ XI; Hứa Gia Lộ – Phó Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ X; Ông Diệp Tiểu Văn – Đệ nhất Phó Viện trưởng, Bí thư Đảng Học viện chủ nghĩa xã hội Trung Ương; ông Trương Thu Kiếm – Phó Tổng thư ký Hiệp thương Chính trị toàn quốc; bà Triệu Thiếu Hoa – Thứ trưởng Bộ Văn hóa; Cục trưởng Vương Tác An – Cục sự vụ Tôn giáo Quốc gia; Ông Tôn Á Phu – Phó chủ nhiệm thường vụ Văn phòng Đài Loan; ông Vương Phú Khanh – Phó Hội trưởng Hiệp hội Quan hệ hai bờ eo biển; ông Vương Văn Chương – Viện trưởng Viện Nghệ thuật Trung Quốc; ông Lữ Chương Thân – người phụ trách Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc; Pháp sư Học Thành – Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc…
Bà Triệu Thiếu Hoa – Thứ trưởng Bộ Văn hóa phát biểu, … Công lao và thành tích của Đại sư Tinh Vân thật xuất sắc với trí tuệ tuyệt vời giao lưu văn hóa hai bờ eo biển. Riêng nét bút của ngài đúng là biểu đạt một cách cô động, súc tích nhất về trí tuệ phương Đông.
Ông Lữ Chương Thân – Trưởng quản Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc nói, Đại sư Tinh Vân dùng trái tim và trí tuệ của Phật giáo để xây dựng một chiếc cầu nối liên lạc giữa hai bờ, khiến cho mảnh ruộng tâm của dân chúng hai bờ được thắm nhuần hương thơm ngữ mặc. Thấy chữ như thấy tâm, thông qua những tác phẩm thư pháp này, mọi người có thể nhìn thấy được trái tim từ bi của Đại sư.
Tiếp theo, Trưởng quản Lữ Chương Thân trao cho Đại sư Tinh Vân chứng thư Điển Tạng, mười tác phẩm thư pháp “Bất Vong Sơ Tâm” (不忘初心) của Đai sư viết đã được Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc lưu giữ.
Sau lễ khai mạc, Đại sư ngồi xe lăn tiến vào phòng triển lãm khai thị, đồng thời viết một số tác phẩm bằng thư pháp.
Hội trường triển lãm thư pháp của Đại sư Tinh Vân bố trí thật trang nhã, dưới hình thức một bức tranh lớn, Ban tổ chức trưng bày từng giai đoạn hoằng pháp của Đại sư Tinh Vân, và dùng hình thức áp phích giới thiệu sơ nét về nhân duyên Đại sư đến với thư pháp, đó chính là phương tiện để đại chúng hiểu biết và thưởng thức. Điều đặc biệt khiến cho mọi người chú ý là thiết kế chiếc lá Bồ đề tại cửa hội trường triển lãm thật là độc đáo, khiến cho người xem mỗi khi đi qua, cảm thấy rất thân thiết.
Một người đến từ Bắc Kinh khi xem đã hết lời khen, thư pháp của Đại sư Tinh Vân rất mạnh mẽ, hồn hậu tự nhiên, nếu quan sát tinh tế có thể nhìn thấy từ trong đó có một trái tim từ bi của Đại sư, càng thể ngộ kinh nghiệm 70 năm xuất gia của Đại sư Tinh Vân trong đó.
Phòng triển lãm được chia thành một số khu vực: Khu vực thư pháp, khu vực mặc bảo, khu vực thư phòng, khu vực phim ảnh, khu vực sao chép, khu vực khắc chữ, khu vực bản thảo… Ban tổ chức trước tiên đem chữ “Kiết tường”, chữ “Phúc”, chữ “Xuân” của Đại sư Tinh Vân chế thành thác bản (拓版: đồ hình để in chữ) cung cấp cho quần chúng khắc chữ, mọi người khắc chữ xếp thành hàng dài.
Hoạt động này do Viện Nghiên cứu Nghệ thuật Trung Quốc, Hội Cơ Kim Văn Giáo Phật Quang Sơn Đài Loan đồng tổ chức, triển lãm sẽ tiếp tục đến ngày 5/5/2013.