7 giờ 10, tất cả trại viên tập họp tại vườn Tức Tâm – Thiền tự Nam Hoa, sau đó xếp hàng theo từng tổ, ngay ngắn trật tự chuẩn bị xuất phát. Lộ trình hành khước chia làm hai đoạn tiểu lộ và sơn lộ (nông thôn và hương thôn), con đường tương đối dài, lại gập ghềnh khúc khuỷu, nhưng các trại viên đều mang trong lòng trái tim kiền thành vui vẻ hướng về phía trước. Trong quá trình hành khước, các trại viên không quên khám phá tìm tòi ý nghĩa hành khước, vừa đi vừa giao lưu học hỏi với các Pháp sư phụ đạo. Khoảng 9 giờ đã đến Thánh tích ty nạn thạch.
Sau khi ổn định, Pháp sư Tông Nhạc giảng về nguồn gốc đá tỵ nạn cho các trại sinh hiểu rõ hơn: Trong “Lục Tổ Đàn Kinh” có ghi chép, đức Lục Tổ sau khi đắc pháp ở chỗ Huỳnh Mai, ngài cầm y bát xuôi về hướng Nam, trên đường đi bị ác đảng truy giết, ngài liền ẩn vào núi phía trước, bọn ác đảng dùng lửa đốt núi, Lục Tổ ẩn thân trong hốc đá mới tránh được. Nơi hốc đá này còn lưu lại dấu vết ngồi kiết già của Lục Tổ, và những sớ vải y phục vẫn còn hằn trên đá, nhân đó tảng đá này có tên là “Tỵ Nạn Thạch”.
18 giờ 30, Hòa thượng Phương trượng Truyền Chánh khai thị và hướng dẫn nghi thức Thiền tu cho các trại sinh tại Thiền đường phía đông. Trong Pháp thoại, Hòa thượng nói về kinh nghiệm giác ngộ khi được Đại sư Hư Vân khai thị, và dẫn thuật hai bài kệ của Đại sư Hư Vân:
Thang trước thủ, đả toái bôi
Gia phá nhân vong ngữ nan khai
Xuân đáo hoa hương xứ xứ tú
Sơn hà đại địa thị Như Lai
(烫著手,打碎杯
家破人亡语难开
春到花香处处秀
山河大地是如来)
Tạm dịch:
Tay bỏng tách trà bị vỡ hai
Nhà tan người mất hỏi cùng ai
Xuân về thơm ngát mùi hoa nở
Đất trời sông núi chính Như Lai
Và
Bôi tử phốc lạc địa
Hưởng thinh minh lịch lịch
Hư không phần toái dã
Cuồng tâm đương hạ tức
(杯子扑落地
响声明沥沥
虚空粉碎也
狂心当下息)
Tạm dịch:
Tách trà rơi xuống đất
Nghe rõ từng giọt reo
Hư không như vở vụn
Cuồng tâm bặt lúc này
Nhưng kẻ phàm phu bởi chấp trước cái ta (ngã tướng), tâm không lúc nào dừng nghỉ dù chỉ một sát na, thế nên phiền não vẫn đầy ắp. Hòa thượng khuyến khích các trại viên tuổi trẻ nên học nhiều, xem nhiều, tụng nhiều “Kinh Kim Cang”, tham ngộ nghĩa lý sâu sắc “Cái gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng không phải là tướng, tức là thấy được đức Như Lai” trong “Kinh Kim Cang”. Như vậy mới có thể tùy duyên buông xã, thấy rõ vạn vật trên thế gian này một cách lạnh nhạt hờ hững.
Về phương pháp Thiền tu, Hòa thượng nói: “Thiền đường gọi là Tuyển Phật Đường” (nhà tuyển Phật), giống như thi Trạng nguyên vậy, chọn ai ? Ai có thể đậu ? Tất cả đều phải dựa vào chính mình, điều phục, chế ngự, thử nghiệm tâm ý, từ từ điều phục, nhưng lấy gì điều phục? Tức là phải tham câu “niệm Phật là ai” (念佛是谁).
Hòa thượng nói thêm, mỗi năm, Thiền tự Nam Hoa bắt đầu đả “Thiền Thất” vào mồng một tháng mười, ngày cuối cùng đả thiền thất, sư Duy na cầm hương bản đánh vào vai thiền sinh hỏi “niệm Phật là ai” ? Tốt nhất là mọi người không nên lay động, cũng không nên mở miệng, vì chúng ta vẫn chưa khai ngộ”. Hòa thượng còn đề cập đến công án của Thiền sư Mã Tổ để khai thị các trại sinh, học Phật chỉ cần sẵn sàng hạ thủ công phu, vào cổng Thiền Tông, chắc chắn tên mình được đăng trên bảng vàng. Tham thiền học Phật cũng khó mà cũng dễ, điều quan trọng nhất là trong tâm luôn đề khởi “sanh tử là việc lớn”, một cách bức thiết, mà dụng công học đạo.
“Làm thân người khó được nay đã được, Phật pháp khó nghe nay đã được nghe”, Hòa thượng hy vọng mọi người có một trái tim biết ơn, trong những ngày này phải tinh tấn học đạo, hãy đem kiến thức đã học trong “Thiền Duyệt Hành” áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.