Trang chủ Quốc tế Trung Quốc: PG cung cấp nơi ở có giá trị cho người...

Trung Quốc: PG cung cấp nơi ở có giá trị cho người cao tuổi

80

Với  lực lượng lao động giảm dần  và dân số già đi nhanh chóng gây áp lực về lối sống truyền thống và quan hệ xã hội,những  công dân cấp cao của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều bất trắc. Nhưng trong khi  sự trợ cấp từ nhà nước cho người già ở Trung Quốc là vừa đủ và một số lượng lớn các cha mẹ già không thể nương tựa  vào con cái của họ để chăm sóc cho họ thì  Ji Xiang-  một ngôi chùa Phật giáo ở  phía đông nam của tỉnh Phúc Kiến là một tia hy vọng cho những người  bước vào tuổi xế chiều.

66d421385281c240543f6e7a5513f702_715__2

Theo ngân  hàng Thế giới, Trung Quốc có dân số lão hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại. Số liệu từ Cục Thống kê quốc gia của Trung Quốc cho thấy rằng dân số trong độ tuổi lao động của đất nước đạt 911 triệu trong năm 2015, so với gần 222 triệu người cao tuổi. Đến năm 2020, số người trong độ tuổi 16-59 được dự báo sẽ giảm tới 824 triệu người, số người trong độ tuổi lao xuống giảm  từ 66,3% xuống còn  56,9% vào năm ngoái. Sự mất cân bằng  trong cơ cấu nhân khẩu học của Trung Quốc,  ảnh hưởng của một xã hội lão hóa, tỷ lệ sinh thấp, và sự mất cân bằng giới tính đã báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp.

Nhận thức được nhu cầu ngày càng tăng mà không được đáp ứng, Ji Xiang, nằm ẩn mình trên núi của Phúc Kiến, đã trở thành ngôi nhà cuối cùng của hàng chục người già không có nơi nương tựa. Một số người già là dân nghèo không thể sống ở nơi nào khác, cũng có người không có con cái để chăm lo cho mình,  hầu hết đã đến đây từ những nơi  cực kỳ nghèo, không còn khả năng làm việc, họ bị  xem như là một gánh nặng của gia đình và phải tự lo cho bản thân mình.

“Trong khu vực này,  có rất nhiều gia đình bất hạnh. Người già đang thực sự đau khổ, “Nen Thanh, 81 tuổi, sư cô trụ trì đã nói. “Ngôi làng bên cạnh, có một người già có tám người con. Mỗi buổi sáng, ông đã đi đến từng gia đình của con mình nhưng không ai mời ông vào nhà ăn sáng. Ngôi làng đã liên lạc với chúng tôi, nhưng đã quá muộn. Ông đã tự tử. “(BBC)

Mặc dù đã  cao tuổi, sư cô Neng Thanh vẫn là người đi đầu  trong các hoạt động chăm sóc người dân lớn tuổi của chùa và đi vào làng để cứu người cao tuổi-  những người đang chết dần vì thiếu sự chăm sóc. “Thật đau lòng khi chúng tôi  đến đón những người này từ nhà của họ bởi vì một số người  đã bị bệnh trong một thời gian dài,”  sư cô nói. “Đôi khi, con dâu  đã khuyên  chồng bỏ mẹ của họ, vì họ đã mất khả năng làm việc.  Tình trạng sức khỏe của những người già này cực kì xấu, chúng tôi phải đặt họ trên  cáng để mang ra, nhưng sau đó chúng tôi chăm sóc  và sức khỏe đã được phục hồi. “(BBC)

cdafdd0050a74f301525ccef50633f3a_715__2

Ji Xiang là một trong số ít  nơi ở Trung Quốc cung cấp sự chăm sóc miễn phí vào cuối đời , người dân  nhận được sự may mắn từ việc làm của nhà chùa đã có được cuộc sống của mình: sự thoải mái , ý thức cộng đồng và thước đo phẩm giá trong những năm cuối đời của họ.

“Cuộc sống ở ngôi chùa này  rất có tổ chức,” Shi Guazi, 86 tuổi, người cùng phòng với em gái của cô Shi Ngọc Bình, 92. “Chúng tôi bắt đầu đọc sách Phật giáo trước khi bình minh, sau đó chúng tôi ăn sáng. Từ 8-9 giờ sang chúng tôi  làm tụng kinh và trong buổi chiều, chúng tôi nghiên cứu Phật giáo trong một vài giờ nữa. Chúng tôi yêu các nghi thức và thói quen hàng ngày của chúng tôi. (Dailymotion)

Khi lần đầu tiên Shi Guazi  đến chùa, bà rất ốm yếu, phải chịu đau đớn  vì con của bà chỉ cho bà ăn một  bát cơm một ngày. “Tôi có bốn người con trai nhưng không ai muốn chăm sóc tôi”, cô than thở. “Tôi đến đây một mình vào 10 năm trước . Sau đó chị tôi tham gia  với tôi, bây giờ chúng ta sống với nhau và chăm sóc lẫn nhau. ”