Tác phẩm mới lần này của ông là quyển "Dictionnaire amoureux du ciel et des étoiles" tạm dịch là "Từ điển đam mê bầu trời và tinh tú". Như tên gọi của nó, đây là cuốn sách viết dưới dạng từ điển tra cứu rất mô phạm.
Với khoảng một nghìn trang bao gồm 250 mục từ, tác giả Trịnh Xuân Thuận đã đưa ra những giải đáp phần nào những câu hỏi vẫn mãi hiện hữu trong tâm trí của nhân loại đó là nguồn gốc hình thành vũ trụ, các dải thiên hà cùng đó là những suy nghĩ về sự sắp đặt trong vũ trụ, sự điều chỉnh của tự nhiên trong quá trình hình thành vũ trụ.
Trong một lần trả lời AFP, vi Giáo sư đại học đã nói rằng : "Tôi là người Á Đông vì thế tôi lớn lên cùng những quan niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau và không có gì là mãi mãi. Vạn vật luôn thay đổi. Đối với người theo đạo Phật thì sự vật chỉ hiện hữu ở vẻ bên ngoài mà không tồn tại đích thực".
Qủa thực ông là một nhà vật lý thiên văn đã đến với đạo Phật bằng con đường khoa học, cố gắng tìm hiểu chân lý phật giáo với hy vọng soi sáng những bí ẩn của vũ trụ bao la. GS-TS Trịnh Xuân Thuận là một phật tử tự do, ông từng bộc bạch : "Tôi theo đạo Phật, tôi chiêm nghiệm thế giới theo triết lý Phật giáo nhưng với cái nhìn của nhà khoa học".
GS. Thuận cũng cho biết bởi sự hoàn hảo và hài hòa tuyệt vời của vũ trụ, nên ông tin vào nguyên lý sáng tạo, tức là vũ trụ hiện nay không phải được sinh ra ngẫu nhiên, mà được sáng tạo có chủ ý. Tuy nhiên, "Đấng Sáng Tạo" đó không phải là con người cụ thể, như Chúa hay Phật tổ cũng như ông tin rằng loài người chúng ta không phải là duy nhất trong vũ trụ và cùng với những tiến bộ của khoa học, rồi đây chúng ta sẽ khám phá ra những hành tinh có thể tồn tại những hình thái sự sống mà chúng ta có thể tiếp cận.
Trong tác phẩm mới này, tác giả Trịnh Xuân Thuận còn đề cập đến những hiện tượng lạ trong vũ trụ như nguồn sáng Quasars hay những tín hiệu từ thiên hà Pulsars… Đồng thời trong cuốn từ điển này còn có cả những mục từ về lịch sử thiên văn học hay những bài viết mang tính triết học như "khoa học và vẻ đẹp" hay "khoa học và tiện ích".
Người đọc có thể tìm thấy ở đây cái nhìn của tác giả về khoa học. Ông khẳng định trong khoa học không có chuyện hay, dở mà nó cần phải được bổ sung thêm bằng đạo đức khoa học. Ông cho rằng thiên văn học là một ngành khoa học cơ bản thuần túy thế nhưng trong nhiều lĩnh vực khác như sinh học hay hạt nhân thì vẫn luôn phải đối mặt với sự lựa chọn đạo đức.
Trong giới khoa học, nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận quá nổi tiếng. Không chỉ là một nhà vật lý thiên văn có nhiều công trình nghiên cứu gây tiếng vang lớn. Ông còn là người đưa thiên văn, một ngành khoa học cơ bản, trở nên gần gũi với mọi người.
Những tác phẩm về vũ trụ của ông được chúng tiếp nhận nhiều bởi chúng được viết từ một nhà khoa học giàu mỹ cảm, bằng tư duy lô-gích của một nhà khoa học, nhà triết học và trí tưởng tượng của một nhà thơ sành sỏi thiên văn. Chính vì thế mà cuốn "Giai điệu bí ẩn" trở thành tác phẩm bán chạy nhất Pháp và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Với bạn đọc rộng rãi ở VN, nhiều người biết ông qua những tác phẩm nổi tiếng đã được Phạm Văn Thiều dịch ra tiếng Việt, đó là những cuốn Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến giác ngộ), Nguồn gốc…
Có lễ đến đây cũng xin có đôi điều về dịch giả Phạm Văn Thiều, người đã dịch thành công hầu hết các tác phẩm của Trịnh Xuân Thuận được phát hành tại Việt Nam.
Cùng trạc tuổi với Trịnh Xuân Thuận, dịch giả Phạm Xuân Thiều, sinh năm 1946, cũng theo học ngành vật lý lý thuyết tại đại học tổng hợp Hà Nội rồi sau đó tu nghiệp tại Viện vật lý Đại học Paris 6, hiện là Phó tổng thư ký hội Vật lý Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Vật lý và Tuổi trẻ.
Chính ông là người đầu tiên đưa tác phẩm "Giai điệu bí ẩn" của Trịnh Xuân Thuận về với độc giả Việt Nam. Với niềm say mê khoa học, Phạm Xuân Thiều luôn mong muốn được chuyển tải nhiều nhất những kiến thức khoa học của nhân loại đến với công chúng Việt Nam, ông đã làm được điều đó đặc biệt hiệu quả đối với các sách khoa học của Trịnh Xuân Thuận viết bằng tiếng Pháp