Trang chủ Quốc tế Tranh cãi xung quanh việc Thiếu Lâm Tự “nhập thế”

Tranh cãi xung quanh việc Thiếu Lâm Tự “nhập thế”

99

Hiện nay, chùa Thiếu Lâm đã có rất nhiều chi nhánh ở khắp toàn cầu, thu nhập mỗi năm khoảng 17 triệu USD. Việc Thiếu Lâm Tự truyền bá võ thuật và văn hóa Trung Quốc ra các nước được ca ngợi, nhưng mô thức kinh doanh của họ cũng bị phê phán mạnh mẽ ở trong nước.

Năm 1996, Thiếu Lâm Tự là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc lập một trang web chữ Hán, sau đó công bố 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm và các tác phẩm “Dịch cân kinh”, “Tẩy tủy kinh”…


Theo thống kê năm 2004 đã có 15 vạn người truy cập vào trang web này. Sử dụng Internet chỉ là bước đầu tiên của Thiếu Lâm Tự để đi ra thế giới. Ngày nay, biểu diễn võ thuật, giảng kinh luận pháp, đóng phim võ hiệp đã trở thành phương thức để các nhà sư Thiếu Lâm Tự giao lưu với quốc tế.



Với việc Thiếu Lâm Tự gia tăng đưa các đoàn võ tăng đi biểu diễn, ngày càng có nhiều người ở khắp thế giới có cơ hội được chiêm ngưỡng môn võ độc đáo của người Trung Quốc ngay trên quê hương mình. Nhiều người đâm ra si mê kungfu Thiếu Lâm, thậm chí có người còn tìm sang tận Trung Quốc để tầm sư học đạo.


Tuy nhiên, hoạt động giao lưu quốc tế của Thiếu Lâm Tự ngày càng bị thương mại hóa, nhiều người đã chỉ trích Thiếu Lâm Tự quá chạy theo lợi nhuận, không phù hợp với tôn chỉ đạo Phật.



Chương trình biểu diễn Kung fu tại nhà hát lớn tại Thủ Đô BẮC KINH


Có người bày tỏ lo ngại các tăng nhân Thiếu Lâm Tự tham gia quá nhiều vào các hoạt động thế tục sẽ ảnh hưởng đến việc tu hành. Giáo sư  triết học Diêu Vệ Quần ở Đại học Bắc Kinh- một nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng, kungfu không phải là hạt nhân của Phật giáo, chỉ có kết hợp kungfu với những tinh túy của văn hóa Phật giáo như tư tưởng triết học, trí tuệ thiền tông thì mới giúp cho việc truyền bá tốt hơn Phật giáo ra thế giới.


Hiện nay ở Thiếu Lâm Tự không chỉ có Quỹ từ thiện, toà soạn tạp chí Thiền Lộ, Công ty TNHH Thiếu Lâm, Công ty Nghe nhìn, Văn phòng quảng bá Võ thuật.


Tờ “Thời báo Los Angeles” viết về ông Thích Vĩnh Tín: “Thường ngồi xe Jeeb có tài xế riêng đi ra ngoài, đáp máy bay phản lực đi các nước, giao du mật thiết với các nhân vật nổi tiếng ở Hollywood”, là “quan điều hành khoác áo cà-sa”.


Còn báo “The Guardian” (Người bảo vệ) của Anh thì viết: “Thiếu Lâm Tự làm ăn rất lớn, hàng năm thu lợi tới 10 triệu Bảng, trong đó chỉ 1/3 nộp cho nhà chùa”.


Phương trượng Vĩnh Tín thì nói: “Những người dèm pha cần có tư tưởng thông thoáng hơn. Mỗi hòa thượng làm những việc khác nhau, người thì chuyên tâm tu hành, người thì nỗ lực học tập, có người mong được sùng bái. Mỗi người có quyền lựa chọn con đường đi cho mình. Nếu có tăng nhân nào muốn trở thành nhà quản lý kinh doanh thì tôi nghĩ cũng chả sao”.


Thích Vĩnh Tín cho biết, khi ra nước ngoài biểu diễn, các tăng nhân có thể quyên được tiền bạc cho nhà chùa, dùng cho chi tiêu thường ngày và các hoạt động khác.


Năm 2004, Thiếu Lâm Tự đã dùng số tiền lạc quyên được tài trợ cho 1.000 trẻ mồ côi dưới 16 tuổi ở tỉnh Hà Nam. Để giúp các tăng nhân thích ứng với xã hội hiện đại, Thích Vĩnh Tín đã cho họ theo học chương trình MBA (Cử nhân quản trị kinh doanh).



Ông nói: “Phật môn đệ tử xưa nay quá cách biệt với thế giới bên ngoài, bây giờ thời thế đã thay đổi, tăng nhân phải học kỹ năng giao tiếp với người đời, biết tiếng Anh, thông thạo vi tính, thậm chí ra nước ngoài du học để phục vụ Phật giáo và văn hóa truyền thống tốt hơn”.