Cả hai ông bà đều là cựu huynh trưởng Gia đình Phật tử (GĐPT). Điều ngạc nhiên hơn khi biết được gia đình cư sĩ Tâm Bản đã thực hiện vườn Lâm Tỳ Ni đều đặn mấy chục năm nay…
Hơn 50 năm trước, lúc cư sĩ Lệ Phương còn là Oanh vũ đã theo các chị tập làm vườn Lâm Tỳ Ni. Từ đó, hàng năm đến mùa Phật đản, bà đều tự tay trang hoàng bàn thờ Phật đản trong nhà và mỗi năm thiết kế mỗi khác, kích thước lớn dần theo thời gian. Chung cư chật hẹp, lúc đầu gia đình chỉ trang trí những hình ảnh Đản sanh trên bàn thờ Phật ở trong nhà. Từ năm 1996, trước nhà nới rộng được vài mét, nên thỉnh tượng Phật đản sanh bằng xi-măng về và làm lễ đài, trông uy nghiêm sơn. Đặc biệt gia đình cư sĩ Lệ Phương không mấy khá giả nhưng nhờ tâm thành nên để có được lễ đài như hôm nay, bà phải dành dụm từng năm một. Nhớ những năm đầu, thỉnh được một hình Phật đản sanh về dán vào miếng gỗ rồi hai vợ chồng hì hục cưa, đánh giấy nhám. Những năm sau, muốn làm lớn hơn, phải mang tượng đó đi photo, phóng lớn… Sau mỗi kỳ Phật đản, những vật dụng trang trí lễ đài được gói kỹ cất để dành cho mùa Phật đản năm sau… Năm 1960, một vị tôn túc đi Nhật về tặng một cặp lồng đèn và đến nay bà vẫn còn trân trọng treo vào những ngày Phật đản.
Theo cư sĩ Lệ Phương, Phật tử ngày nay-nhất là các huynh trưởng và đòan sinh GĐPT vừa khéo tay, lại có nhiều điều kiện và phương tiện, chỉ cần phát tâm và chịu khó một chút là có thể thực hiện được vườn Lâm Tỳ Ni tại nhà. Đó cũng là một cách báo ân Phật.