* Năm nào chúng ta cũng tổ chức Đại lễ Phật đản nhưng năm nay, Việt Nam đăng cai tổ chức với hơn 1.400 đại biểu quốc tế đến từ 94 quốc gia, 2.000 chư tôn giáo phẩm và hàng triệu Phật tử… tham gia. Đây là cơ hội tốt nhất để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam mến khách, con người Việt Nam hiền hòa và chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. Dịp này, cũng trùng với kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam. Ai cũng biết đức Phật ra đời để giúp đỡ chúng sinh chịu nhiều khổ đau, còn Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khi dân tộc Việt Nam còn đau khổ. Có thể thấy đạo pháp nhà Phật và tư tưởng bác ái của Người có những điểm tương đồng.
– PV: Công tác chuẩn bị ở TPHCM ra sao, thưa Hòa thượng?
– Hòa thượng Thích Thiện Tánh: Ở TPHCM, lễ đài sẽ được dựng tại SVĐ Quân khu 7 (QK7), dự kiến chứa được 12.000 người. TPHCM sẽ trang trí pano, áp phích về đại lễ đồng thời treo cờ tại các cửa ngõ ra vào TPHCM. Sau ngày khai mạc 13-5 tại Hà Nội sẽ có các đoàn Phật giáo quốc tế đáp máy bay vào TPHCM ngày 14-5. Cúng xong đại lễ, họ sẽ thăm chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Phổ Quang, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tượng đài Hòa thượng Thích Quảng Đức… 60 xe hoa sẽ diễu hành cổ động tại các địa phương…
– Phái đoàn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ có những hoạt động gì?
– Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Tăng thân Làng Mai (Pháp) của Thiền sư vừa đến TPHCM và đã lên Lâm Đồng một nhóm 30 người. Còn lại 400 người sẽ ra Hà Nội dự đại lễ.
Tôi cũng mong các quận huyện (Ban đại diện Phật giáo và chính quyền) làm hết sức mình cho đại lễ được thành công để minh chứng cho nhận định trên là đúng.
– Vẫn còn lời kêu gọi “tẩy chay” của cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” do ông Thích Quảng Độ đứng đầu?
– A Di Đà Phật! Làm đại lễ Phật đản là thể hiện lòng tôn kính đức Phật, là để cho thế giới hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo có truyền thống yêu nước. Đại lễ sẽ không có chỗ cho những tiếng nói lạc lõng của những ai muốn mưu cầu lợi ích chính trị.