Tổng thống Patil, người được Hội truyền giáo Asoka – nhà tổ chức mời, đã lựa chọn đứng ngoài sự kiện do sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc trước sự tư cách phát biểu tại phiên bế mạc của Đức Dalai Lama vào ngày 30/11/2011.
Một tuần trước đây, Văn phòng Tổng thống đã gọi điện cho nhà tổ chức để cho biết Bà sẽ không thể tham dự sự kiện, một nguồn tin đáng tin cậy cho IANS biết.
Thủ tướng Manmohan Singh cũng được Hội truyền giáo Asoka mời như là khách danh dự, nhưng cũng không tham dự được cho là vì vấn đề nhạy cảm liên quan đến Trung Quốc.
IKhoảng 1000 học giả, nhà tư tưởng và tín đồ Phật giáo từ hơn 30 nước đã tham dự Hội nghị tại Khách sạn Ashoka vào ngày thứ nhất của Hội nghị.
Dự kiến có 40 học giả Trung Quốc tham dự, nhưng do sự phản đối của Bắc Kinh, chỉ có từ 7- 8 người dự kiến đến dự, K. Wangdi,một thành viên của ban tổ chức Hội nghị cho IANS biết.
Dù Trung Quốc phản đối, Ấn Độ từ chối nghe theo. Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng sẽ phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị.
Hội truyền giáo Asoka đã phản đối mạnh mẽ việc chính trị hóa sự kiện.
"Chủ đề xuyên suốt của Hội nghị là để kỷ niệm 2600 năm ngày Đức Phật thành đạo. Hội nghị đặt trọng tâm vào tìm kiếm sự phản hồi chung của Phật giáo trước những thách thức toàn cầu đang ngày càng gia tăng như biến đổi khí hậu, bạo lực và áp lực của đời sống hiện đại," Wangdi cho biết.
"Đây trước hết và hoàn toàn là một sự kiện tôn giáo. Chúng tôi rất thất vọng khi Trung Quốc nỗ lực chính trị hóa sự kiện," ông nói.