Trang chủ PGVN Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Ban Tăng...

Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Ban Tăng sự

83

Thống kê Tự Viện, Tăng Ni:


Kế thừa những thành quả đạt được của năm 2005 Ban Tăng sự Trung ương đã tiếp tục triển khai chương trình hoạt động năm 2006 nhiệm kỳ V, theo chức năng và nhiệm vụ của mình, điều hòa sự sinh hoạt, tu học, hành đạo của Tăng Ni, Tự viện trong cả nước. Qua báo cáo của các Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo, Ban Tăng sự TW đã tổng hợp tình hình Tăng Ni, Tự viện với số lượng tương đối cụ thể như sau:


* Tăng Ni : 38.866
  – Bắc Tông : 28.598
  – Nam Tông : 7.914
   +
Nam tông Khmer : 7.602
   +
Nam tông Kinh  : 312 
  – Khất Sĩ : 2.354


* Tự Viện : 13.739
  – Bắc Tông : 11.432
  – Nam Tông : 481
   + Nam tông Khmer : 416
   + Nam tông Kinh : 65
  – Tịnh Xá Khất Sĩ : 361
  – Tịnh thất : 467
 – Niệm Phật đường : 998


Cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni :


Nhằm hợp thức hóa và công nhận Tăng Ni là thành viên của Giáo hội, theo đề nghị của các Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo, Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp mới 1.578 Giấy chứng nhận Tăng Ni; đổi 194 giấy CNTN cho các Tỉnh – Thành hội.


Đồng thời, Trung ương Giáo hội đã duyệt cấp 255 giấy Chứng nhận tu sĩ cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer, 296 giấy Chứng điệp thọ giới Sa di Nam tông Khmer.


Tổ chức Giới đàn:


Để tăng trưởng giới thân huệ mạng trang nghiêm ngôi Tam Bảo, tạo điều kiện cho những Tăng Ni thọ giới tu học, hành đạo, thời gian qua Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn và cho phép 14 Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo tổ chức Đại giới đàn để truyền giới cho Tăng Ni Giới tử thuộc diện thọ giới tu học và hành đạo như sau: Tỉnh An Giang 124 giới tử, Tp. Cần Thơ 153 Giới tử, Hậu Giang 120 Giới tử, Quảng Ninh 26 Giới tử, Bắc Ninh 26 Giới tử, Tp. Hồ Chí Minh 1538 giới tử, Tp. Hà Nội 88 Giới tử, Tp. Hải Phòng 32 giới tử, Hưng Yên 26 giới tử, Hà Tây 47 Giới tử, Đồng Nai 1.800 giới tử, Nam Định 50 giới tử, Ninh Bình 13 giới tử và Bà Rịa Vũng Tàu.


An cư Kiết hạ:


Theo truyền thống an cư hàng năm của Tăng Ni, tiền an cư từ ngày 16/4 âm lịch đến ngày 16/7/âm lịch và hậu an cư từ ngày 16/5 đến 16/8 âm lịch, để trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn quy củ tòng lâm, phát triển Tam vô Lậu học, lợi lạc quần sinh, ích lợi xã hội là một trong các mặt sinh hoạt trọng tâm của Giáo hội. Năm nay, cả nước có 49 đơn vị Tỉnh – Thành hội Phật giáo tổ chức An cư Kiết hạ cho Tăng Ni, gồm có 27.578 TNAC. Trong đó có: 15.893 Tăng Ni an cư tập trung (nội thiền) và 3.921 Tăng Ni an cư tại chỗ. Riêng Phật giáo Nam tông, An cư Kiết hạ từ ngày 15/6 âm lịch đến ngày 15/9 âm lịch, có 7.764 Chư Tăng Nam tông Khmer.


Để làm cơ sở tu hành, chứng minh hạ lạp cho Tăng Ni trong Giáo hội, Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 792 sổ Chứng điệp an cư cho Tăng Ni các đơn vị Tỉnh – Thành hội Phật giáo.


Về chương trình giảng dạy, Ban Giảng huấn các Trường hạ đã căn cứ vào chương trình của Học viện Phật giáo Việt Nam, Cao Đẳng Phật học và Trung cấp Phật học, trích giảng một số nội dung Kinh, Luật, Luận, giảng chuyên đề, nhằm giúp cho Tăng Ni các Trường hạ nắm bắt một số vấn đề chủ yếu trong Giáo lý Đạo Phật; đồng thời, Tăng Ni các Trường hạ còn được hướng dẫn môn sinh hoạt Giáo hội như: Triển khai Nghị quyết Hội nghị thường niên, hành chánh Giáo hội. Ngoài ra, Ban Tổ chức Trường Hạ đã mời đại diện Ban Tôn Giáo, Mặt trận Tỉnh – Thành phố đến trình bày một số vấn đề liên quan đến Tôn giáo, triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, Nghị định 22 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều trong Pháp lệnh; đồng thời báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nước để Tăng Ni được am tường, nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như Luật pháp hiện hành.


Bổ nhiệm Trụ trì :


Nhằm điều hành quản lý cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng tại các Tự viện trong toàn quốc thông qua ý kiến của Ban Tăng sự Trung ương và Ban Tăng sự các Tỉnh – Thành, đồng thời được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng liên hệ, Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội Phật giáo đã bổ nhiệm 447 Tăng Ni trụ trì cơ sở Tự viện của Giáo hội như sau: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Phú Yên, Gia Lai, Bình Thuận, Quảng Ninh, Kontum, Hải Phòng, Cần Thơ, Ninh Thuận, Tây Ninh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Quảng Nam, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Bình Định, Kiên Giang, Hưng Yên.


Đồng thời, tại một số Ban Trị sự các Tỉnh – Thành hội Phật giáo như Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Hà Nam, Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã bổ nhiệm một số Ban Hộ tự và hợp thức hóa trụ trì các tự viện và đang tiến hành lập thủ tục bổ nhiệm trụ trì các tự viện khuyết vị trụ trì, một số cơ sở xin di dời, đổi tên tự viện và xin xây dựng mới. Nhất là đã bổ nhiệm, hợp thức hóa trụ trì 232/452 tự viện, bổ nhiệm 230/452 Ban Quản trị các Tự viện Phật giáo Nam tông Khmer.


Bồi dưỡng hành chánh và Trụ trì :


Nhân mùa An cư Kiết hạ, Phật Lịch 2550, Ban Trị sự Tỉnh – Thành hội Phật giáo đã tổ chức bồi dưỡng nhiệm vụ Trụ trì và hành chánh cho 910 Tăng Ni đang trụ trì các cơ sở Tự viện như : Tp. Hà Nội, An Giang, Vĩnh Long, Long An, Bình Thuận, Tây Ninh, Bạc Liêu.


Tình hình sinh hoạt của Tăng Ni, Tự viện:


Về tình hình sinh hoạt của Tăng Ni, Tự viện trong cả nước, nhìn chung tương đối ổn định, đoàn kết, hòa hợp, thực hiện tốt bổn phận của công dân đối với xã hội, làm Tốt đạo – Đẹp đời, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, góp phần trang nghiêm, phát triển Giáo hội trong lòng dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn một số rất ít Tăng Ni, cơ sở Tự Viện sinh hoạt chưa được đoàn kết thật sự, một số hình thức sinh hoạt chưa phù hợp, chưa đúng Chánh pháp và Luật Phật, đã gây ra những phức tạp, khó khăn, làm ảnh hưởng đến Phật sự của các Tỉnh – Thành hội Phật giáo tại địa phương. Nhất là tình trạng giả danh đi khất thực, lợi dụng các hình thức sinh hoạt xin ăn, mua bán, cũng như sự cư trú bất hợp pháp của Tăng Ni tại trung tâm Thành phố lớn vẫn chưa được khắc phục và giải quyết ổn định. Công tác này các Ban Trị sự, Ban Tăng sự các Tỉnh – Thành hội còn phải cần nhiều thời gian để tiếp tục giải quyết, nhằm ổn định sinh hoạt Tăng Ni tại cơ sở địa phương của Giáo hội trong phạm vi cả nước. 


Tình hình sinh hoạt của Phật giáo Nam tông Khmer:


Nhằm hỗ trợ cho Phật giáo Nam tông Khmer hoạt động có hiệu quả, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cùng Ban Tôn giáo Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí in ấn 11 đầu Kinh sách PGNT Khmer và đã làm lễ trao số kinh sách nói trên cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer vào ngày 07.4.2006 tại Chùa Khánh Quang – Văn phòng Ban Trị sự THPG Tp. Cần Thơ và ngày 06/12/2006 tại chùa Pothisomrôn, Quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ.


Để tiếp tục hỗ trợ cho việc nghiên cứu học tập, đọc tụng, giảng dạy của Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí in ấn 13 đầu kinh sách Phật giáo Nam tông Khmer.


Do nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho Phật giáo Nam tông Khmer, được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng của Tp. Cần Thơ, huyện Ô Môn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ và tổ chức Lễ ra mắt Hội đồng Điều hành Học viện vào ngày 06/12/2006; đồng thời Trung ương Giáo hội đã có thông báo chiêu sinh Khóa I Học viện Phật giáo Phật giáo Nam tông Khmer, điểm học tạm tại chùa Pôthisomrôn, quận Ô Môn.