I. Thương yêu là một nhu cầu của con người. Để thấy rõ bắt đầu từ câu chuyện một đứa trẻ vừa lên thôi nôi mũm mĩm dễ thương. Ai gặp cũng kéo đầu nựng nịu hôn vô gò má thằng nhỏ một vài cái. Được người thương tại sao đứa bé chịu cho người này vuốt ve hun hít, với kẻ khác nó lại đưa cánh tay nhỏ bé đẩy ra né tránh. Rõ ràng chúng ta có nhu cầu thương và thương đứa bé vì nhu cầu của chúng ta, chẳng ai chú ý đến nhu cầu của đối tượng là gì. Nó chẳng phải là Phật hài đồng nên không thể chịu xiết tình thương dồn hết cho mình. Bây giờ người thương yêu nó, sau này nó lớn lên thử còn những ai để ý đến nó không…
II. Ai sinh ra cũng có lòng nhân ái, tình thương. Ta tuy hiểu vậy nhưng rồi ta vẫn phải tập yêu thương thêm… Vì muốn yêu thương phải có tâm từ, tâm từ luôn gắn ngầm với kiên nhẫn… Nếu không, buổi sáng ra ngồi quán nhâm nhi ly cà phê, từ chỗ thú vị sẽ chuyển qua bực mình. Bực vì chỗ vừa ngồi xuống ghế, hàng chục kẻ bán vé số bu quanh. Một cái lắc đầu chưa đủ phải hai ba cái, gặp một chục người tính ra buổi sáng phải lắc tới hai ba chục cái mỏi cả cổ. Bực cả mình. Cuộc sống vô tình người như quên, một ngày những cái lắc đầu so với những lần gật đầu là bao nhiêu. Luôn gật đầu trước vợ con ít khi phản đối. Ra đường gặp xe cộ, điện thoại di động, hàng hoá mỗi ngày luôn có mẫu mã mới người gật đầu. Vào cơ quan gặp thủ trưởng, đồng nghiệp dù không bằng lòng lắm cũng luôn gật đầu. Tính ra người ta đầu gục gặc có phải vẫn nhiều hơn lắc đầu.
III. Buổi sáng ngồi quán hết gặp đứa bán vé số, đến gặp những kẻ bần cùng ăn xin. Thời nào cũng có người đi ăn xin. Thế nhưng ngày xưa xã hội vật chất không giàu như ngày nay, có phải người đi xin lại ít hơn ngày nay. Thời gian đâu xa, năm chục năm trở lại thôi chẳng thấy ai than phiền họ. Thường thì thiên hạ thấy họ tự động xúc gạo, hay đem ít tiền lẻ mang ra cổng cho. Hình ảnh của họ nhớ lại đôi khi vẫn còn nghe xúc động như là kỷ niệm. Chắc là những người ở miền
IV. Tất cả tôn giáo đều dạy phải làm việc thiên hạ, tu phước. Riêng với Đức Phật chỉ cặn kẽ. Làm việc thiện không phải vì sợ bị đoạ xuống địa ngục hoặc ngày sau được ân thưởng mà nhân quả người phải thấy ngay ở kiếp này. Nguyên nhân cái này dẫn đến cái kia, cuối cùng đưa tới nghèo đói và sinh ra mọi thứ tội ác khác tạo ra vòng tròn vô minh. Giúp đỡ người chẳng qua là giúp mình, con cháu mình tránh được bao tệ nạn khác rình rập. Chẳng một ai có thể ngồi yên, xã hội luôn mong chờ người làm những việc tối thiểu nhất có thể làm được để góp phần làm giảm nỗi đau xung quanh. Nhiều người hiểu ra điều này nhưng lại có một số như chưa hiểu luôn than – tôi chưa có đủ, tôi có quá ít. Vật chất càng phát triển người vẫn thấy thiếu, chưa đủ. Mà cuộc sống biết thế nào là đầy đủ, đây như là một nghịch lý của đời sống hiện nay.
V. Cho rất là khó nên từ ngàn xưa Đức Phật dạy, các loại bố thí đứng đầu là vô uý thí, ở đây tình thương không đặt điều kiện gì. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ở đây tình thương không có mùa. Không có giới hạn phân biệt người Nam, kẻ Bắc. Tình thương không so đo, phán xét, chấp nhận và luôn tha thứ. Không thấy người thọ ơn và cũng không nhớ những gì mình đem đến cho người.
VI. Cho rất là khó lại thêm không phải lúc nào mình cũng có sẵn để mà cho. Văn hoá Phật giáo ăn sâu vào người miệt vườn phương
VII. Tích âm đức nghe còn có thể hiểu, riêng với tích vô vi thì sao đây… Vô vi hiện diện khắp nơi bao la mênh mông, thể tính của nó là không, làm sao tích trữ được biến không thành cái có. Vô uý bố thí, tình thương không mùa cũng có vẻ khó hiểu. Bạn vẫn chưa hiểu ư? Đức Phật với đôi mắt nhìn thấu suốt cả nhân gian như lường trước cái tâm của chúng sinh. Sau những phân tích dạy dỗ cặn kẽ tại sao con người phải có lòng thương và quan tâm đến kẻ khác, Phật không ngại nói thẳng: “Ai đến với người nghèo khó, chăm sóc người bệnh, là người ấy chăm sóc, đến với Như Lai”.