CUỘC CHIẾN ĐẤU VÀ TÌNH ĐỒNG ĐỘI
Ngày
HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI
13 năm 9 tháng trong quân đội, trước khi trở về sống cuộc đời bình thường của một công dân, Đào Văn Quá đã nhận được Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 3 của Hội đồng Chính phủ và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Sau đó, anh được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng CSVN vào năm 1989.
Việc học quả là khó khăn đối với một người lính trải hơn 13 năm trên chiến trường. Tuy vậy, những nỗ lực của anh đã đi đến một kết quả khả quan là anh đã trúng tuyển vào ĐH Y Dược TP.HCM và bắt đầu hành trình 6 năm mài đũng quần trên giảng đường ĐH. Tốt nghiệp Nhi khoa năm 1993, trong khi chờ đợi một việc làm ổn định, anh đã xin vào làm tình nguyện không lương cho BV.Nhi Đồng I trong thời gian khá dài. Chính trong giai đoạn này, anh mới nhận thức được nỗi khổ luôn đè nặng lên kiếp người. Lại càng bi thương hơn khi bệnh tật và đau khổ lại tìm đến với trẻ em, những sinh linh bé nhỏ giữa cuộc đời vô thường này! Từ đó, BS.Đào Văn Quá phát tâm làm việc từ thiện mà đối tượng là trẻ em, bệnh nhi và những bệnh nhân nghèo ở vùng xa vùng sâu.
ÁNH SÁNG PHẬT PHÁP
Khởi sự từ tay trắng, anh đã thành lập Phòng khám chuyên khoa nội nhi và đến gõ cửa một số ngôi chùa thường xuyên làm từ thiện trong thành phố như: chùa Nghệ Sĩ, chùa Long Phước (Bình Thạnh), chùa Vĩnh Quang (Gò Vấp), chùa Giác Huệ ( Q.8, chùa Linh Sơn (Q.1). Anh đã hình thành được chương trình nhân đạo do Phòng khám chuyên khoa nội nhi và các ngôi chùa trên thực hiện bắt đầu hoạt động vào năm 2000 với 5 chuyến công tác xã hội tại Bình Phước, Long An,Tiền Giang, Đồng Tháp.
Năm 2001 có 6 chuyến, năm 2002 – 8 chuyến, năm 2003 – 5 chuyến, năm 2004 – 6 chuyến, năm 2005 – 12 chuyến, năm 2006 – 12 chuyến. Địa bàn của những chuyến công tác xã hội trên trải rộng từ các tỉnh miền Tây sang miền Đông Nam Bộ và đến các tỉnh xa xôi miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng
Tâm sự với bạn bè, anh thường nói: “Đời lính dạy tôi đức tính hy sinh và chịu đựng gian khổ. Nhưng khi trở về cuộc sống đời thường, đạo Phật đã dạy tôi tinh thần từ bi, cứu khổ. Mỗi khi cùng chư Tăng, Ni các chùa đi cứu trợ, tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn và cuộc đời có ý nghĩa hơn!”