Trang chủ Bài nổi bật Tìm hiểu về quá trình tiếp cận Phật giáo của nhà văn...

Tìm hiểu về quá trình tiếp cận Phật giáo của nhà văn Kim Dung

1048

Theo báo Nam Đô, gia đình nhà văn Kim Dung sẽ tổ chức tang lễ theo đúng di nguyện lúc sinh thời:  “Căn cứ ý nguyện khi còn sống của ông Tra Lương Dung, tang lễ sẽ tổ chức riêng tư và kín đáo tại Hong Kong. Từ ngày 12/11 đến ngày 30/11, tại Kim Dung Quán thuộc Bảo tàng Văn hóa Hong Kong, ban lễ tang sẽ đặt sổ tang để những khán giả yêu quý Kim Dung có thể đến tiễn biệt lần cuối”, Nam Đô trích thông báo từ gia đình.

BBT xin trích đăng lại bài đối thoai của nhà văn Kim Dung về quá trình quy y Phật giáo được trích dịch từ BTV Hiểu Huy đăng tải  trên trang nhà PTVN năm 2008, để hiểu rõ hơn về quan niệm tín ngưỡng của ông – Tượng đài về tiểu tuyết kiếm hiệp ăn khách và còn được chuyển thể thành những bộ phim truyền hình được đông đảo khán giả yêu thích như: “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu đại hiệp”, “Cô gái Đồ Long”, “Thiên Long bát bộ”, “Lộc Đỉnh ký”…

DaiSaKu IKeDa (Trì Điền): Chúng ta vừa mới bàn về chủ đề ông Ya Ge Bu Lie Fu và Phật giáo. Ông (Nhà văn Kim Dung) cũng thờ Phật, hơn nữa ông rất am hiểu về Phật giáo, việc ông quy y Phật giáo là do nguyên nhân từ đâu?

Nhà văn Kim Dung: Tôi quy y Phật giáo, không phải là do tôi tiếp nhận sự dạy bảo của vị cao tăng Phật giáo hoặc các vị tu tại gia, đơn thuần là do kinh nghiệm thần bí, đó còn là quá trình rất đau khổ và gian nan.

DaiSaKu IKeDa: Xin ông nói tiếp ạ.

Nhà văn Kim Dung: Tháng 10 năm 1976, con trai trưởng 19 tuổi của tôi Truyền Hiệp đột nhiên tự tử tại trường đại học Colombia New York – Mỹ. Điều này quả thực là quá đột ngột đối với tôi, giống như tiếng sét giữa trời quang. Tôi đau lòng đến nỗi muốn tự tử theo con trai. Lúc bấy giờ, tôi có thắc mắc rất mãnh liệt: “Vì sao phải tự tử? Vì sao bỗng nhiên lại chán sống?” Tôi muốn đến cõi âm và gặp mặt con trai Truyền Hiệp, tôi phải giải thích với con trai về điều thắc mắc này.

DaiSaKu IKeDa: Thế à? Đây là lần đầu tiên tôi nghe ông kể đấy, tâm trạng của bậc làm bố mẹ mất đi con ruột mình thì chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu hết được. Tôi cũng vậy, tôi cũng đã từng mất đi đứa con thứ của tôi, ân sư của tôi ông ToDa (Hộ Điền) cũng đã từng trải qua nỗi khổ đau như thế. Thời ông ấy còn trẻ, ông ấy có đứa con gái duy nhất 1 tuổi bị chết yểu, việc này xảy ra trước lúc ông ấy quy y Phật giáo. Ông ấy buồn bã nhớ lại: “Tôi ôm đứa con gái lạnh buốt trên tay, khóc suốt cả đêm”. Sau đó không lâu, vợ của ông ấy cũng bỏ ông ấy mà đi, điều này khiến ông ấy phải suy nghĩ nhiều về vấn đề liên quan đến “tử”(cái chết).

Nhà văn Kim Dung: Sau đó, trong 1 năm, tôi đã đọc rất nhiều thư tịch, tìm tòi và tra cứu sự huyền bí của “sinh và tử” (sự sống và cái chết), tôi đã nghiên cứu tỉ mỉ về quyển “Đối tử vong đích quan hoài” (Quan tâm đến cái chết) (Man’s Concern with Death) do nước Anh xuất bản. Trong đó có bài văn dài của tiến sỹ Toynbee thảo luận về cái chết, bài văn dài này có nhiều kiến giải rất tỉ mỉ, nhưng không thể giải đáp được điều thắc mắc lớn trong lòng tôi đối với vấn đề “sinh và tử của con người”.

Thắc mắc này, đương nhiên chỉ cần cầu đến tôn giáo thì mới có thể giải đáp được. Thời còn học trung học, tôi đã đọc hết bộ toàn thư của Cơ đốc giáo, bây giờ nhớ lại nội dung chính của sách, trải qua nhiều lần suy ngẫm, chắc chắn là nội dung giáo lý của đạo Cơ đốc không phù hợp với suy nghĩ của tôi. Về sau tôi lĩnh ngộ được (hoặc nói cách khác là chân thành hy vọng) linh hồn của người đã mất không hề mất đi, thế là tôi đi tìm đáp án trong thư tịch của Phật giáo.

DaiSaKu IKeDa: Sau khi đứa con gái đầu lòng và người vợ của ông ấy mất, Ông ToDa (Hộ Điền) có một thời gian cũng đã từng thờ đạo Cơ đốc, nhưng về vấn đề “sinh mệnh” lại khiến ông ấy không có cách nào để tín phục, cũng không có cách nào để giải đáp những thắc mắc và nghi vấn của ông. Ông cho rằng Cơ đốc giáo không hợp với cách suy nghĩ của ông, một trong những nguyên nhân chính là không thể giải đáp vấn đề “sinh tử quan”(quan niệm về sống chết).

Lần gặp gỡ đó, chúng tôi đã nói về vấn đề ông Kang Ding Huo Fu . Ka Lie Lu Ji đã từng nói: “Ở phương đông, sống và chết có thể nói là một trang trong một quyển sách. Nếu như lật trang này, trang kế tiếp liền hiện ra ngay, nói cách khác là sự chuyển đổi lặp lại giữa cái chết và sự sống mới. Còn ở Châu Âu, nhân sinh giống như một quyển sách hoàn chỉnh, có mở đầu và kết thúc, không có trang mới”. Điều này có nghĩa là, quan niệm về sự sống và cái chết của Phương đông và Phương tây về bản chất là hoàn toàn khác nhau. Về “sinh tử quan”(quan niệm về sống chết), tôi đã từng ra sức để suy nghĩ, tuy nhiên cũng không thể đáp ứng được cái gọi là quan niệm về sinh tử “một quyển sách hoàn chỉnh”, nhưng Phật điển quá rộng lớn, không thể nào trong một thời gian ngắn có thể học hết được, kiên trì đọc và đi sâu nghiên cứu là việc chẳng đơn giản tý nào!

Nhà văn Kim Dung: Đúng vậy! Các quyển kinh của Phật giáo Trung Quốc rất đồ sộ, có trên hàng vạn quyển, chỉ đọc một số quyển nhập môn cơ bản thì cảm thấy có nhiều điều mê tín và không có căn cứ thực sự trong đấy, không phản ánh đúng nhận thức thế giới hiện thực của tôi; nhưng tôi vẫn miễn cưỡng đọc.

Về sau đọc đến quyển “Tạp A Hàm Kinh”, “Trung A Hàm kinh”, “Trường A Hàm Kinh”, trong mấy tháng liền, tôi quên ăn quên ngủ, kiên trì đọc và nghiên cứu, chuyên tâm suy nghĩ, bỗng nhiên hiểu được ý: “Chân lý ở tại nơi này rồi. Nhất định là như vậy”. Nhưng kinh Phật tiếng Trung quá là sâu xa khó hiểu, trong các bài dịch từ tiếng Hán cổ, đôi khi có một hai chữ có hàm nghĩa khác, quả thực có những từ không thể hiểu nỗi.

Thế là tôi đặt Hội văn học Pali – Luân Đôn, mua toàn bộ bản dịch tiếng Anh “Nguyên thuỷ Phật kinh”. Cái gọi là “Nguyên thuỷ Phật kinh” tức là chỉ các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng đây là tài liệu ghi chép sớm nhất và gần với những điều mà phật Thích Ca Mâu Ni đã nói nhất, Vì truyền từ phía nam Ấn Độ, vùng Sri lanka, cho nên còn gọi là “Nam Truyền Phật Kinh”. Các nhà phật học Đại thừa và các Tông phái Đại thừa cố tình gọi là kinh Phật “Tiểu Thừa”.

Hoá ra là như vậy, cuối cùng tôi cũng đã hiểu.

DaiSaKu IKeDa: Có thể lấy quyển kinh Phật bản dịch tiếng Hán và quyển kinh Phật bản dịch tiếng Anh để đối chiếu so sánh, mới có thể tiến hành nghiên cứu chúng.

Nhà văn Kim Dung: Đọc kinh Phật tiếng Anh dễ đọc được nhiều hơn. Nội dung Kinh phật Nam truyền đơn giản rõ ràng, chất phác, rất gần gũi với cuộc sống thật của con người, giống như thành phần trí thức như tôi dễ hiểu, dễ tiếp nhận, từ đó nảy sinh ra tín ngưỡng, tin Phật đà (nghĩa nguyên văn trong ngữ văn Ấn Độ là “Giác giả”) quả thực là giác ngộ đạo lý chân thực của nhân sinh, Phật đã đem đạo lý này (còn gọi là “Phật pháp”) truyền cho người đời.

Sau quá trình tiếp tục nghiên cứu, tôi đã khảo sát, suy nghĩ tìm tòi, nghi ngờ chất vấn trong thời gian dài, cuối cùng thành tâm thành ý, toàn tâm toàn ý tiếp nhận. Phật pháp đã giải quyết những thắc mắc lớn trong lòng tôi, lòng tôi tràn đầy niềm vui sướng, sung sướng không thể nào tả – “Thì ra là như thế, cuối cùng tôi cũng đã hiểu!”, từ đau khổ đến vui sướng, thời gian khoảng một năm rưỡi.

DaiSaKu IKeDa: Tôi hy vọng ông có thể nói rõ hơn về tâm trạng lúc bấy giờ.

Nhà văn Kim Dung: Thời gian sau đó, tôi đọc và nghiên cứu các loại kinh Phật Đại thừa, ví dụ như: “Duy Ma cật Kinh”, “Lăng Nghiêm Kinh”, “Bát nhã Kinh”,v.v. Tôi lại nảy sinh thắc mắc. Nội dung của những kinh Phật này và nội dung của “Nam Truyền Kinh Phật” là hoàn toàn khác nhau, tự thuật mang đầy tính khoa trương thần kỳ, không sao hiểu nỗi, tôi rất khó mà tiếp nhận và tín phục.

Mãi cho đến khi đọc “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, sau thời gian dài suy nghĩ, cuối cùng tôi đã giác ngộ – thì ra kinh điển của Đại Thừa chủ yếu đều là “Diệu Pháp”, dùng phương pháp khéo léo để tuyên truyền Phật pháp, giải thích Phật pháp, khiến cho những người có trí lực hơi kém, những người có tính giác ngộ hơi kém có thể hiểu và tiếp nhận.

Trong “Pháp Hoa Kinh”, Phật đà dùng hình ảnh đơn giản của nhà và lửa, xe bò, mưa to, v.v để giải thích Phật pháp cho người đời. Để cho mọi người tin, thậm chí nói dối (Ví dụ Phật đà giả vờ trúng độc sắp lìa khỏi cõi đời) cũng có thể được, mục đích chung là phát dương quang đại Phật pháp.


DaiSaKu IKeDa: “Pháp Hoa Kinh” giàu tính nghệ thuật, mang tính “Vĩnh hằng”, thế giới quan, vũ trụ quan rộng lớn, nội dung rộng lớn, bày ra nhiều vẻ mang đầy nội dung, không gian của sự sống. Trong đó có rất nhiều câu nói sâu sắc làm xúc động lòng người, những câu kinh văn ấy đẹp như những thước phim, có thể nói là một “Bộ sưu tập ảnh về sự sống” rất trang nghiêm, giống như có thể lật từng trang một, hình ảnh của từng khoảnh khắc ấy như đang hiện ra trước mặt.

Nhà văn Kim Dung: Tôi cũng hiểu ý nghĩa của hai từ “Diệu Pháp”, nên mới không phản cảm tính khoa trương mang đầy ảo tưởng trong kinh Đại thừa. Quá trình này, từ nỗi khổ đau tột cùng đến niềm vui lớn là mất khoảng hai năm.


DaiSaKu IKeDa: “Pháp Hoa Kinh” là “Viên giáo”, nếu như cứ xem “Pháp Hoa Kinh” là đỉnh cao của Đại thừa kinh điển, các loại kinh Phật khác, đều có thể nói là, mỗi loại nắm giữ một điểm của chân lý, trong “ Pháp Hoa Kinh”, toàn bộ các loại kinh đều có thể thu nạp vào “Viên giáo”, giống như “Bách Xuyên Quy Hải”. Ông học kinh phật Tiểu thừa trước, sau đó mới đọc và nghiên cứu Đại thừa kinh điển, ông nêu ra kết luận “Pháp Hoa Kinh” là chân tuỷ của Phật giáo, điều này phản ánh đúng tinh thần tìm tòi nghiêm túc của ông đối với Phật giáo.

Nhà văn Kim Dung: Còn tôi, tuy từ nhỏ đã nghe bà nội tụng niệm “bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”, “Kim Cương Kinh” và “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, nhưng mãi đến sáu năm sau, mới thông qua nỗi khổ để truy tìm và tìm tòi, thâm nhập vào cảnh giới của Phật pháp.