Nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng dưới mái nhà chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành viên tích cực.
PV: Thưa Thượng tọa, ông đánh giá thế nào về vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tư cách là một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Thượng tọa Thích Đức Thiện: Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà vẫn được đánh giá là một thành viên tích cực.
Hầu hết các cuộc vận động, các phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì đều được tăng ni phật tử tham gia, ủng hộ rất nhiệt tình.
Trong các phương hướng hoạt động phật sự của Giáo hội thì cũng lấy các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận đưa vào các hoạt động phật sự của Giáo hội, lồng vào trong các hoạt động phật sự của Giáo hội. Cho nên các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất khăng khít.
Trong các phương hướng hoạt động phật sự của Giáo hội thì cũng lấy các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận đưa vào các hoạt động phật sự của Giáo hội, lồng vào trong các hoạt động phật sự của Giáo hội. Cho nên các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất khăng khít.
Mặt trận Tổ quốc cũng thấy rằng những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đem lại thành tựu chung cho hoạt động Mặt trận.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng rất sáng tạo trong các hoạt động đó bên cạnh việc tham gia thực hiện thì cũng sáng tạo theo điều kiện hoàn cảnh của Giáo hội.
Ví dụ trong việc xây dựng các khu dân cư văn minh thì Giáo hội cũng triển khai đến các chùa, để trụ trì các chùa đưa vào trong hoạt động phật sự.
Trụ trì các chùa cũng phải có trách nhiệm cùng Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư làm sao đó để cùng góp phần vận động nhân dân xây dựng tốt đời sống ở khu dân cư, tham gia tích cực vào các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư văn minh.
Hay xóa đói giảm nghèo thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đi đầu trong các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Lũ lụt thiên tai bao giờ tăng ni phật tử cũng xuất hiện đầu tiên.
Ví dụ lũ lụt ở miền Trung vừa rồi, dọc quốc lộ 1 đi qua huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình) trong những ngày lũ lụt còn ngăn cách thì trong những đoàn xe ô tô đỗ thành hàng dài có nhiều đoàn xe của tăng ni tham gia đi cứu trợ.
Hay là việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội trong đợt dịch Covid-19 thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các tăng ni phật tử thực hiện rất tốt.
Giáo hội kịp thời sát sao có các hướng dẫn với tăng ni, phật tử theo chỉ thị của Thủ tướng và công văn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội làm rất tốt, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, không tập trung đông người, không tổ chức lễ hội. Có thể thấy dưới ngôi nhà chung MTTQ Việt Nam thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành viên tích cực.
Thưa Thượng tọa, biểu hiện cụ thể của tinh thần đoàn kết dân tộc dưới mái nhà chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gì?
Ngay từ trong cốt lõi, Giáo hội Phật giáo Việt Nam mang tinh thần hòa hợp. Tăng ni là biểu tượng của sự hòa hợp. Cho nên nó phù hợp với mục tiêu chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đoàn kết tất cả các tầng lớp trong xã hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam có chung một mục tiêu, có chung một bản chất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là sự đoàn kết hòa hợp.
– Ngay từ trong cốt lõi, Giáo hội Phật giáo Việt Nam mang tinh thần hòa hợp. Tăng ni là biểu tượng của sự hòa hợp. Cho nên nó phù hợp với mục tiêu chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đoàn kết tất cả các tầng lớp trong xã hội.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có chung một mục tiêu, có chung một bản chất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là sự đoàn kết hòa hợp, cho nên Giáo hội góp phần rất tích cực cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn đề cao và chủ động trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các tăng ni, đoàn kết giữa các hệ phái, đoàn kết giữa các tôn giáo khác nhau.
Đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Giáo hội phát triển các tổ chức Giáo hội ở các tỉnh miền núi trên tinh thần đoàn kết các dân tộc, gìn giữ truyền thống văn hóa của các dân tộc, giúp họ bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Dựa trên mục tiêu vận động đồng bào dân tộc xây dựng đời sống văn hóa, văn minh thì đồng thời đoàn kết giúp đỡ họ tránh tệ nạn xã hội, giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, để hướng tới đoàn kết đồng bào giữa các dân tộc.
Với các tôn giáo thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất chủ động trong việc xây dựng và thắt chặt tình đoàn kết. Coi các tôn giáo khác là bạn bè, coi các tôn giáo khác là những người anh em trên tinh thần chúng ta là con Lạc cháu Hồng.
Và tôn trọng sự khác biệt của các tôn giáo khác. Trong các ngày lễ trọng của các tôn giáo khác bao giờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chủ động đến thăm hỏi chúc mừng.
Ngày lễ Phật đản của Phật giáo thì Giáo hội cũng đón tiếp các chức sắc của các tôn giáo bạn đến thăm và chung vui.
Thưa Thượng tọa, từ trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn nêu cao tinh thần nhập thế, đồng hành cùng dân tộc. Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham gia như thế nào trong việc đóng góp ý kiến vào sự nghiệp chung của đất nước, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
– Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham gia rất tích cực trên tinh thần phát huy dân chủ, thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhằm tăng cường đồng thuận xã hội.
Giáo hội rất tích cực trong đóng góp ý kiến, trong đó có các ý kiến đóng góp về chính sách tôn giáo, đóng góp vào các chính sách chung để phát triển đất nước. Tăng ni cũng tích cực đóng góp vào phản biện xã hội ở các địa phương.
Tăng ni là những người tham gia Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tham gia Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một số tăng ni được dân cử tham gia hội đồng nhân dân các cấp, tham gia Đại biểu Quốc hội đều rất tích cực đóng góp ý kiến vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, vào định hướng phát triển của đất nước.
Cụ thể trong đợt sinh hoạt chính trị vừa qua lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, ở nhiều hội nghị lấy ý kiến khác nhau đều có ý kiến tăng ni đóng góp.
Ở diễn đàn Mặt trận, trong các hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng, đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều tích cực tham gia và có nhiều ý kiến được dư luận chú ý.
Tăng ni, phật tử Việt Nam dưới mái nhà chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu cao truyền thống dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc, đóng góp trí tuệ để phát huy sức mạnh nội tại dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước ta, theo định hướng phát triển và tinh thần đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Trân trọng cảm ơn Thượng tọa!
Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn đề cao và chủ động trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các tăng ni, đoàn kết giữa các hệ phái, đoàn kết giữa các tôn giáo khác nhau. Đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Giáo hội phát triển các tổ chức Giáo hội ở các tỉnh miền núi trên tinh thần đoàn kết các dân tộc, gìn giữ truyền thống văn hóa của các dân tộc, giúp họ bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Dựa trên mục tiêu vận động đồng bào dân tộc xây dựng đời sống văn hóa, văn minh thì đồng thời đoàn kết giúp đỡ họ tránh tệ nạn xã hội, giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, để hướng tới đoàn kết đồng bào giữa các dân tộc.
Với các tôn giáo thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất chủ động trong việc xây dựng và thắt chặt tình đoàn kết. Coi các tôn giáo khác là bạn bè, coi các tôn giáo khác là những người anh em trên tinh thần chúng ta là con Lạc cháu Hồng.
CẨM ANH/BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT