Trang chủ Đời sống Tâm sự Thư cuối tuần : Bí quyết để thực hiện mộng tưởng

Thư cuối tuần : Bí quyết để thực hiện mộng tưởng

93

Còn nếu nói ngắn ? Là vì chúng ta không biết hai chữ『Vô Thường』 lại cũng không biết lợi dụng thời gian ngắn ấy để phấn đấu, mà cứ nghĩ ngợi làm việc không hay. Nếu không có Mộng Tưởng và lý tưởng thì cuộc đời này cũng giống như một giấc ngủ mà thôi. Cho nên Đức Khổng Tử nói:『sáng được nghe Đạo, có thể chiều chết cũng được』Nhưng có Mộng Tưởng và lý tưởng rồi thì phải như thế nào mới thực hiện được nó? Đây cũng là một vấn đề rất cao sâu, rất trí tuệ mà phần đông mọi người ít thảo luận đến. Chúng ta phải nhận biết cái lý của Nhân – Duyên – Quả cũng là bí quyết rất thực tiễn của Mộng Tưởng. phương pháp này, mong rằng Mộng Tưởng của chúng ta được cất cánh.


Tuổi trẻ là thời kỳ hoàng kim nhất của cuộc đời và cũng là thời kỳ thăng tiến nhất của cuộc đời. Có Mộng Tưởng sẽ khiến cho tương lai của cuộc đời đầy đủ ý nghĩa hơn. Trong『Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn』có nói:「Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Quên mất tâm Bồ Đề, mà Tu các Thiện Pháp, đó gọi là Ma Nghiệp」Chúng ta quên mất tâm Bồ Đề rồi, thì làm được gì nữa chứ ? Cho nên biết rằng muốn học Như Lai Thừa, trước tiên cần phải phát cái nguyện của Bồ Tát, đừng để quên vậy ? Mộng Tưởng cũng giống như người tu học Bồ Tát Đạo, phải phát nguyện Bồ Tát, mong sau này thành tựu được Phật Quả.


Bởi vậy, nếu có Mộng Tưởng thì cuộc đời sẽ tăng thêm phần hy vọng, nhưng người có Mộng Tưởng đối với sự vật hoàn toàn có một sức mạnh của vô hình. Cũng như Đức Phật A Di Đà trước khi chưa thành Phật, Ngài làm một vị Pháp Tạng Tỳ Kheo, Tu Bồ Tát Đạo, Tu Hành rất Tinh Tấn, vượt qua hết thảy chướng nạn, đối trước Chư Phật phát đại nguyện:『Nguyện khi con chứng được pháp âm thanh tịnh của Phật, pháp âm ấy sẽ được phổ biến khắp nơi. Tuyên dương và tinh tấn tu tập pháp môn Giới – Định – Tuệ, hiểu rõ pháp thậm thâm vi diệu… cũng như vô lượng Chư Phật trong quá khứ, muốn làm được Thầy của Trời Người, để có thể cứu tất cả Thế Gian Sanh – Lão – Bệnh – Tử khổ não… Con quyết định cố hết sức để làm.』 Đây là người có mộng Tưởng, Lý Tưởng và Tâm Nguyện, để minh chứng với cuộc đời sau này là sống có Mộng Tưởng có hy vọng. Song, con người chúng ta nhiều khi cũng nên Mộng Tưởng thiết thực một chút mới đúng. Nhưng, cái gọi là「Mộng Tưởng Thiết Thực」tức là trong cuộc đời của chúng ta phải có Năng Lực và Trí Tuệ, phải có lý tưởng làm việc tốt, lợi mình lợi người thì mới có thể thành tựu được Mộng Tưởng.


Tiếp đến, làm thế nào mới có thể Mộng Tưởng một cách thực tiễn ? Đầu tiên, chúng ta phải nhận biết đạo lý của Nhân – Duyên – Quả. Trong Kinh có nói:『Các Pháp từ Nhân Duyên mà Sanh, các Pháp cũng từ Nhân Duyên mà Diệt, Đức Phật bậc Đại Sa Môn của chúng ta, thường diễn thuyết như thế !』Chúng ta nên hiểu rõ rằng các pháp của thế gian đều từ đạo lý của Nhân – Duyên – Quả mà có ra. Chúng ta sẽ có thể dựa vào cái lý này mà tự điều khiển tương lai của cuộc đời. Kỳ thật, vận mạng một đời của chúng ta, thì nó sẽ được hiển hiện qua Nhân Duyên Quả Báo. Trong tác phẩm『Luận về cái Tâm Bình Đẳng trong Tam Giáo』có nói: Muốn biết Nhân của đời trước, thì nhìn vào Quả Báo của đời này, muốn biết Quả của đời sau, thì nhìn vào cái Nhân hiện tại đang làm.』


Đời này, chúng ta thọ quả báo, thì là do cái nhân của đời quá khứ chúng ta tạo ra. Cho đến cái quả báo khác của đời vị lai diễn ra như thế nào? Tức là phải nhìn vào cái nhân đang làm của đời này. Nhưng quả báo của hiện tiền vẫn là Túc Nhân(Nhân Quá Khứ)cộng với Hiện Duyên(Duyên Hiện Tại)mà sản sanh ra Quả Báo.


Con người chúng ta, nếu có ý cải đổi Nhân Quả(tức cải đổi vận mệnh)nên từ Nhân và Duyên của hiện tiền mà làm. Vì quá khứ đã qua rồi thì không thể nào trở lại, còn hiện tại của Nhân và Duyên thì chúng ta có biện pháp điều khiển, có thể chuyển đổi được. Vận mạng quả báo của con người chúng ta sau này cũng có thể dần dần chuyển đổi. Cũng như trong tác phẩm『4 lời giáo huấn của ngài liễu phàm』thiền sư vân cốc có trả lời ngài liễu phàm rằng:「Vận mạng là do con người tạo ra, phước là phải tự cầu mà được」


Tuổi trẻ của chúng ta, nếu muốn có ý nghĩa thì bắt đầu từ hôm nay hãy để cho Mộng Tưởng cất cánh. Nên bắt đầu từ hôm nay mà làm những việc tốt. Trong Kinh Dịch có nói:『Nhà nào có làm việc thiện, thì niềm vui sẽ không bao giờ thiếu』Tuy nhiên, nếu muốn cải đổi Vận Mạng, chuyển đổi Nhân Quả, không phải chỉ muốn cho cái Nghiệp qua đi, mà còn phải biết làm việc Thiện và tích lũy Công Đức, thì những cái Nghiệp của đời trước mới có thể tiêu đi. Lúc bấy giờ từ Vận Mạng xấu sẽ biến đổi thành Vận Mạng tốt. Nhưng sự phản tỉnh, sự cải đổi ấy trước tiên là phải phát tâm Lắng Nghe, kế đến là phát tâm Không Sợ Sệt, sau cùng là pháp tâm Dũng Mảnh. Cũng như trong tác phẩm『4 lời giáo huấn của Ngài Liễu Phàm』có nói: 「Hành động của mỗi ngày cần phải biết đúng sai, mỗi ngày cần phải cải hối. một ngày không biết đúng sai, tức là một ngày không an vui. một ngày không biết cải đổi, tức một ngày không thể tiến bộ.」Mà muốn cải hối, thì phải từ trên mặt Sự mà cải hối, phải từ trên mặt Lý mà cải hối, phải từ trên mặt Tâm mà cải hối. Ba thứ bày công phu không đồng, mà hiệu nghiệm cũng khác. Ở trên, gieo trồng cái Nhân Thiện Nghiệp và phản tỉnh cải hối cái Duyên Ác Nghiệp. Đây là hiện thực cải đổi của Nhân và Duyên. Trong『Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của Kinh Hoa Nghiêm』Nguyện thứ 4 trong 10 đại nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát có nói về sám hối nghiệp chướng như sau:「Lại nữa, này Thiện Nam Tử! rằng người sám trừ nghiệp chướng, phải thường niệm Bồ Tát: con từ vô lượng kiếp trong quá khứ, do Tham – Sân – Si phát ra từ Thân – Khẩu – Ý làm các nghiệp ác nhiều vô lượng vô biên. Nếu các ác nghiệp này nó có thể tướng ở tận hư không giới thì không thể tiếp nhận」Cho nên, trong đời này tuy chúng ta đã bắt đầu sửa đổi Nhân và Duyên, nhưng nếu muốn cho cái Quả tốt của Mộng Tưởng trở thành hiện thực, thì phải Sám Hối Nghiệp Chướng của túc mạng ở đời trước. Nhân của Thiện Nghiệp thì không thể nào thiếu được. Chúng ta đang chuyển đối cái Nhân và Duyên của hiện tiền, thì vận mạng sẽ được tiêu trừ nghiệp chướng. Chúng ta cầu nguyện cho cái Quả của Mộng Tưởng dần dần sẽ thành hiện thực.


Cuối cùng, chúng ta nên nhớ rằng :『quá trình để thành công trong cuộc đời này, thì không thể không nói đến mục đích của nó.』Mục đích vô cùng quan trọng. nếu chúng ta làm một việc gì đó mà thiếu đi mục đích, thì sẽ khó mà thành công. Hy vọng, chúng ta hãy dựa vào cái thấy biết về lý Nhân – Duyên – Quả, dùng hết tâm lực mà thực hành cái bí quyết của Mộng Tưởng.


Nhân ngày Phật Đản sắp đến, chúng ta có những mong ước gì từ Đức Phật không ? Hay là chúng ta hãy cùng chấp tay cầu nguyện Ngài, cho cái Mộng Tưởng mà chúng ta đang ấp ủ bấy lâu nay, sẽ sớm trở thành hiện thực.