ùa.
Tiếp đó, đoàn đến thăm chùa Sôm Var ở Cần Thơ và diện kiến chư Tôn đức giáo phẩm, chư Tăng đang tu tập tại chùa. Trưa cùng ngày, đoàn thăm chùa Phổ Minh – trụ sở của Ban Văn hoá Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, chùa Tam Bảo – trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, diện kiến và báo cáo tình hình với chư Tôn đức lãnh đạo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang.
Vào 14h cùng ngày, tọa đàm “Định hướng đặc trưng văn hoá Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng” do Ban Văn hoá trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với thường trực Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức tại chùa Ratanaransi, tỉnh Kiên Giang.
Tọa đàm có sự quang lâm chứng minh của Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Hòa thượng Danh Nhưỡng, Giáo phẩm thường trực Hệ phái Nam tông Khmer; HT Thạch Sok Xane – Phó CT hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam , Giáo phẩm Hệ phái Nam tông Khmer; HT Đào Như – Ủy viên thư ký hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng chư Tôn Giáo phẩm Hệ phái Nam tông Khmer. Về phía Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có HT Thích Hải Ấn – Phó ban thường trực BanVăn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, HT Thích Quang Nhuận – Phó Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, TT Thích Thọ Lạc – Phó Ban thường trực ban văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, TT Thích Minh Tiến – Phó ban Văn hóa trung ương và chư tôn Thiền đức Tăng Ni.
Về phía các cơ quan phối hợp có GSTS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KH VN; GSTS Nguyễn Văn Khang – PCT Hội Ngôn ngữ học VN; KTS Lê Thành Vinh – Viện trưởng Viện bảo tồn di tích; PGSTS Nguyễn Quốc Thông, PCT Hội KTS VN; bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các nhà nghiên cứu, nhà báo.
Tại cuộc tọa đàm, chư Tôn Giáo phẩm, chư Tăng Hệ phái Nam tông Khmer đã bày tỏ sự thống nhất cao đối với 4 đề án Định hướng đặc trưng văn hoá Phật giáo Việt Nam. Trong đó, các vị đặc biệt nhất mạnh: Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer vừa là một thể thống nhất với Phật giáo Nam tông thế giới, và là đặc trưng văn hoá của dân tộc Khmer ở Việt Nam cũng như ở Campuchia, vừa là một bộ phận không thể tách rời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất trong đa dạng, các hòa thượng Thạch Sok Xane, Đào Như, Danh Đổng, Danh Lung đều có chung quan điểm: thống nhất chọn một màu y khi tham gia quốc lễ, quốc tế lễ, đi công tác nước ngoài hoặc tiếp các đoàn quốc tế thăm VN, còn kiểu đắp y vẫn tôn trọng đặc trưng riêng của từng Hệ phái. Màu sắc nên thiên về tông màu vàng nhưng có sự pha trộn giữa nhiều dải màu để ra một màu riêng biệt, không bị trộn lẫn, theo đúng lời dạy của Đức Phật. Khi sinh hoạt ngày thường thì không cần thay đổi màu sắc y. Đối với ngôn ngữ, chư hòa thượng đều cho rằng vẫn cần giữ nguyên ngôn ngữ Khmer trong các biển tên chùa, nhưng đồng ý nên dịch hoặc phiên âm ra tiếng Việt, thậm chí cả tiếng Anh, để nhiều người có thể hiểu, với kinh sách cũng nên làm tương tự. Đối với việc thống nhất bài tụng khi tham gia quốc lễ hoặc quốc tế lễ, chư hòa thượng đề nghị hội đồng trị sự nên chọn một bài khoá tụng ngắn, thông dụng, có nhiều điểm đặc trưng nhất để dịch ra tiếng Việt, chú ý âm tiết, sau đó in ấn và gửi về từng địa phương, từng hệ phái. Về kiến trúc, hòa thượng Danh Lung cho biết hiện nay, nhiều chùa tuy đủ điều kiện để được công nhận di tích nhưng vẫn ngần ngại vì thủ tục hành chính rườm rà và phiền toái. Do đó hoa thượng mong muốn Ban Văn hóa có ý kiến để hỗ trợ các chùa bảo tồn di sản kiến trúc của các ngôi chùa. Kết thúc buổi tọa đàm, Đức phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Danh Nhưỡng khẳng định:
Việc xây dựng Đề án đặt trưng Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng là việc cần thiết, lẽ ra nên làm từ sớm. Đối với bài tụng thì nên chọn đúng kinh bổn gốc của Đức Phật mà thực hiện tránh làm sai lệch sẽ khiến Phật giáo thế giới đánh giá chưa đúng về Phật giáo Việt Nam