Nhưng vẫn còn đâu đó một tình bạn không phân biệt tôn giáo đáng nhớ.Đó là tình bạn giữa một ông sư Phật giáo ở Bhikkhu (Thái Lan) và Haji Prayoon Vadanyakul, một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo.
Sinh ra trong một gia đình Hồi giáo, Haji Prayoon trở nên nổi bật so với những người bạn của mình vì sự nghiêm túc trong việc thực hành giáo lý. Nhưng niềm đam mê của ông không chỉ dừng lại ở đạo Hồi mà ông còn tìm hiểu thêm về Phật giáo và sau đó là kết bạn với một vài tu sĩ Phật giáo. Cho đến một ngày, ông quyết định cùng với người bạn của mình là sư Phra Kuang Muttipatto đi đến tu viện Phật giáo trong rừng Suan Mokkh ở Chaiya để học hỏi và trở về vào năm 1955 trong một hành trình không lấy gì làm dễ dàng.
“Chúng tôi phải đón xe lửa từ
“ Tôi từng leo lên núi Phu Kradueng ở Loei- đó thật sự là một điều khó khăn. Nhưng khi đã lên tới đỉnh, bạn sẽ cảm thấy giống như đang ở một thế giới khác nhờ bầu không khí trong lành và tinh khiết khiến cho tất cả những mệt mỏi đều tan biến hết ”.
“ Tôi phải đi trong một thời gian dài trước khi đến được Suan Mokkh, nhưng tôi không bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Tôi luôn tự nhủ rằng mình sắp được tiếp xúc với những bậc đạo sư, những người mà có tư tưởng rất khác biệt với những tư tưởng mà tôi từng được dạy”.
Buổi gặp gở đầu tiên giữa Haji Prayoon và các nhà sư kéo dài trong tám giờ.
“ Chân lý chung đều tồn tại ở cả hai tôn giáo nhưng lại thiếu những người có thể chứng minh rằng chúng thực sự tồn tại và giống nhau. Có không ít người ngăn cản việc các tôn giáo đối thọai với nhau. Đó không phải là giáo dục thực sự. Họ đang cố làm hại những người khác; đó không phải là con đường đi đến sự hiểu biết lẫn nhau”.
Vào ngày đặc biệt đó, Có thể nói rằng Haji Prayoon đã tìm được một người hướng dẫn ông đi tới chân lý chung đó. Sự khác biệt tôn giáo không là rào cản mà thay vào đó, nó giúp cho ông hiểu rõ hơn bản chất tôn giáo của mình.
“Những gì tôi đã được dạy về Phật giáo rằng đó là những giáo lý tầm thường, vô vị.Nhưng sau khi gặp gỡ sư Than Acharn, đọc những cuốn sách của ông ấy và thực hành chúng, tôi đã hiểu rõ hơn về những chân lý cơ bản của cuộc sống”.
“ Từ ngày đó trở đi, tôi tiếp tục nghiên cứu các sách của ông ấy, so sánh chúng với kinh Coran và tôi ngày càng được khai sáng. Mặc dù không đến tu tập với ông thường xuyên được nhưng trong lòng tôi luôn có một sợi dây nối vô hình đối với ông ấy.Và mỗi lần đến, tôi đều báo cáo với ông về những tiến triển trong quá trình tu tập của mình. Sự trao đổi lẫn nhau này giúp tôi tiến bộ rất nhanh ”.
“ Những tín đồ Hồi giáo thường ru trẻ con ngủ bằng những câu như : “La illaha ill-Allah” co nghĩa là tuyên ngôn về chân lý trong quá trình bạn cầu nguyện.Chúng được lặp đi lặp lại để giúp tập trung tinh thần.Nhưng đáng tiếc là một số người lại dịch là không có thần thánh nào khác ngòai thánh Allah”.
“ Từ Allah bao gồm 3 ký tự : A,L và H. Từ ‘Arahat củng bao gồm 3 ký tự : A, R và H.Như vậy chúng chỉ khác nhau chữ L và R mà nghĩa của chúng vẫn giống nhau.Tôi thường thảo luận vấn đề ngữ nghĩa này với các bạn của mình.Ở đây tôi muốn lặp lại để nói rằng chúng tuy là hai từ khác nhau trong hai tôn giáo khác nhau nhưng có chung một nghĩa.Allah thực ra cũng là Arahat, đều mang ý nghĩa là những người đã thóat khỏi vòng sinh tử .Hầu hết các tín đồ Hồi giáo đều gán Illaha với cây cối, các bức tượng….Nhưng tôi nghĩ rằng từ đó có nghĩa là bạn phải tin vào trái tim mình.Những bức tượng hoặc cây cối tự chúng không mang ý nghĩa thiêng liêng nào cả.
“Khi người ta cứ tôn sùng những vật như thế thì chúng sẽ được thần thánh hóa và ngược lại.Những thứ như vậy không mang một sức mạnh nào cà, chúng chỉ trở nên có sức mạnh khi người ta đặt niềm tin ở chúng và tin tưởng một cách mù quáng.Do đó, illaha không đề cập đến đối tượng bên ngòai mà đề cập đến yếu tố nội tại.Do đó câu illaha ill-Allah có nghĩa là hãy tin ở chính mình. Nghĩa của chúng không khác mấy so với những giáo lý căn bản của Phật giáo.Vậy tại sao tôi không thể nói rằng về mặt nào đó bản chất của Phật giáo và Hồi giáo là giống nhau ?”Khi con người ta có thể hiểu hết được những căn bản chung nhất thì những khác biệt khác sẽ không là vấn đề gì.
Khun Prayoon kể lại một câu chuyện khác : “ Mong muốn của sư Than Acharn là mọi tôn giáo đòan kết lại với nhau để tạo ra hòa bình cho thế giới. Có một lần ông ấy bảo tôi : ‘Prayoon, chúng ta hãy làm việc cùng nhau để thống nhất các tôn giáo.’ Tôi nói : xét về mặt phong tục và truyền thống thì điều đó là không thể được.Ví dụ : đối với người chết thì một số người muốn đem chôn còn một số người lại muốn đem đi hỏa thiêu.Nhưng xét về mặt chân lý thì mặc dù các tôn giáo không thống nhất với nhau được nhưng bản chất của chúng vẫn giống nhau.”
Từ đó dựa trên các tư tưởng Phật giáo Haji Prayoon thường hay tuyên truyền về sự đòan kết giữa các tôn giáo với nhau đến mức có người cho rằng ông là kẻ nổi lọan.”Tôi chấp nhận.Tôi cần phải nổi lọan bởi vì tôi muốn được giải phóng khỏi các ‘nhà tù tư tưởng vô hình’ đó. Tôi muốn trở thành người tự do. Bởi vì tôi muốn là một con người thật sự chứ không phải là một con thú bị giam trong chuồng.”
“Ngày nay vẫn có những người tin theo những niềm tin cổ hủ một cách mù quáng. Hãy cẩn thận trừ khi bạn muốn mình giống như lòai khủng long. Bây giờ là thời đại của máy vi tính, của du lịch không gian. Chúng ta phải theo kịp thời đại nếu chúng ta không muốn bị bỏ lại phía sau.”
Hạt giống tình bạn của họ được gieo trồng từ năm 1955 và tiếp tục nở hoa cho đến ngày cuối đời. Một cách tình cờ, họ qua đời trong cùng một năm. Các nhà sư và Haji Prayoon đã dạy rằng các tôn giáo chỉ khác nhau về hình thức còn bản chất của chúng vẫn giống nhau.Và tình bạn của họ đã chứng minh điều đó.