Hướng tới kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN, với tư cách là một chứng nhân lịch sử, tôi có đôi dòng cảm nghĩ để cùng tất cả đệ tử Phật chiêm nghiệm lại lịch sử và tự hào về sự nghiệp thống nhất PGVN năm 1981 như là đỉnh cao của thời đại, là sự kết tinh bao tâm huyết, hoài bão của các thế hệ tiền bối đã dày công tạo dựng. Chính sự hòa hợp, đoàn kết, tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, mà chúng ta hôm nay đã tạo nên một trang sử mới cho PGVN, thành lập tổ chức GHPGVN. Một tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt
Tôi nhớ lại, trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn luôn thực hiện chính sách chia để trị, do đó PGVN có rất nhiều tổ chức giáo hội cùng hoạt động. Bấy giờ chư tôn giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử các tổ chức giáo hội, hệ phái đều có chung nguyện vọng: PGVN cần có một tổ chức Giáo hội duy nhất nhưng cơ duyên chưa hội đủ. Nguyện vọng đó phải đợi đến khi hòa bình lập lại, đấy là cơ duyên tốt nhất để thực hiện nguyện vọng thống nhất PGVN mà các thế hệ tiền bối đã dành nhiều tâm huyết thực hiện nhưng chưa được trọng vẹn.
Mỗi người đều có tư duy độc lập, nhưng có chung một tư duy là lo cho Đạo pháp và Dân tộc, vì đại cuộc thống nhất Phật giáo nước nhà mà cùng chung lo Phật sự. Để tiếp tục thực hiện tâm huyết, hoài bão của các bậc cao Tăng tiền bối, nguyện vọng của đông đảo Tăng Ni, Phật tử về việc thống nhất Phật giáo cả nước, với trách nhiệm đối với vận mệnh của Phật giáo trong điều kiện đất nước đã thống nhất, với tư cách là Phó Chủ tịch thường trực Ban liên lạc Phật giáo yêu nước TP. Hồ Chí Minh, tôi đã nhiều lần tham kiến HT. Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN và lãnh đạo các tổ chức giáo hội, hệ phái khác để luận bàn việc thống nhất Phật giáo cả nước. Sau nhiều lần trao đổi, các tổ chức giáo hội, hệ phái (1. Hội PGTN Việt
Năm 1980, một Ban Vận động thống nhất Phật giáo được thành lập, HT. Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN làm Trưởng ban; lãnh đạo các tổ chức, giáo hội khác nhau làm Phó trưởng ban. Sau khi thành lập, Ban Vận động thống nhất Phật giáo đã công khai dân chủ lấy ý kiến và hiệp thương việc thống nhất PGVN với 9 tổ chức giáo hội, hệ phái.
– Ngày
– Ngày
– Ngày
– Ngày
– Ngày
– Ngày
– Ngày
– Ngày 13/4/1981, lấy ý kiến và hiệp thương với Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) – trụ sở của Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam
Và cuối cùng là hiệp thương với Hội đoàn kết Sư sãi Khmer Nam Bộ.
Ngày 4-7/11/1981, tại chùa Quá Sứ (Hà Nội), Hội nghị Thống nhất Phật giáo toàn quốc được triệu tập với 165 đại biểu của 9 tổ chức giáo hội, hệ phái. Và GHPGVN chính thức được thành lập; HT. Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN được suy cử làm Chủ tịch HĐTS GHPGVN, HT. Thích Đức Nhuận được suy cử làm Đệ nhất Pháp chủ, lãnh đạo tối cao của PGVN.
Thống nhất Phật giáo Việt
Tôi xin nói thêm về sự phát triển bền vững của GHPGVN trong tương lai. Tôi nghĩ Tăng Ni trẻ luôn là lớp kế thừa, do đó cần có chiến lược lâu dài trong giáo dục đào tạo, nếu không thì sẽ rơi vào vòng xoáy “thừa – thiếu”.
Thực tế cho chúng ta thấy, Tăng Ni trẻ có trình độ Phật học thì rất nhiều, nhưng trình độ chuyên môn khác so với mặt bằng phát triển của xã hội thì không nhiều, như thuyết pháp giảng kinh thì không thiếu Tăng Ni đảm trách, nhưng đối với công tác hành chính, những vấn đề liên quan đến Pháp luật, khoa học công nghệ cao, không có nhiều Tăng Ni am tường. Từ đó làm cho việc thực hiện tiêu chí “khế lý, khế cơ” bị một phần hạn chế so với sự phát triển chung của xã hội, vấn đề này Giáo hội rất quan tâm. Theo tôi được biết, tới đây Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, hệ thống các trường Phật học sẽ có chiến lược đào tạo căn cơ hơn và đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng Giáo hội sẽ có một đội ngũ Tăng Ni trẻ kế thừa giỏi Phật học và thế học cũng như các lĩnh vực khác của xã hội. Qua đó từng bước sẽ khắc phục thực trạng thừa thiếu như hiện nay.
Tóm lại, từ ngày Phật giáo chính thức được công truyền tại Việt Nam đến nay đã có nhiều lần thống nhất Phật giáo, nhưng chỉ có GHPG Trúc Lâm (đời Trần) và GHPGVN (thành lập năm 1981) được coi là sự thống nhất trọn vẹn nhất, vì nó tập hợp được đầy đủ các tổ chức giáo hội, hệ phái cùng sinh hoạt trong một đại gia đình Giáo hội.
Tôi xin mượn lời phát biểu của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN, nguyên Chủ tịch HĐTS GHPGVN để thay cho lời kết vì nó vẫn còn nguyên giá trị để các đệ tử Phật dù tại gia hay xuất gia học tập: “Lịch sử luôn tiến về phía trước, ngày hôm nay sẽ là quá khứ của ngày mai. Chúng ta luôn trân trọng, học tập và thừa hưởng những thành quả của các bậc tiền nhân để lại, nhưng lặp lại quá khứ trong hiện tại là không cần thiết. Vì sự xương minh của đạo pháp và lợi ích của dân tộc, mọi người chúng ta phải một lòng đoàn kết hòa hợp, đừng vì những dị biệt mà quên đi hoài bão thống nhất Phật giáo của các bậc tiền bối, làm như thế sẽ có tội với lịch sử và dân tộc”.