Trang chủ Tin tức Thông báo Thông báo: Tuyển sinh phiên dịch kinh điển từ Hán sang Việt

Thông báo: Tuyển sinh phiên dịch kinh điển từ Hán sang Việt

108

Nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng phiên dịch của Trung tâm, trong thời gian học, học viên phải được huấn luyện 3 phương diện: 1. Việt văn, 2. Hoa văn, 3. Sự dị biệt trong tư tưởng Phật học, nhất là phải am tường quá trình phiên dịch từ khẩu truyền đến văn tự, từ Phạn ngữ, Pali ngữ sang Hồ ngữ, rồi từ Hồ ngữ sang Hoa ngữ, cũng như các vấn đề bản địa hóa tư tưởng Phật học ở tại Trung Quốc…Học viên có am hiểu thông thạo các phương diện này, mới đủ khả năng xử lý các vấn đề phức tạp trong văn bản Hoa văn.

Trong thời gian đào tạo, Trung tâm sẽ kết nối với các cở sở đào tạo tại Đài Loan để tu nghiệp ngắn hạn hoặc thỉnh mời các vị giáo thọ từ Đài Loan sang Việt Nam huấn luyện.

Nay Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền thông báo chiêu sinh khóa học mới, thời gian học tối thiểu 4 năm, lớp học sẽ chính thức khai giảng vào đầu tháng 9 năm 2017. Tuy nhiên, ngay sau khi học viên nhận thông báo này, có thể liên lạc đến Trung Tâm tham gia các khóa học trước, nếu số lượng tăng ni tham gia đông sẽ tổ chức một lớp riêng. Học viên muốn tham gia khóa học này phải hội đủ các điều kiện nhập học như sau:

  1. Trung tâm chỉ đào tạo cho Học viên nào muốn dành trọn đời đeo đuổi sự nghiệp phiên dịch, giáo dục và nghiên cứu;
  2. Học viên tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp cấp III phổ thông ;
  3. Tuổi đời không quá 50 tuổi;
  4. Hoàn thành mẫu đơn xin nhập học (tải file bên dưới).
  5. Giấy đồng ý cho phép đi học của Bổn sư phụ hay người có thẩm quyền trong tông môn.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Sư cô Chơn Phổ, DĐ: 0903204273, hoặc Sư cô Niệm Huệ, DĐ:  0932723436. Hồ sơ xin nhập học gởi về Trung tâm tại địa chỉ: Số 27, Đường TL 26, KP 3B, P. Thạnh Lộc, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

Nay thông báo

Hồ Chí Minh, ngày 21/02/2017

Trung Tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền

                                                                         Giám đốc

IMG_0896

                                                                                         Thích Hạnh Bình