– Căn cứ Phương hướng hoạt động Phật sự năm 2014 của Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung Ương khu vục phía Bắc.
Địa điểm: Tổ chức tại chùa Quán Sứ – 73 Phố Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Thời gian: Chủ nhật, Ngày 27/04/2014 (tức ngày 28/03/Giáp Ngọ).
Buổi sáng:
– 8h30 các Phật tử có mặt tại Hội trường chùa Quán Sứ để nhận thẻ thí sinh.
– 9h00 khai mạc, phổ biến quy chế Hội thi, phát đề thi.
– 9h30 – 10h30 bắt đầu và kết thúc Hội thi, 11h00 các thí sinh nghỉ ăn cơm trưa tại Hội trường.
Buổi chiều:
– 13h30 thi sinh tập chung tại Hội trường giao lưu văn nghệ chào mừng đại lễ Vesak 2014.
– 14h00 – 15h30 thí sinh tham dự cuộc thi giao lưu tìm hiểu giáo lý với Ban tổ chức.
– 15h30 – 16h30 công bố kết quả Hội thi và trao giải thưởng – giấy khen cho các thí sinh đoạt giải.
Đối tượng dự thi: Thanh thiếu niên Phật tử (ưu tiên các bạn sinh viên chưa Quy Y, nhưng muốn tìm hiểu về giáo lý Đức Phật), tuổi đời từ 15 – 35 tuổi.
Thể lệ Hội Thi: Ban tổ chức Hội thi quy định.
– Các thí sinh phải đăng ký: Họ tên, Pháp danh, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (nếu là sinh viên thì ghi địa chỉ tên trường).
– Các thí sinh tham dự Hội thi phải đăng ký trước ngày 20 tháng 4 năm 2014.
Theo mẫu “Phiếu đăng ký Hội thi Giáo lý dành cho thanh thiếu niên Phật tử khu vực phía Bắc”, do Văn phòng Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung ương cấp.
Gửi về địa chỉ: Văn Phòng Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung ương – 73 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội; hoặc địa chỉ Email : [email protected] , website: www.huongdanphattu.vn ; Điện thoại :04.3997.0982.
(Ngày 27/4/2014 tức 28/3/Giáp Ngọ).
Họ và Tên: ………………………….Pháp Danh:………………………
Đơn vị:……………………………Tổng số điểm:………………….
Thời gian làm bài: 60 Phút.
1. Phật cấm Tà Dâm vì lý do gì?
a. Tan nhà nát cửa, xã hội rối loạn, bị người đánh đập.
b. Tôn trọng Công Bằng, Tránh sự oán thù, Bảo vệ hạnh phúc Gia Đình của mình cà của người khác.
c. Xấu hổ với mọi người, con cái bơ vơ.
2. Lợi ích của việc sám hối như thế nào?
a. Được Phật tha tội, Ban Phúc.
b. Ngăn được tội lỗi, Phát triển hạnh lành.
c. Tâm hồn an vui, không còn bứt rứt.
3. Bổn Phận của người Phật Tử tại Gia là?
a. Bổn Phận với Cha Mẹ, với Thầy Cô, với Họ Hàng.
b. Bổn Phận với mình, với Gia Đình và Xã Hội.
c. Bổn Phận đối với người thân, với Gia Đình, quyến thuộc và người ngoài Gia Đình, Xã Hội.
4. Đức Phật dạy Pháp Vu Lan để làm gì?
a. Để Tăng Ni, Phật tử tri ân, báo ân ông, bà, cha, mẹ, lịch đại gia tiên và những người chúng ta mang ơn…
b. Để siêu độ cho tất cả chúng sinh được thoát khổ.
c. Để đối trị tâm tham, sân, si.
5. Đức Phật dạy có mấy loại vô thường?
a. 3 loại: Thân vô thường, Tâm vô thường, Hoàn cảnh vô thường.
b. 4 loại: Sinh, Già, Bệnh, Chết.
c. Cả A và B đều đúng.
6. Đức Phật dạy “Thiểu dục tri túc” để làm gì?
a. Để đối trị lòng tham
b. Để minh tâm kiến tính và thành Phật.
c. Để đối trị ngu si.
7. Đức Phật dạy về Nhân Quả để làm gì?
a. Để cho người ta biết sợ
b. Để cho người ta biết bỏ ác, làm lành, lánh giữ, hành thiện.
c. Vì đức Phật là người chi phối luật Nhân Quả.
8. Đức Phật dạy có mấy nẻo luân hồi?
a. 4 nẻo: Sinh, Già, Bệnh, Chết.
B. 5 nẻo: Sinh, Già, Bệnh, Chết, Tái sinh đời sau.
c. 6 nẻo: Trời, Người, A Tu La, Súc Sinh, Ngã Quỷ, Địa Ngục.
9. Tứ nhiếp pháp trong đạo Phật là gì?
a. Đói cho ăn, khát cho uống, lạnh cho mặc, nghèo cho của.
b. Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự.
c. Cả A và B đều đúng.
10. Đức Phật nói về sáu pháp hòa kính là những pháp gì?
a. Thân hòa, Khẩu hòa, Ý hòa, Giới hòa, Kiến hòa, Lợi hòa.
b. Không Sát sinh, Không trôm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không uống rượu, Không ngu si.
c. Cả A và B đều sai.
11. Phật tử tới Chùa gặp chư Tăng phải chào hỏi như thế nào?
a. Chắp tay trang nghiêm và thưa: Dạ con chào cụ a!
b. Chắp tay trang nghiêm và chào: A Di Đà Phật, hoặc Nam mô A Di Đà Phật.
c. Chắp tay trang nghiêm và thưa: Con chào sư ạ!
12. Theo lịch sử Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ nào?
a. Cuổi thế kỷ thứ ba trước tây lịch.
b. Cuối thế kỷ thứ thứ hai sau tây lịch.
c. Cuối thế kỷ thứ sáu sau tây lịch.
13. Theo bạn, trung tâm Phật giáo Việt Nam đầu tiên ở đâu?
a. Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình.
b. Thuận Thành – Bắc Ninh.
c. Cổ Loa – Hà Nội.
14. Theo bạn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập từ năm nào?
a. Năm 1975
b. Năm 1981
c. Năm 1945
15. Đương kim đệ tam Pháp chủ GHPGVN là ai?
a. Trưởng lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
b. Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thanh Sam
c. Trưởng lão Hòa Thượng Thích Đức Nghiệp
16. Việt Nam đã đăng cai đại lễ Vesak lần thứ nhất vào năm nào?
a. Năm 2007
b. Năm 2008
c. Năm 2009
17. Đại lễ Vesak còn được gọi là lễ Tam Hợp. Vậy theo bạn Tam Hợp ở đây nghĩa là gì?
a. Pháp thân Phật, Báo thân Phật, Ứng hóa thân Phật.
b. Kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn.
c. Cả A và B đều đúng.
18. Đại lễ Vesak của Phật giáo được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
a. Năm 1950
b. Năm 1960
c. Năm 1970
19. Theo bạn, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận đại lễ Vesak của Phật giáo là ngày lễ Quốc tế vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 15/12/ 1950
b. Ngày 15/12/ 1999
c. Ngày 15/12/ 2000
20. Theo bạn, đại lễ Vesak năm nay được tổ chức ở đâu? Vì sao lại nói Phật lịch 2558?
a. Được tổ chức Tại Hà Nội, vì được tính từ năm đức Phật Đản Sinh.
b. Được tổ chức tại Ninh Bình, vì được tính từ năm đức Phật Nhập Niết Bàn.
c. Được tổ chức tại Ninh Bình, vì được tính từ năm đức Phật Thành Đạo.
21. Theo bạn, Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có mấy trụ sở chính?
a. 1 trụ sở chính tại Chùa Quán Sứ – Hà Nội
b. 2 trụ sở chính: Chùa Quán Sứ – Hà Nội, Thiền Viện Quảng Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
c. 3 trụ sở chính: Chùa Quán Sứ – Hà Nội, Thiền Viện Quảng Đức – Thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Từ Đàm – Huế.
Phần ôn thi câu hỏi tự luận ( 30 phút) Phần tự luận 40 điểm.
1. Tam Bảo là gì?
2. Lợi ích của việc quy y Tam Bảo.
3. Giải thích về đại lễ Vesak.
4. Lợi ích của đạo Phật đối với thế gian như thế nào?
5. Bổn phận của Phật tử tại gia phải làm những gì?
Ban HDPT T.Ư khu vực phía Bắc