Trang chủ Nghiên cứu Thiền học Thiền học hay là triết lý của sự im lặng

Thiền học hay là triết lý của sự im lặng

326

Theo truyền thống của trường phái Zen, Buddha có một loại bài giảng bí truyền, từ đời này qua đời khác mà không cần có văn bản viết. Phật truyền riêng cho một môn sinh nào đó, môn sinh ấy là truyền riêng cho môn sinh của mình.


Sự kế truyền ấy tiếp mãi cho đến Bodhidharma (Bồ đề lạt ma) mà người ta cho là vị thủ lĩnh thứ 28 ở Ấn Độ. Ông này sang Trung Quốc (khoảng giữa các năm 520 và 526) và ở đấy ông trở thành sư tổ đầu tiên của trường phái Tch’an.


Bodhidharma chuyển lại lời bí truyền cho Huệ Khả, khoảng từ 486 – 593 (Honei Ko) và là sư tổ thứ hai của Trung Quốc.


Học thuyết cứ thế truyền đời này qua đời khác, cho đến khi có sự chia rẽ quan điểm quan trọng giữa các môn đệ của sư tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn (Hong jen, 605 -675).


Một môn sinh là Thần Tú (Chen-sion) mất năm 706 trở thành người sáng lập ra trường phái miền Bắc (Bắc tông). Môn sinh khác là Huệ Năng (honeineng) 638-713, lập ra trường phái miền Nam (Nam tông).


Chẳng bao lâu, trường phái miền Nam có uy tín nhiều hơn trường phái miền Bắc, do đó mà Huệ Năng cuối cùng được thừa nhận là sư tổ thứ 6 và là người kế tục Hong-jen.


Tất cả các nhóm sau này có ảnh hưởng lớn của Thiền học đều xuất phát là các môn sinh của Huệ Năng.


Truyền thuyết trên đây thật ra không dựa vào một tư liệu nào có trước thế kỷ VI. Chúng ta chỉ biết một cách chính xác rằng các nền tảng của Thiền học được xây dựng ở Trung Quốc bởi các vị sư Seng tchao và Tao chang (Tăng Triệu và Đạo Sinh). Khi các cơ sở ấy đã được thành lập thì sự xuất hiện của Thiền học là điều không thể tránh khỏi.


Nhưng sự chia rẽ Bắc và Nam là một sự kiện lịch sử. Sự bất đồng giữa hai nhà sáng lập bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm giữa Tính tông (Sinh Tsong – trường phái về tinh thần vũ trụ) và Không tông (K’song tsong – trường phái về Hư vô).


Sau đây là một sự kiện diễn ra trong bản cuộc đời tự thuật của Huệ Năng, môn sinh của Hong-jen. Lúc gần mất, Nong-jen gọi ba môn sinh đến và nói với họ phải chọn một người kế tục. Người kế tục phải là người có thể làm một bài thơ hay nhất, tóm tắt các nguyên lý của Thiền học. Thần Tú làm bài thơ sau:


“Thân thể giống như cây bồ đề,
và tinh thần giông như một tấm gương sáng
chúng ta hãy lau chùi nó từng giờ từng giờ cẩn thận
Nếu không, bụi bặm sẽ rơi lên nó”
1



Huệ Năng bác ý ấy và viết :



“Thật ra thì chẳng có cây bồ đề
mà cũng chẳng có tấm gương nào cả.
Bởi vì thật ra chẳng có cái gì cả
Thế thì bụi bặm còn rơi vào đâu?”



Người ta kể rằng Hong- jen tán thành bài thơ của Huệ Năng, chỉ định ông là người kế tục và là tổ sư thứ 6. Bài thơ của Thần Tứ nhấn mạnh đến tinh thần vũ trụ hay là bản của Buddha mà Đạo sinh đã nói đến, còn bài thơ của Huệ Năng thì nhấn mạnh cái vô (non-être) của Tăng Triệu.



Hai công thức thường được lặp lại trong Thiền học: Phật tức Tâm (tinh thần chính là Phật) và Phi tâm phi Phật (non- esprit, non – Buddha).



Nguyên lý thứ nhất là nguyên lý không thể diễn tả được.


Về sau, trường phái Thiền chủ yếu đi theo con đường của Huệ Năng. Trong -nội bộ trưởng phái này, sự liên kết (đã được phác họa) giữa trường phái với trường phái lão đạt đến mức cao nhất.


Cái mà trường phái Hư vô gọi là bậc thang thứ 3 của chân lý theo nghĩa cao cấp thì các nhà Thiền học gọi là nguyên lý thứ nhất. Trên bậc thang thứ 3 ấy, người ta tuyệt đối không có thể nói được gì hết.


Và cũng do từ bản chất, nguyên lý thứ nhất ấy là không thể diễn tả được.


Một hôm, người ta hỏi thiền sư rằng (Thiền sư Văn Ích, mất năm 958): “Nguyên lý thứ nhất là gì?” Thiền sư trả lời, “Nếu tôi nói với ông thì nó sẽ trở thành nguyên lý thứ hai”.


Nguyên tắc của các Thiền sư là chỉ dạy các môn sinh bằng sự tiếp xúc cá nhân. Nhưng người nào không có điều kiện tiếp xúc như vậy, có thể tiếp nhận lời dạy của thầy bằng các bài viết. Những tập sách ấy gộp lại gọi là Ngữ lục. Phương pháp này về sau (cũng được các nhà tân khổng giáo (néo – confucianiste) sử dụng.


Trong các tập Ngữ học ấy, thường người ta thấy một khi một môn sinh liều lĩnh nêu lên một câu hỏi nào đó về một trong những nguyên lý cơ bản của Phật học thì hoặc bị Thiền sư đánh hoặc ông ta trả lời một câu bâng quơ như hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến câu hỏi cả.


Chẳng hạn ông ta nói rằng hiện nay giá của một loại rau nào đó là ba xu. Những câu trả lời như vậy thật là phi lý đối với những ai chưa quen với mục đích của Thiền học.


Mục đích chỉ là làm cho người môn sinh hiểu rằng chẳng có câu trả lời nào đối với câu hỏi của y cả. Hiểu được như vậy, y đã hiểu được nhiều lắm rồi.


Nguyên lý thứ nhất là nguyên lý không thể diễn tả được bởi vì cái mà người ta gọi là vô không phải là một vật mà người ta có thể nói được một điều gì đó về nó.


Gọi nó là Tinh thần (hay là Tâm), hoặc đặt cho nó bất cứ tên gọi gì, người ta đã xác định nó và áp đặt cho nó một sự hạn chế. Như các nhà Thiền học và Lão học thường nói, người ta sẽ rơi vào mạng lưới của chữ nghĩa.


Mã tổ (Ma-tson, mất năm 788) dòng Huệ Năng, bị người ta hỏi: “Tại sao ngài lại nói rằng tinh thần thật sự chính là Phật?” (như ta nói Phật tức Tâm). Mã Tổ trả lời: “Tôi đơn giản chỉ muốn ngăn bọn trẻ con hét. Nếu những tiếng hò hét ấy ngừng thì sao? – Lúc bấy giờ là không – tinh thần, không – Phật (non – esprit, non bouddha)2.


Một môn sinh khác lại hỏi Mã Tổ: “Có loại người nào hoàn toàn không quan tâm đến bất cứ vật gì không ? Thầy trả lời : “Chờ đến lúc nào ông có thể uống một tợp cạn tất cả nước của con sông ở phương Tây, lúc bấy giờ tôi sẽ trả lời ông”3.


Tất nhiên việc làm đó là không thể có được và nêu nó lên chẳng qua Mã Tổ ngỏ ý không trả lời môn sinh. Một số Thiền sư dùng sự im lặng để diễn tả cái vô hay là nguyên lý đầu tiên.


Chẳng hạn, khi Huệ Trung (mất 775) bắt đầu tranh luận với một nhà tu hành khác, y leo lên bục và giữ im lặng. Nhà tu hành nói: “Mong ông hãy trình bày luận thuyết của ông để tôi có thể tranh luận”.


Huệ Trung trả lời: “Tôi đã đưa luận thuyết của tôi ra rồi đấy”. Nhà tu hành hỏi: “Luận thuyết nào?”. Huệ Trung nói: “Tôi biết rằng nó ở ngoài trí thông minh của ông”. Nói xong, Huệ Trung bước xuống bục4.


Luận thuyết của Huệ Trung là luận thuyết về sự im lặng. Bởi vì nguyên lý thứ nhất hay là vô chẳng phải là một vật mà người ta có thể nói đến bất cứ điều gì, cách tốt nhất để trình bày nó là giữ in lặng. (Về phương diện này, các văn bản hay là Sutras chẳng có mối liên quan thực tế nào với nguyên lý thứ nhất. Vì vậy mà Thiền sư Nghĩa Huyền (Yi-hivan – mất năm 866), người sáng lập ra một nhóm Thiền mang tên là trường phái Lâm tế (Lin-tsi) nói: “Nếu quả là anh muốn có sự thông minh thật thì anh không được để cho bất cứ người nào lừa dối. Anh phải giết tất cả những kẻ nào mà anh gặp, cả bên trong và bên ngoài. Nếu anh gặp Buddha hãy giết chết các bậc thầy… Như vậy anh sẽ được giải phóng”5.



Phương pháp tu hành


Sự hiểu biết nguyên lý là sự hiểu biết phi – hiểu biết (non – connaisance), – do đó phương pháp tu hành cũng là phi – hiểu biết.


Người ta nói rằng Mã Tổ, trước khi trở thành môn sinh của Hoài Nhượng (Honaijong – mất năm 744) sống trên núi Hoành Sơn. Y ở trong một túp lều cô độc và một mình thực hiện sự suy tưởng. Một hôm, Hoài Nhượng xoa xoa mấy viên gạch trước túp lều. Mã Tổ trông thấy, hỏi Hoài Nhượng ông làm cái gì thế. Hoài Nhượng trả lời có ý định muốn làm một chiếc gương. Mã tổ nói: “Xát các viên gạch vào với nhau làm sao lại làm ra được gương? Hoài Nhượng nới: “Nếu xát các viên gạch vào với nhau mà không làm được gương thì làm sao sự suy tưởng có thể làm thành Đức Phật?”.


Với lời nới ấy, Mã Tổ được giác ngộ và trở thành môn sinh của Hoài Nhượng (Cổ Tôn Tú ngữ lục, tập l).


Như vậy theo Thiền học, phương pháp tốt nhất để tu hành và trở thành Phật không phải là tự tu hành.


Tự tu hành đòi hỏi một sự cố gắng, một sự nỗ lực tức là hành động (jeon-vai). Sự cố gắng ấy đúng là sẽ tạo ra một số hiệu quả tốt nhưng hiệu quả ấy không vĩnh cửu. Thiền sư Hi Vận (Hi-yun, mất năm 847) được mọi người biết với cái tên là thầy Hoàng Bá (Houang-po) nói: “Giả định là qua nhiều kiếp sống, một người đã thực hiện được lục độ (phương pháp để đạt được sự cứu rỗi”6 y đã làm điều thiện và đạt đến mức hiền triết của Phật, nhưng điều đó cũng không bền. Bởi cái đó là do nhân quả. Khi sức mạnh của nhân đã khô cạn, con người ấy sẽ trở về với cái không bền vững (không thường xuyên).


Ông ta còn nói rằng “Tất cả mọi hành động chủ yếu đều là không bền vững. Mọi sức mạnh đều có ngày cuối cùng. Chúng giống như chiếc sào nhọn ném vào không trung, khi đã hết lực, nó rơi xuống đất.


Tất cả mọi hành động đều gắn liền với vòng xe tử sinh. Thực hiện sự tự tu luyện bằng các hành động là hiểu sai ý của Phật và là một công việc mệt nhọc mà chẳng đi đến đâu cả”.


Ông bèn nới thêm: “Nếu ông không hiểu thế nào là vô tâm (không có ý định làm cái gì hết), ông sẽ gắn chặt vời các đồ vật và ông sẽ đi vào bế tắc… Thật ra chẳng có gì là phép bồ đề cả. Phật nói điều đó là chỉ dùng cách để dạy chúng sinh thôi… Cách duy nhất để làm là phải tự giải thoát khỏi nghiệp (Karma) cũng khi có hoàn cảnh, chứ không phải tạo nên một Karma mới để dẫn những tai họa mới…



Vậy thì phương pháp tốt nhất để tu luyện tinh thần là làm tròn nhiệm vụ mà không cần phải gắng sức và không có ý đồ nào trong tinh thần. Điều đó đúng như các nhà Lão học (theo thuyết Lão tử) gọi là vô vi và vô tâm (non -agir, non- espnt – won wei và won sia).


Đó là ý nghĩa lý thuyết của Huệ Viễn và cũng là của Đạo Sinh: “Một hành động tốt không kèm theo tiền thưởng?”.


Phương pháp tu luyện này không nhằm để cuối cùng thu được các kết quả, dầu là rất tốt.


Nó nhằm làm những việc mà không đòi hỏi phải cố gắng nào hết. Khi không một hành động nào kéo theo hậu quả các hiệu quả tích lũy từ trước của Karma sẽ khô cạn. Người ta được giải thoát khỏi vong tử sinh và đạt đến Nát bàn.


Hành động không phải có cố gắng nào cả và không có ý đồ trong tâm tưởng thức là hành động một cách tự nhiên và sống một cách tự nhiên.


Nghĩa Huyền (Yi-hinan) nói: “Hoàn tất Phật tính không đòi hỏi phải có cố gắng. Phương pháp duy nhất là tiếp tục các nhiệm vụ bình thường và khiêm tốn: làm cho ruột dễ chịu, tiểu tiện, mặc quần áo, ăn cơm và khi mệt thì nằm nghỉ. Người bình thường sẽ cười anh, nhưng nhà hiền triết thì sẽ hiểu anh”7.


Nhiều người muốn đạt đến Phật tính lại thường không đi theo con đường này bởi vì họ không tự tin. Các ông có muốn biết các bậc thầy và đức Phật như thế nào không? Tất cả các ông đang đứng trước tôi đều là những bậc thầy và những đức Phật.


Do vậy, muốn thực hành tu luyện tinh thần, tất cả những cái ta cần phải làm là, mỗi người thực hiện các nhiệm vụ bình thường của cuộc sống hàng ngày của mình và… chỉ có thể. Đó là điều mà các Thiền sư gọi là vô tu chi tu (tu hành bằng cách không tu hành).


Ở đây có một vấn đề đặt ra: Hãy cứ giả định là như thế, vậy thì người tu hành như thế có gì khác với người không tu hành?


Nếu người thứ hai cũng làm như người thứ nhất thì y cũng sẽ lên Nát bàn và sẽ đến lúc chẳng còn vòng tử sinh nữa.


Đối với câu hỏi này, người ta trả lời: Mặc dầu bận quần áo và ăn uống là những công việc chung và đơn giản, nhưng không dễ gì làm những cái đó với một tinh thần hoàn toàn không có ý đồ, không có động cơ gì và thoát khỏi mọi ràng buộc.


Chẳng hạn có người thích những quần áo lịch sự và ghét những loại quần áo xấu, người ấy sẽ thấy sung sướng khi được mọi người khen ngợi. Đó là những điều ràng buộc.


Các Thiền sư nhấn mạnh rằng sự tu luyện tinh thần không đòi hỏi những hành động gì đặc biệt như những nghi lễ, những bài cầu kinh của một tôn giáo nào đó. Người ta chỉ cần, trong cuộc sống hàng ngày, có tinh thần thanh thản, không bị ràng buộc bởi bất cứ ý đồ gì.


Thoạt đầu, người ta cần phải cố gắng để không có một cố gắng nào hết giống như để quên lãng, trước hết người ta phải nhớ rằng mình cần phải quên lãng.


Về sau, sẽ đến lúc phải gạt bỏ sự cố gắng để không cố gắng làm gì cả và ý đồ không có ý đồ gì cả giống như cuối cùng người ta cũng quên là phải nhớ rằng cần phải quên tất cả.


Phép vô tu chi tu ấy tự nó cũng là một phép tu, giống như sự hiểu biết cái không hiểu biết, ít nhất vẫn là một hình thức của sự hiểu biết. Một sự hiểu biết như vậy khác với sự vô tư nguyên thủy và sự tu luyện bằng việc không tu luyện cũng khác với trạng thái tự nhiên nguyên thủy. Bởi lẽ sự vô tri và cái tự nhiên nguyên thủy đều là những cái thiên nhiên ban cho, trong lúc sự hiểu biết cái không hiểu biết và sự tu luyện bằng cái không tu luyện lại đều là những sản phẩm của tinh thần con người.



Đốn ngộ


Việc tu luyện chẳng cần phải lâu hay mau, tự nó chỉ là một công việc chuẩn bị. Muốn đạt được đến Phật tính sự tu hành phải được thực hiện cho đến giai đoạn chín mùi biểu hiện bằng sự giác ngộ đột xuất (đốn ngộ) giống như bước nhảy vọt qua một hố sâu. Chỉ có sau bước nhẩy ấy, mới đạt được đến Phật tính.


Các thiền sư thường nói sự giác ngộ như vậy cũng giống nhận thức về Đạo. Phổ Nguyên nói là thầy Nam Tuyền (mất năm 830) nói với môn sinh của ông: “Ta không thể xem đạo là một sự hiểu biết và cũng không thể xem là một sự không hiểu biết. Hiểu biết là một ý thức nhất thời còn không hiểu biết là một vô ý thức mù quáng. Nếu anh thực sự hiểu đạo một cách chín chắn, nó giống như một khoảng mênh mông của cái trống rỗng (vide) – như vậy làm sao ta cố tình áp đặt vào đó sự phân biệt giữa thậtgiả8


Nhận thức được Phật cũng như đã là một với nó. Khoảng mênh mông của nó chỉ là một trạng thái, trong đó không có sự phân biệt nào hết cả.


Trong trạng thái ấy, theo các Thiền sư, “hiểu biết và chân lý trở thành không phân biệt được cũng như đồ vật và tinh thần chỉ là một đơn vị duy nhất và lúc bấy giờ sẽ không còn sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể trong thể nghiệm”9.


“Một con người đang uống thuốc có thể biết được nước ấy nóng hay lạnh” (Huệ Năng). Về sau, lời nói này được rất nhiều thiền sư nhắc đến. Qua câu này, họ hiểu là chỉ có người nào đã thể nghiệm sự không phân biệt giữa chủ thể và khách thể mới thực sự hiểu nó là thế nào.


Trong trạng thái ấy, chủ thể đã tách khỏi sự hiểu biết theo nghĩa thông thường bởi vì loại hiểu biết ấy đòi hỏi sự phân biệt giữa người biết và đồ vật được biết.


Nhưng y không phải không hiểu biết bởi vì trạng thái của y khác với trạng thái của kẻ không hiểu biết một cách mù quáng.


Khi một môn sinh đạt đến cương vực của Đốn Ngộ (Illumination subite) cũng là lúc Thiền sư có thể giúp đỡ y một tay. Khi sắp sửa nhảy, thì một sự giúp đỡ nào đó, dầu rất nhỏ, cũng có giá trị lớn. Lúc này, Thiền sư sử dụng cái mà họ gọi là phương pháp “cây gậy hoặc tiếng thét” để giúp môn sinh nhảy sang Đốn ngộ.


Trong các truyền thuyết về thiền học, có những trường hợp Thiền sư hỏi một môn sinh về một vấn đề gì đó, bỗng nhiên y đánh cho môn sinh mấy gậy hoặc thét lên một cái gì đó. Nếu những hành động ấy làm đúng lúc, môn sinh sẽ khắc đạt đến Đốn ngộ. Có thể là hành động bất ngờ của Thiền sư tạo nên một chấn động tâm lý giúp môn sinh đạt đến điều mà y chuẩn bị đã từ lâu.10


Người được Đốn ngộ tự nhiên thấy mọi vấn đề được giải quyết.



Đạt cái không – đạt (Atteindre le non – atteindre).


Đạt đến Đốn ngộ không có nghĩa là đạt đến cái gì mới. Thiền sư Thanh Nguyên (Is`ing yuang) mất năm 1120, nói: “Nếu bây giờ anh hiểu thì trước kia điều anh không hiểu là cái gì? Điều mà trước kia anh hiểu sai là điều mà bây giờ anh được giác ngộ”.


Cái hiện thực cũng là cái thuộc về hiện tượng (phénoménal) Thiền học nói: “Ngọn núi là ngọn núi, con sông là con sông”.


Trong trạng thái mơ ta thấy ngọn núi là ngọn núi, con sông là con sông. Nhưng sau khi Đốn ngộ (đã giác ngộ) ta vẫn thấy ngọn núi là ngọn núi và dòng sông là dòng sông.


“Sau khi đã giác ngộ, mọi vật đều thuộc về Phật và chỗ nào cũng có Phật. Người ta kể rằng một nhà tu hành đạo Thiền vào một ngôi đền và nhổ nước bọt vào tượng Phật. Bị mọi người chỉ trích, ông nói: “Tôi nhờ các ông chỉ dùm cho tôi có chỗ nào không có Phật?”.11


Như vậy, nhà hiền triết Thiền học sống hoàn toàn như mọi người khác và cũng làm bất cứ việc gì như mọi người khác. Từ bến mê đến cõi giác, y đã để nhân loại ở hai bên kia cõi sinh tử, còn mình thì đi vào cõi hiền triết.


Như sau đó, y cũng phải để trạng thái hiền triết ở lại đằng sau và một lần nữa, lại đi vào cõi sinh tử của nhân loại.


Điều này được nói rõ như sau: “Lên cao thêm một bậc nữa trên ngọn cây tre khoảng một trăm bước”. Điều đó có nghĩa là khi đã giác ngộ, người hiền triết còn có việc khác phải làm, thật ra không có gì khác hơn là những điều bình thường của cuộc sống hàng ngày.


Nói như Thiền sư Nam Tuyền: “Sau khi đã biết được bờ bên kia, anh trở lại và sống ở bờ bên này”.12


Mặc dầu nhà hiền triết tiếp tục sống của phía bên này, sự hiểu biết của y về bờ bên kia không phải là điều vô ích. Mặc dầu những điều anh làm cũng giống như những điều mà mọi người khác làm nhưng ý nghĩa thì lại khác đối với anh ta.


Điều mà người ta làm không khác gì với những điều mà người ta làm trước kia, chỉ có khác là bản thân con người ấy không còn là con người ấy nữa.


Con người không còn như trước nữa vì, mặc dầu y làm tất cả những điều mà những người khác cùng làm, nhưng y không còn ràng buộc với cái gì nữa hết.


Đó là ý nghĩa của phương châm Thiền học. “Ngày nào cũng ăn nhưng không nuốt một hạt nào cả. Ngày nào cũng mặc quần áo nhưng không đụng đến một sợi vải”.13


Một phương châm khác nói: “Xách nước và chặt củi để đốt: đó chính là điều kỳ lạ của Đạo”.


Chúng ta có thể hỏi: Nếu như vậy thì có phải Đạo kỳ diệu phục vụ gia đình và Nhà nước?


Kết luận logic của các học thuyết Thiền học là: Đúng như vậy.


Thế nhưng các Thiền sư không trả lời như vậy.




1.        Tạm dịch. tác giả dịch từ bản Pháp văn nên có ý chưa sát. Có thể tham khảo ở Thiền luận của Suzuki bản dịch của Trúc Thiên


2.        Tạm dịch


3.        Di tăng: Cổ tôn tú ngữ lục, tập 4


4.        Truyền đang lục, tập 5


5.        Cổ tôn tú ngữ lục, tập 4


6.        Sáupâ ramitâs


7.        Cổ tôn tú ngữ lục, tập 4


8.        Cổ tôn tú ngữ lục, tập 13


9.        Cổ tôn tú ngữ lục, tập 32


10.     Theo Cổ tôn tú ngữ lục


11.     Sđd, tập 12


12.     Sđd, tập 12


13.     Sđd