Thực tế, văn hóa chính là cuộc sống đầy sinh động, là một tổng thể của những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một xã hội, một quần thể hay một dân tộc, kéo dài từ quá khứ cho đến hiện tại và đang theo đà tiến hóa của nhân loại để bước vào tương lai. Nghiên cứu văn hóa vì thế cần ở vào thế động của sự tương quan về nhiều mặt trong bối cảnh thời bấy giờ.
Thế động của văn hóa
Khi nói đến văn hóa Việt
Nói về văn hóa Việt Nam mà bỏ quên sự khốn khó truyền đời với đất ở, đất bồi, đất phèn, đất "đá ong pha nhiều ngấn lệ" cửa cảnh đồng chua nước mặn, quên đi thiên tai, hạn hán với những "ơn nắng cháy da cháy thịt, những cơn mưa héo úa tâm hồn” thì mới chỉ thấy được bề mặt hoa gấm của đất nước Việt Nam. Cũng tương tự như thế, khi nhìn con người và lịch sử Việt Nam mà chỉ thấy nét thanh lịch, vẻ hào hùng, quên đi lớp người chân lấm tay bùn, không ngó ngàng tới hơn 60 bộ tộc thiểu số trên rừng từng bị cho là "man ri, mọi rợ" hay lờ đi ách đô hộ của Tàu, xiềng xích đô hộ của Tây, chiến tranh triền miên, công lý lẫn phi lý thì cũng chỉ mới nói đến Việt Nam bằng một mặc cảm tâm lý nhằm thỏa mãn tự ái dân tộc hơn là tinh thần khách quan nghiên cứu văn hóa.
Thậm chí văn hóa đã bị nhìn qua dáng vẻ đơn thuần của học vấn, thẩm mỹ hay tư cách. Ví dụ như do “trình độ văn hóa" bằng trình độ học vấn (Tiểu, Trung, Đại học) hoặc khen chê "xử sự thiếu/ có văn hóa"!
Muốn nhận chân, tìm hiểu hay nghiên cứu văn hóa của một dân tộc cần phải đưa văn hóa trở về “thế động”. Văn hóa phải được đặt trên bánh xe tiến hóa đang chuyển mình từ quá khứ, qua hiện tại, đến tương lai. Văn hóa là dòng đời sống trôi chảy luân lưu. Sự lụi tàn của một nền văn hóa này, vô hình
Văn hóa thường xuất hiện dưới ba dạng: Thuần nhất, kết hợp, phân vùng và đa chủng.
Khái niệm "văn hóa xé nhỏ" thành những dòng văn hóa hay cụm văn hóa… còn hoàn toàn xa lạ đối với một đất nước được coi là thuần chủng như Việt
Sự hội nhập văn hóa
Bước vào thế kỷ XXI, dân tộc Việt
Nếu thử cứ mỗi 5 năm về thăm quê hương một rân, người ta sẽ rất dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong nếp suy nghĩ, trong cung cách sống, trong kỹ thuật diễn đạt và cảm quan nghệ thuật của người trong nước, nhất là lớp người trẻ tuổi sinh sau 1975. Và người trong nước lại nhìn thấy anh em, bà con, bạn bè của mình dường như đã bị "Tây hóa, Mỹ hóa” sau một thời gian sống xa quê có dịp trở về cố hương thăm lại quê nhà. Sự thay đổi về cung cách văn hóa là một tiến trình khách quan và tất yếu, vượt lên trên và tràn ra ngoài những quy ước về chính trị và xã hội.
Đối với người Việt ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ thì sự thay đổi về văn hóa là một quá trình hội nhập, đồng hóa và biến thái văn hóa. Có thể nói đây là một sự chuyển mình tận gốc rễ của cuộc sống để tồn tại trong một xã hội mới. Sự chuyển mình có khi tự nhiên và êm xuôi nhưng cũng lắm lúc đầy gian nan và đau xót. Không thiếu những trường hợp một gia đình êm ấm dần dần bị phân ly vì mức độ hội nhập và biến thái văn hóa khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Sự xung đột giữa hai thế hệ già và trẻ, giữa vợ và chồng thường dẫn đến sự đổ vỡ của gia đình. Tốc độ hội nhập vào khung cảnh văn hóa mới rất khác nhau và phần lớn tùy thuộc vào tuổi tác, bản chất, học vấn, kinh nghiệm của từng cá nhân.
Sự hội nhập, đồng hóa hay ảnh hưởng văn hóa diễn ra như thế nào? Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, cũng nên xác định về "thái độ văn hóa". Đây là một thái độ phân biệt tự nhiên giữa hai thế giới văn hóa: "của ta" và "của người".
Hai thái độ truyền thống: bảo thủ và cấp tiến gần như tương phản: 1) "Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" và (2) "Ở nhà nhất mẹ nhì con. Ra đường có kẻ săn giòn hơn ta” sẽ có tác dụng như thế nào giữa một thế giới đang có khuynh hướng toàn cầu hóa xã hội con người.
Với tư thế một nhóm người, một cộng đồng hay một dân tộc tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời,chúng ta tự hỏi rằng, trước sự chuyển biến của tác động hỗ tương của xu hướng biến chuyển văn hóa toàn cầu, chúng ta sẽ chọn lựa một thái độ như thế nào khi phải tiếp cận với một nền văn hóa mới, có thế lực rộng khắp và thuộc về khối đa số?
Phản ứng trực tiếp có khả năng đưa đến 4 thái độ: Hội nhập, đồng hóa, cô lập và buông xuôi.
Thực tế hoàn cảnh của người Việt định cư tại nước ngoài và phản ứng của giới trẻ trong nước trước những luồng sóng văn hóa một trong vòng gần 30 năm qua đã chứng minh rằng, sự hội nhập văn hóa "biết mình biết người” là một phản ứng có ý thức thường mang đến những kết quả tích cực nhất. Nếu chỉ biết mình mà không biết người sẽ đưa đến tình trạng cô lập văn hóa hay ngược lại, chạy
Hết nhìn "ta” lại qua nhìn “người”
Người ở đây chính là đối tượng văn hóa rộng lớn hơn mà những dòng văn hóa nhỏ có khả năng hội nhập. Như khi các nhóm di dân vào đất Mỹ thì văn hóa Mỹ đương nhiên trở thành nguồn chính. Vì vậy, trong ngôn từ chính thức, người Mỹ luôn luôn xác định "gốc" và “ngọn". Như trường hợp người Việt qua định cư ở Mỹ sau 5 năm, đủ điều kiện lưu trú để trở thành công dân Mỹ thì sẽ là "Người Mỹ gốc Việt". Thái độ văn hóa của các nước dang tay ra đón người nhập cư dù là ở Mỹ, Úc, Canada, Tây, Tàu, Nhật, Anh… bao giờ cũng trịch thượng và đầy vẻ tri ân.
Thử trưng dẫn trường hợp tiêu biểu bằng cách nhìn lại lịch sử "thái độ văn hóa" của Mỹ chẳng hạn, sẽ thấy ngay điều đó.
Đối với làn sóng người da đen từ Phi Châu nhập cư đầu tiên vào châu Mỹ trong thế kỷ thứ XVI với thân phận người nô lệ thì thái độ văn hóa của người Mỹ da trắng đối với họ là "Tuân giáo”. Dân nhập cư phải "cải văn hóa" như cải đạn. Liên tiếp những thế kỷ sau, luồng sóng nhập cư càng ngày càng đông, màu sắc văn hóa càng muôn hồng ngàn tía. Để phù hợp với thực trạng xã hội, thái độ văn hóa của người Mỹ bản xứ đổi qua một khái niệm lãng mạn hơn bằng lý thuyết. Nghĩa là họ cho rằng mọi đặc tính và hình thái văn hóa ngoại lai mang vào Mỹ sẽ bị trộn lại với nhau cùng với văn hóa Mỹ trong một "Nồi súp dê văn hóa nóng chảy”. Phải cần cả trăm năm sau người ta mới nhận ra rằng, cái nồi Melt ing Pot đó đặt hoài trên gò bát quái của văn hóa mà không bao giờ chịu sôi lên để nóng chảy. Thực tế chỉ có một nền "đa văn hóa" vẫn tồn tại và trơ gan cùng tuế nguyệt. Do đó, người ta phải "xuống cấp" cho giả thuyết sát nhập văn hóa bằng cách dùng hình ảnh của bức khảm hay là đĩa xà lách để hình tượng hóa một nền văn hóa đa chủng của xã hội Hoa Kỳ hiện nay.
Dùng văn hóa mỹ như là một trường hợp nghiên cứu để minh họa một bức tranh văn hóa rất có khả năng diễn ra sau này khắp toàn cầu mà Việt
Thay lời kết luận
Trong lĩnh vực tâm lý, xã hội và văn hóa… có phải chăng vì xuất phát từ mô thức tổ chức đời sống trên căn bản đơn vị làng xã và đại gia đình nên người Việt có khuynh hướng coi việc bảo tồn rất gần với bảo thủ.Vì vậy, khi có hiện tượng hội nhập quá nhanh hay trì trệ trước một trào lưu văn hóa mới, thường bị chê trách một cách đầy cảm tính và chủ quan bằng những lời phê phán, đại khái như "lai căng, mất gốc" hay "chậm tiến, lạc hậu”. Hiện trạng này tự nó đã nói lên rằng người Việt tự hào với văn hóa truyền thống của mình và ít sẵn sàng để thay đổi hay hơi nhập văn hóa
Tuy nhiên, thực tiễn và kinh nghiệm của khối người Việt ở nước ngoài trong gần 30 năm qua đã chứng minh rằng, thái độ "Ta không mê của người, ta không chê của ta" là con đường trung đạo thích hợp nhất trong một hoàn cảnh văn hóa mới. Một thái độ tỉnh táo để tiếp thu và học hỏi những cất hay, cái đẹp của văn hóa người và phát huy những cái tốt, cái khéo của văn hóa ta đã mang lại những kết quả tích cực nhất cho cá nhân, gia đình và xã hội. Văn hóa cũng như những dòng sông cứ luân lưu chảy mãi từ nguồn đến biển. Trong đại dương văn hóa của nhân loại, có sự đóng góp của những dòng sông văn hóa Hồng Hà, Cửu Long, Hằng Hà, Dương Tử, Nile, Seine, Mississippi… và bao nhiêu suối nguồn thầm lặng khác. Con người tự hào vì có văn hóa và văn hóa cũng phải tự hào vì nó là sản phẩm của con người. Không ai có thể chối bỏ sự hiện hữu của văn hóa vì ngay cả sự chối bỏ cũng là một cách biểu hiện thái độ trong đời sống và chính đời sống đó cũng vô hình