Trang chủ Tuổi trẻ Thanh Hóa: Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa...

Thanh Hóa: Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

93

Như chúng ta đã biết, lễ Hằng Thuận là nghi thức tương đối đặc biệt dành riêng cho lễ cưới được tổ chức trang nghiêm trọng thể tại chùa. Ngoài một vài lễ nghi truyền thống của một đám cưới như tuyên bố lý do, trao nhẫn cưới, nhận lời chúc tụng của hai họ, thì nghi thức Hằng Thuận trong ngày cưới mang đậm dấu ấn đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật, cùng với những định hướng rất cụ thể giúp cho đôi vợ chồng có được một tương lai lạc quan tươi sáng trên tinh thần giác ngộ giải thoát.

Khởi sự hôn nhân, lễ Hằng Thuận đã tạo điều kiện cho cô dâu chú rễ được đảnh lễ chư Phật, được Quy y Tam Bảo, được chư Tăng đứng ra chứng minh hôn sự trong bầu không khí thiêng liêng ngay nơi chánh điện qủa là một diễm phúc, đồng thời được qúy Thầy tận tình hướng dẫn đạo lý vợ chồng trong đời sống hôn nhân như lời đức Phật đã dạy trong kinh Thiện Sanh hay kinh Ca Thi La Việt…          

Tại buổi lễ có sự chứng minh của ĐĐ. Thích Tánh Khả – UV Ban Văn Hóa TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Văn Hóa Phật Giáo tỉnh, Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN huyện Triệu Sơn, Trụ trì chùa Ông Sư, ĐĐ. Thích Tuệ Minh – Phó ban HDPT GHPGVN tỉnh Nghệ An, chư tôn đức Ni trụ trì các chùa trong huyện cùng đại diện hai bên họ hàng, thân hữu và đông đảo Phật tử tham dự.

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Nguyện hương

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Dâng hoa

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Dâng đăng

Trong buổi lễ, sau nghi thức nguyện hương lễ Tam Bảo, dâng hoa, dâng đăng cúng dường chư Phật. ĐĐ. Thích Tuệ Minh đã có đôi lời pháp thoại căn dặn đôi Tân hôn về đạo “vợ chồng” … Đồng thời áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trong gia đình để có cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Mở đầu Đại Đức tán thán: Đây qủa là tín hiệu đáng mừng và thật sự tăng thêm niềm tin cho ban hoằng pháp, cho ban Hướng dẫn Phật tử và cho cả những đôi nam nữ đang hướng đến hôn nhân, khi biết rằng, nếu hôn sự được tổ chức theo nghi thức Hằng Thuận tại chùa, trước sự chứng minh của chư Tăng, được nghe chư Tăng giáo hóa, sau đó ứng dụng một cách nghiêm túc những lời Phật dạy vào đời sống gia đình, thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích thiết thực và lớn lao trong đời sống.  

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

ĐĐ. Thích Tuệ Minh chia sẻ ý nghĩa “Đạo vợ chồng”  

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Đôi tân hôn Chung Kiên – Thu Hằng 

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Cha mẹ hai bên

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Quang cảnh buổi lễ

Nhân đây Đại Đức cũng đã chia sẻ với đôi tân hôn về đạo lí trong tinh thần bài kinh Thi Ca La Việt đức Phật đã dạy về bổn phận và trách nhiệm qua lại giữa người chồng và người vợ. Liên hệ đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình, để bảo đảm cho đời sống của gia đình phật tử được hạnh phúc bền vững, đức Phật đã ân cần chỉ dạy:         

Người chồng phải có năm bổn phận đối với người vợ:

  1. Phải biết tôn trọng vợ
  2. Không bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ
  3. Phải chung thủy, trung thành với vợ
  4. Phải tin tưởng giao tài sản tiền bạc cho vợ quản lý
  5. Phải sắm đồ nữ trang cho vợ một khi có điều kiện.

Đồng thời đức Phật cũng đã dạy người vợ phải làm tròn năm bổn phận đối với người chồng:

  1. Phải luôn làm tròn bổn phận trong nhà
  2. Phải vui vẻ tử tế với quyến thuộc bên chồng
  3. Phải luôn chung thủy với chồng.
  4. Giữ gìn cẩn thận đồ trang sức và luôn coi sóc giữ gìn của cải đồ dùng trong nhà.
  5. Luôn siêng năng, không bao giờ trút tháo công việc cho người khác.

Thông qua lễ Hằng Thuận đã giúp cho đôi vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức tâm linh trong đời sống gia đình, để từ đó hướng đến một đời sống hôn nhân thật sự an lạc hạnh phúc. Để thực hiện được điều này, trước hết, đôi vợ chồng phải hết lòng yêu thương nhau, chung thủy, tôn trọng, qúy kính lẫn nhau và luôn luôn hòa thuận với nhau, cùng nhau hướng đến những điều thánh thiện và cao thượng trong cuộc sống như hàm nghĩa của hai từ Hằng Thuận đã toát lên.

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Lễ tạ Tứ trọng ân 

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Đảnh lễ tri ân cha mẹ

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Cha mẹ chú rể

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Cha mẹ cô dâu

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Tại buổi lễ đôi tân hôn theo sự hướng dẫn của chư tôn đức đã phát nguyện giữ gìn ngũ giới, tu hành thập thiện của đôi vợ chồng trước ngôi Tam Bảo, nhằm xây dựng một đời sống gia đình hạnh phúc bền vững, được xem là dấu ấn sinh động, vô cùng ý nghĩa trong ngày lễ cưới, điều này không chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của họ trong những ngày chung sống bên nhau, mà còn ảnh hưởng tích cực đến những người thân.     

      Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Nghi thức trao nhẫn cưới

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Phát nguyện hôn nhân

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Chư tôn đức cũng đã giải thích ý nghĩa của chữ “Nhẫn” sau đó là nghi thức trao nhẫn và giao bái. Dưới sự chứng minh của mười phương Chư Phật, tân lang, tân nương đã đối trước Tam Bảo và chư tôn đức Tăng dâng lời phát nguyện tôn trọng, cảm thông và yêu thương nhau trọn đời cùng áp dụng thực hành theo đúng lời Phật dạy.

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Đôi tân hôn lễ nhau

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Chư tăng tặng quà chúc phúc

Cũng trong buổi lễ, Chư tôn đức Tăng tặng quà chúc phúc cho đôi Tân hôn, tiếp sau đó là lễ Quy Y Tam Bảo và khóa lễ cầu an rằm tháng ba cho bà con nhân dân và Phật tử tại địa phương.

 Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Quả thật Lễ Hằng Thuận là cây cầu nối giữa đạo và đời, là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh của Phật giáo, là nét đẹp văn hóa đặc thù của Phật giáo trong lãnh vực hôn nhân gia đình đối với người phật tử.

Xin chia sẻ một số hình ảnh đến quý độc giả: 

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Về chùa

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Văn nghệ chào mừng

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Niệm Phật thỉnh chư đức

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông SưLễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư

Khóa lễ cầu an

Lễ hằng thuận Chung Kiên và Thu Hằng tại chùa Ông Sư