Trang chủ Blog chùa Thanh Hóa: Khai mạc lễ hội văn hóa truyền thống chùa Khải...

Thanh Hóa: Khai mạc lễ hội văn hóa truyền thống chùa Khải Nam

124

 

Lễ hội văn hóa truyền thống Chùa Khải Nam, phường Quảng Tiến, TX. Sầm Sơn, là loại hình hoạt động văn hóa phi vật thể, mang nét độc đáo, giầu giầu tính nhân văn, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của của Nhân dân Làng Cá Lập xưa, nay là phường Quảng Tiến – Xã Quảng Cư. Lễ hội văn hóa truyền thống Chùa Khải Nam đã tồn tại qua nhiều thế kỷ với nhiều chế độ xã hội khác nhau, theo tiến trình thăng trầm của lịch sử dân tộc. Lễ hội được Đảng – Chính quyền và nhân dân phường Quảng Tiến bảo tồn, kế thừa, giữ gìn và bảo vệ nét đẹp văn hoá truyền thống ấy, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá 8, về phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc tổ chức Lễ hội văn hoá truyền thống cũng là để giới thiệu, quảng bá sâu rộng các hình ảnh cảnh quan, danh thắng về một thị xã du lịch Sầm Sơn: Kỷ cương – Văn minh – Thân thiện cho du khách.

Quang lâm chứng minh có ĐĐ. Thích Tâm Đức – Ủy viên HĐTS TW – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa- Đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa 16, ĐĐ. Thích Tâm Minh – UV TT Ban Hoằng pháp TW GHPGVN – Phó BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, ĐĐ. Thích Tâm Định – Uỷ viên Ban TTXH TW GHPG Việt Nam; Phó BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hoá; Trưởng BTS GHPGVN TX. Sầm Sơn, Ni trưởng Thích Đàm Nhung – Nguyên Ủy viên HĐTS TW GHPGVN – Nguyên Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, cùng chư tôn đức Thường trực BTS tỉnh, các huyện thị thành phố, trụ trì các chùa trong và ngoài tỉnh. Về phía chính quyền có Ông: Trịnh Văn Bảy – Phó phòng PA88 công an tỉnh,  Ông Vũ Đình Thịnh -Thị uỷ viên- Bí thư Đảng uỷ- Chủ tịch HĐND phường Quảng Tiến,  Ông Nguyễn Văn Thành – Phó bí thư Đảng uỷ – Chủ tịch UBND Quảng Tiến, Ông Nguyễn Văn Du – Phó chủ tịch  UBND cùng sự có mặt của các Ông Bà trong BCH Đảng bộ, Thường trực HĐND, UBND, UB-MTTQ, các tổ chức CTXH, các ông bà bí thư, trưởng khu phố. Các vị đại biểu đại diện cho các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị doanh nghiệp, các nhà trường… cùng đông đảo Cư sỹ Phật tử các Đạo tràng các Chùa trong thị xã Sầm Sơn, các huyện thị thành phố trong tỉnh. 

Chùa Khải Nam trước kia ở trên địa bàn Làng Cá Lập, xã An Niệm, Tổng Giạc Thượng, Phủ Tĩnh Gia, Trấn Thanh Hoa.  (Đến đầu thế kỷ thứ 19 được đổi thành xã Lương Niệm, tổng Cung Thượng), Nay là phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. 

Theo “Sử Ký Toàn Thư” Chùa Khải Nam có từ thời Trần Anh Tông (năm 1293-1314). Tương truyền lúc bấy giờ, sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, đời sống của nhân dân trong vùng còn rất khó khăn. Quan quân và Nhân dân Làng Cá Lập đã phát tâm công đức, đóng góp vật tư, ngày công xây dựng lên mái chùa bằng tranh tre, vách đất để làm nơi thờ Phật và sinh hoạt tín ngưỡng. Tuy bằng tranh tre nứa lá, nhưng nhờ Phúc ấm của dân làng, sự linh thiêng của ngôi chùa đã vang vọng khắp cả ngoài Tổng,  trong Phủ. Trong dân gian còn lưu truyền lại câu nói: “An Nam Nhất Ải Tự”  đã khẳng định sự linh thiêng của ngôi chùa. Đến thời Lê Trung Hưng ngôi chùa Khải Nam đã được xây dựng lại với Tam quan nguy nga, Chính điện lộng lẫy.

Năm Canh Ngọ (1870), Niên hiệu Tự Đức thứ 23. Chùa Khải Nam được nhân dân và Phật tử khắp nơi phát tâm công đức trùng tu, xây dựng lại. Hiện nay Chùa còn lưu giữ được tấm bia “Lưu phương bi kí bằng chữ Nho, ghi lại tên tuổi, quê quán những người đã cung tiến tiền, của trùng tu xây chùa ở khắp mọi nơi trong cả nước. Điều đó khẳng định chùa Khải Nam xưa kia là một ngôi chùa nổi tiếng nên mới có nhiều người ở khắp mọi nơi, cùng quan lại triều đình đến cung tiến như vậy.

Chùa Khải Nam trong lần trùng tu xây dựng lại Năm Canh Ngọ 1870, được xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, Tam quan chùa với gác chuông như một hoa sen vươn cao giữa làng quê và biển lúa xanh rờn. Trong chùa có nhiều Tượng Phật đều được chạm khắc rất kỹ, chau chuốt mềm mại. Khuôn mặt tượng mang dáng vẻ đôn hậu, gần gũi, mắt nhìn xuống trong sự soi rọi nội tâm và mỉm cười cứu độ, biểu hiện tính nhân đạo rất cao. Trên tường, cột có nhiều hoành phi, câu đối, nhiều bức phù điêu với đường nét hoa văn tinh sảo, cách thể hiện dáng mẫu, điêu khắc khi tạo hình, hợp với tính truyền thống của người Việt, truyền thống Phật giáo. Hiện nay Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hoá còn đang lưu giữ được một số phù điêu, hoa văn bằng gỗ rất đẹp có giá trị nghệ thuật rất cao của chùa Khải Nam. Trước cửa Tam quan Chùa còn có Chợ Chùa với nhiều cây cổ thụ cao to, sầm uất.

Nhưng tiếc thay, do những biến cố thăng trầm của lịch sử ngôi chùa to lớn xưa kia không còn nữa, việc sinh hoạt tôn giáo tâm linh của nhân dân và phật tử thập phương hiện tại nương nhờ vào dãy nhà cấp 4 thuộc khuôn viên di tích LSVH Quốc gia, đền Cá Lập. Vì đất cũ địa phương đã sử dụng làm Trường học cho con em. Việc thờ phụng không đảm bảo được tính linh thiêng vì không gian tâm linh – tôn giáo không có khoảng cách nhất định với không gian tâm linh – tín ngưỡng. Điều đó giảm đi sự tôn nghiêm của cả đền và chùa. Ngôi chùa không còn vẻ tĩnh tại, trầm mặc vốn là đặc điểm của ngôi chùa cổ Việt Nam.

Ngày 12 tháng 6 năm 2011 (là ngày 11/5 năm Tân Mão) được sự cho phép của các cấp các nghành. Ban Trị sự GHPG Việt Nam thị xã Sầm Sơn đã long trọng tổ chức Lễ Khởi Công Xây dựng Ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Khải Nam. Trong 5 năm năm qua, nhờ có Phật Pháp nhiệm mầu, sự trợ duyên của chư tôn đức , sự quan tâm của các cấp ủy đảng, đóng góp của nhân dân Phật tử các mạnh thường quân, doanh nghiệp xa gần mà công trình xây dựng tái thiết chùa Khải Nam vẫn được liên tục không ngưng nghỉ cho đến ngày khánh thành giai đoạn 1 hôm nay, thời gian thi công trọn vẹn chỉ có 4 năm, ngoài sức tưởng tượng của Tăng chúng và phật tử chùa Khải Nam. Tổng giá trị đầu tư: 15.515.000.000 đ.

le hoi 2015 chua khai nam 22

Mở đầu chương trình ĐĐ. Thích Tâm Định; Uỷ viên Ban từ thiện – xã hội TW GHPG Việt Nam; Phó BTS GHPGVN tỉnh Trưởng BTS GHPGVN thị xã Sầm Sơn khai mạc lễ hội Văn hóa truyền thống và Lễ khánh thành giai đoạn I Chùa Khải Nam.

le hoi 2015 chua khai nam 24

Cư sỹ Trần Học Phiên; Phó BTS GHPG VN thị xã Sầm Sơn lên Báo cáo sơ lược Lịch sử Chùa Khải Nam và quá trình xây dựng tái thiết chùaKhải Nam.

le hoi 2015 chua khai nam 26

Đại diên chính quyền Ông Nguyễn Văn Thành -Phó Bí thư Đảng uỷ – Chủ tịch UBND Quảng Tiến lên phát biểu ý kiến với lễ hội.

le hoi 2015 chua khai nam 27le hoi 2015 chua khai nam 35

Sau cùng là nghi thức dâng hương trì chú, cầu siêu và nhiễu tháp cố ĐĐ. Thích Nguyên Thanh – nguyên trụ trì chùa Khải Nam.

Xin chia sẻ một số hình ảnh của buổi lễ:

le hoi 2015 chua khai nam 1Lễ rước kiệule hoi 2015 chua khai nam 3le hoi 2015 chua khai nam 4le hoi 2015 chua khai nam 6Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm lễ đàile hoi 2015 chua khai nam 7Niệm Phật cầu gia hộle hoi 2015 chua khai nam 9le hoi 2015 chua khai nam 21ĐĐ. Thích Tánh Khả điều phổi chương trìnhle hoi 2015 chua khai nam 16le hoi 2015 chua khai nam 17le hoi 2015 chua khai nam 18le hoi 2015 chua khai nam 19le hoi 2015 chua khai nam 23ĐĐ. Thích Tâm Định khai mạc buổi lễle hoi 2015 chua khai nam 28Chư tôn đức dâng hương – trí chúle hoi 2015 chua khai nam 29le hoi 2015 chua khai nam 30le hoi 2015 chua khai nam 31le hoi 2015 chua khai nam 33le hoi 2015 chua khai nam 34Chư tôn đức cùng đại chúng nhiễu tháp cố ĐĐ. Thích Nguyên Thanhle hoi 2015 chua khai nam 36le hoi 2015 chua khai nam 37