Ông Bùi Hữu Dược chia sẻ: Ngôi chùa sở dĩ trở thành một nét văn hóa đặc thù, trở thành ngôi nhà tâm linh thiêng liêng giữa cuộc đời bụi bặm khổ lụy này là do vị trụ trì. Nếu như ngôi chùa là linh hồn của dân tộc thì vị trụ trì là linh hồn ngôi chùa. Ngôi chùa có mang tính nhập thế và hưng thịnh hay không là do đạo hạnh và tài năng lãnh đạo của vị trụ trì.
Mái chùa không biết tự bao giờ đã trở thành ngôi nhà chung che chở hồn dân tộc, đó chính là ngôi nhà tâm linh hướng dẫn con người biết nhân quả đạo lý, biết sống đạo đức, yêu thương gắn bó với quê hương đất nước. Nên, chùa là cái hồn dân tộc, thân thương gần gũi, hòa quyện trong lòng người dân như máu với thịt, như hơi thở, như bữa ăn hằng ngày.
Ngôi chùa sở dĩ trở thành một nét văn hóa đặc thù, trở thành ngôi nhà tâm linh thiêng liêng giữa cuộc đời bụi bặm khổ lụy này là do vị trụ trì. Nếu như ngôi chùa là linh hồn của dân tộc thì vị trụ trì là linh hồn ngôi chùa. Ngôi chùa có mang tính nhập thế và hưng thịnh hay không là do đạo hạnh và tài năng lãnh đạo của vị trụ trì.
Phải nói rằng, vị trụ trì đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thịnh suy của chánh pháp. Vị trụ trì là người thay mặt Giáo Hội lãnh đạo Tăng –Ni Phật tử tại trú xứ tu học. Nếu vị trụ trì là người đạo cao đức trọng, biết cách quản lý lãnh đạo ngôi chùa thì ngôi chùa đó sẽ hưng thịnh và có nhiều đóng góp thiết thực cho làng nước, xã hội. Ngược lại nếu vị trụ trì không hội đủ các tiêu chuẩn trên thì ngôi chùa chỉ khép kín và không đóng góp được gì nhiều cho cộng đồng xã hội và đạo pháp. Chúng ta biết rằng lãnh đạo ngôi chùa là một sứ mạng thiêng liêng của người làm trụ trì, phải gánh vác trên đôi vai trọng trách tiếp nối chư vị Tổ sư “truyền trì mạng mạch Phật pháp”. Gánh vác một trọng trách to lớn như vậy, người trụ trì không thể nào không trang bị cho mình một kiến thức đầy đủ về cách làm trụ trì.
Vai trò của trụ trì trong việc quản lý “Tự viện”
Đạo hạnh của vị trụ trì:
Trụ trì là linh hồn ngôi chùa, là người giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền trì mạng mạch phật pháp, là người chịu trách nhiệm trước giáo hội về việc hướng dẫn Tăng ni Phật tử tại trú xứ tu học đúng pháp, đúng luật. Cho nên, hơn ai hết vị trụ trì phải là người có giới hạnh trang nghiêm. Vì, dù vị trụ trì có tài cao nhưng đức không trọng thì sẽ khó mà nhiếp hóa lòng người. Nên, người trụ trì phải toát lên được “oai đáng kính, nghi đáng sợ”, là người “đức trọng quỷ thần kinh”. Có như vậy mới xứng đáng làm bậc thầy của thiên hạ, mới có thể nhiếp hóa đồ chúng và quần chúng tu tập.
Kiến thức của vị trụ trì:
Không phải ai sinh ra lớn lên là biết chỉ đạo, hoặc lãnh đạo mà bất cứ người nào cũng phải trải qua thời gian học tập, trau dồi kiến thức. Người trụ trì là người cần trang bị cho mình rất nhiều kiến thức về mọi lĩnh vực cần thiết của chức vị trụ trì như kiến thức về giới luật, về phật pháp, phải có kinh nghiệm tiếp tăng độ chúng, phải biết cách tổ chức tu học trong Thiền môn, phải biết kiến thức xây dựng chùa, biết cách trang trí thờ tự trong một ngôi chùa như thế nào. Dù rằng đã có một vốn liếng kiến thức về trụ trì chăng nữa thì người trụ trì vẫn luôn luôn bổ túc sự học hỏi của mình không ngừng nghỉ. Vẫn biết rằng vị trụ trì bận rộn trăm công nghìn việc nhưng phải giành vài giờ trong tuần nghiên cứu thêm kinh điển và tham dự các buổi giảng do Giáo hội tổ chức về khóa trụ trì.
Trách nhiệm của vị trụ trì:
Người trụ trì gánh vác trên đôi vai của mình nhiều trách nhiệm nặng nề. Trước hết, người trụ trì phải biết cách tổ chức và điều hành một cách có hệ thống sự tu học của Tăng chúng nội tự. Lo việc trong chùa cho ổn định nề nếp rồi, người trụ trì còn lo việc bên ngoài như làm các công tác từ thiện xã hội, hướng dẫn quần chúng và Phật tử tu tập …Sau đây là một số nhiệm vụ điển hình mà người trụ trị phải thực hiện.
Tin, ảnh: Thập Bát Công