Cựu ngoại trưởng Thái Lan Saroj Chavanaviraj chủ trì buổi lễ tại chùa Vipassana Graha với sự tham dự của hàng ngàn Phật tử.
Năm nay, Nhà vua Thái Lan tổ chức dâng y tới 11 ngôi chùa tại 10 nước châu Á.
Dâng y Kathina là một nghi lễ được tổ chức hàng năm, diễn ra 1 tháng sau khi mùa An cư của chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy kết thúc.
Được khởi xướng bởi cựu ngoại trưởng Thái Surin Pitsuwan, một người Hồi giáo, lễ dâng y Hoàng gia bắt đầu được tổ chức ở nước ngoài vào năm 1995 tại các ngôi chùa ở các nước Phật giáo chiếm đa số như Miến Điện, Campuchia, Lào để thúc đẩy quan hệ văn hóa xã hội.
Đây là lần đầu tiên trong 13 năm, lễ dâng y Hoàng gia được tổ chức tại đất nước Hồi giáo Indonesia.
Trong số 245 triệu dân Indonesia, chỉ 1,3% là Phật tử, bao gồm Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy. Hầu hết người theo Phật giáo là người thiểu số Trung Quốc và Java.
Được xây dựng bởi một nhà truyền giáo Thái Lan năm 1988, chùa Vipassana Graha là trung tâm Phật giáo tại thành phố nghỉ dưỡng Bandung. Có tám tu sĩ, bao gồm 4 người đến từ Thái Lan và 4 người mới đi tu tại ngôi chùa này.
“Mặc dù chỉ là nhóm thiểu số tại quốc gia này, nhưng Phật tử không có vấn đề gì với tín đồ các tôn giáo khác, nhất là với người Hồi giáo ở đây,” Phra Wongsin Labhiko Mahathera nói.
“Chúng tôi đến đây để hoằng pháp cho Phật tử để giúp họ duy trì tôn giáo của mình. Chúng tôi không có ý định thuyết phục người Hồi giáo cải đạo sang Phật giáo,” ông nói.
“Nếu có ai đó trong số họ có niềm tin về Phật giáo, chúng tôi chào đón,” ông nói và cho biết thêm một người Hồi giáo đã chuyển sang Phật giáo và trở thành tu sĩ trong chùa.
Người Phật tử tốt có thể sống hòa hợp với tín đồ tôn giáo khác, ông nói.
Phật tử ở đâu rất thuần thành, người trụ trì ngôi chùa hơn 10 năm nói. “Họ tuân thủ nghiêm cẩn thậm chí hơn cả người Phật tử ở đất nước Phật giáo như Thái Lan.”
Những người trẻ đang rất quan tâm đến Phật giáo. Ít nhất hơn 60 các em thiếu nhi tham dự mỗi buổi học đạo.