Lễ hội này còn có tên gọi là Lễ hội Sữa Chua, xuất hiện từ lâu đời, mang màu sắc tôn giáo.Tục truyền rằng, vào thời xưa những vị tu sĩ trước khi nhập thất bế quan thiền định sẽ được phật tử dâng món sữa chua, kèm theo đó là một số nghi lễ hát kịch Tây Tạng tạo nên một không khí an bình và vui tươi cho người dân địa phương. Ngày nay, họat động này được tổ chức cùng với các họat động văn nghệ giải trí vào tháng 08 hàng năm.
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng ở Tây Tang được cải thiện không ngừng, việc giao lưu đối ngọai cởi mở hơn, thu hút nhiều khách du lịch đến tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Điểm đặc sắc của lễ hội năm nay là sự kết hợp hài hòa giữa lễ hội văn hóa tôn giáo với văn hóa dân tộc, là nơi giao lưu Văn hóa, du lịch và thương mại…thu hút các nhà đầu tư đến Tây Tạng, và trên hết đây cũng là nơi giới thiệu văn hóa bản địa với bè bạn bốn phương.
Điều mong muốn tha thiết của những người tổ chức là làm sao để lễ hội trở thành một hoạt động văn hóa luôn mang tính sáng tạo, là nơi giao thoa, hội tụ các luồng văn hóa khác nhau, là điểm kết nối tình thân, giữ gìn và phát huy được truyền thống văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc của người Tây Tạng. Ông Trưong, du khách Đài Loan phát biểu : “Tôi mong mãi cái giây phút tượng phật được hiển lộ, thật cảm động và thiêng liêng biết bao, chút nữa thôi tôi đã òa lên vì hạnh phúc.”
Đựợc biết, trong dịp này người dân ở đây được nghỉ phép bảy ngày. Ban tổ chức sắp xếp được 21 điểm biểu diễn, một số nơi triển lảm thơ văn, thương mại cho du khách bốn phương thưởng lãm. Chương trình của lễ hội được thông báo trên phương tiên truyền thông đại chúng để quảng bá một Tây Tạng mới luôn hấp dẫn, lôi cuốn bạn bè khắp nơi. Mong rằng tất cả mọi người cảm nhận được một thông điệp mới, một hình ảnh mới từ xứ sở nhuộm màu Ca Sa này.
Tín đồ Phật tử khắp nơi chung vai đưa bức tranh lên đỉnh núi
Bức Tranh Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Đốt pháo khi đến đỉnh (một phong tục của người Trung Quốc khi leo núi lễ Phật)