Trang chủ Quốc tế Tây Tạng: Phát hiện các di tích nghệ thuật khắc đá trên...

Tây Tạng: Phát hiện các di tích nghệ thuật khắc đá trên nghìn năm tuổi

160

Một cuộc khảo sát trong những phát hiện Khảo cổ học bắt đầu vào cuối năm ngoái, và được thực hiện bởi bốn chuyên gia từ Viện Tây Tạng học tại Đại học Tứ Xuyên, trong khi làm việc cùng với các đại diện của các đơn vị địa phương Di tích Văn hóa quận và phòng du lịch.

 Ông Fanhua, Phòng Văn hóa địa phương cho biết: “Một đội gồm hơn 20  nhà nghiên cứu từ Viện Tây Tạng học tại Đại học Tứ Xuyên đã tham gia vào cuộc khảo sát, đã tìm thấy 8 di tích nghệ thuật đá tại Tây Tạng tại ba thị trấn của quận Markham. Các di tích này được cho là hơn 1,000 năm tuối, bao gồm chạm khắc trên vách đá, tượng khắc hình tròn, chữ Tây Tạng cổ và đá Mali (Đá Mali có khắc một câu thần chú và dùng như một hình thức cầu nguyện của Phật giáo Tây Tạng).

Bây giờ Văn phòng của chúng tôi sẽ đề xuất với các ban ngành Bảo vệ Di tích Văn hóa cao hơn các đơn vị, các biện pháp được thực hiện để bảo vệ các Di tích Nghệ thuật Khắc đá trên nghìn năm tuổi này.

Việc bảo quản các Di tích nghệ thuật khắc đá trên nghìn năm tuổi này là rất tối cần thiết, bởi một số Di tích nghệ thuật khắc đá từ các ngôi làng gần dưới 600 mét”.


Nhiều Di tích nghệ thuật khắc đá đã được phát hiện tại quận Markham trong những năm qua, trong đó một pho tượng đức Đại Nhật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na (大日如来, 毘盧遮那佛) đã tìm thấy vào năm 2011 – một trong ba pho tượng lớn nhất của Quốc gia Phật giáo Tây Tạng.

Nhà nghiên cứu Zhang Yangqing cho rằng các tác phẩm khắc đá này, vốn phản ảnh những ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Hoa, đã được tạo tác trong suốt triều đại của các vua Trisong Detsan (755-717) và Tride Songtsan (798-815). 

Nhà nghiên cứu Zhang Yangqing, một giáo sư tại Viện Tây Tạng học của Đại học Tứ Xuyên cho biết: “Là một phát hiện về Phật giáo và lịch sử, những tác phẩm chạm khắc này có giá trị lớn và cần được bảo vệ”.