Trang chủ Nghiên cứu Tâm từ bi trong Phật giáo, phần 3

Tâm từ bi trong Phật giáo, phần 3

102

Phần III: So sánh giữa tâm từ bi và lòng nhân ái

Tâm từ bi không chỉ là căn bản của Phật pháp, cũng là điểm chính của văn hoá phương Đông và văn hóa Cơ-đốc. Ở trong đó có điểm khác mà lại giống, có điểm giống mà lại khác, vì vậy nên giải thích để phân biệt rõ ràng. 

Phật pháp theo mối quan hệ tương hỗ nương tựa tồn tại của pháp duyên khởi, để xác lập nền đạo đức của tâm từ bi. Pháp duyên khởi, trong Kinh điển hay sử dụng ví dụ: “Giống như đám lau, tương hỗ nương tựa để đứng vững”. Giống như kết cấu của cây kiềng ba chân vậy, chúng được gắn kết và nương tựa vào nhau nên đứng vững không bao giờ ngã. Nếu như bỏ đi chân nào thì hai chân còn lại sẽ lập tức đổ ngã, đây là ví dụ cụ thể nhất cho việc tương y tương thành.

Thế gian duyên khởi cũng là như vậy. Vì người khác cũng như vì chính mình, muốn có tự lợi thì không thể không chú trọng về lợi tha. Điểm chung giữa khổ đau của mình và của người là căn nguyên mạnh nhất để phát khởi tâm từ bi. Điều này Nho gia gọi là “nhân”. Nhân vốn là hạt nhân bên trong do hai miếng vỏ hợp lại, ở trong đó tồn tại công năng sinh mầm đơm hoa kết trái. Tồn tại và phát sinh không thể tách rời mối quan hệ tương y tương thành.

Khuếch đại ý nghĩa này mà thảo luận nghiên cứu đến vấn đề con người, nhân (仁) có ý nghĩa là hai người (二人) – nhiều người, mối quan hệ hợp lý của nhiều người tương hỗ qua lại cùng nhau tồn tại. Ở trong vấn đề tâm lý, tức là cảm giác đồng tình của mối quan hệ mật thiết giữa mình và người. Đồng tình hợp tác hài hoà, sinh sống hoạt bát, tức là nhân.

Nếu có người thân tâm thất thường, thân thể mệt mỏi khô gầy, tinh thần vô cảm lãnh đạm, hoạt động tàn khốc thù hận thì đó là bất nhân. Nhân và ái của Nho gia phù hợp với tính duyên khởi tương hỗ tồn tại. Và như kiêm ái “兼愛” của Mặc gia, theo cách giải thích kết cấu văn tự, kiêm 兼giống như hình trạng hai cây lúa禾 cột lại với nhau.

Điều này tương cận với lời đức Phật nói “cột bó lau”. Vì lý giải được tính tương quan của sự vật, tính tương trợ cùng nhau tồn tại giữa người với người, do đó Mặc tử cường điệu nhân loại ái, chủ trương kiêm ái.

Đức Phật thuyết pháp duyên khởi, đồng thời cũng chính là nói vô ngã. Bởi vì từ duyên mà khởi, nên không có thực thể độc lập tồn tại, không có tự ngã tuyệt đối. Phủ định tự ngã tuyệt đối, cũng chính là không có tha nhân tuyệt đối. Mối quan hệ tương đối của mình và người, tương quan mật thiết, do đó tính từ bi đồng tình khởi phát một cách tự nhiên.

Nho gia với Mặc gia, cũng có cái nhìn tương tự với nhau. Như trong Mặc kinh nói: “兼Kiêm là không có nhân (người)”. Từ trong chữ “Kiêm” 兼 – từ ý nghĩa y tồn. Không có người ý muốn nói tất cả người khác đều có mối liên quan đến mình, nên đương nhiên phải ái (thương mến), tại sao có người lại không yêu thích chính mình?

Nho gia nói: “Người có lòng nhân thì không có kẻ thù”. Người có khả năng chân thật thể nghiệm đến lòng nhân, mở rộng lòng nhân, tất cả đều có sự tương trợ tương thành với cá nhân, không có vật tồn tại độc lập tuyệt đối, do đó quyết không đem một người nào cho là kẻ thù của mình, mà không tiêu diệt họ không được. Lòng nhân của Nho gia, ái của Mặc gia, chẳng phải với lòng từ bi trong Phật pháp, có điểm tương tự nhau hay sao!

Tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác nhau lớn. Phật pháp nói từ bi, không chỉ là từ cá nhân của mình khuếch đại quan sát ra các mối quan hệ bên ngoài, mà hiểu rõ tính quan hệ giữa mình với tha nhân, giống như Nho gia và Mặc gia. Phật pháp càng từ cá nhân quan sát sâu sắc mối quan hệ bên trong, hiểu rõ tự mình, chỉ là cơ thể tồn tại tương tự tương tục do tâm và sắc (vật chất) hoà hợp; tuy biểu hiện là có thể hoạt động, mà không có chủ thể tuyệt đối.

Do đó Phật pháp có khả năng nội chứng thân tâm vô ngã, bên ngoài đạt đến tự tha vô ngã, không giống như khuyết điểm chỉ nhìn sâu hướng nội của Nho gia và Mặc gia, mà chỉ thể nghiệm đến không có kẻ thù địch, không có con người khác ở bên ngoài. Không có khả năng quán vô ngã, tức đi ngược lại với chân tướng của sự lý, nên khó tránh khỏi sự sai khiến của ngã và ngã sở chấp (tôi và cái của tôi).

Từ điểm này mà phát triển thành nhân ái đối ngoại, là không có khả năng thực hiện đạt đến triệt để vô ngã, cũng không có khả năng thực hiện lý tưởng không có kẻ thù không có người ngoài.

Và còn, chữ nhân của Nho gia, ở trong mối quan hệ giữa mình và người trong xã hội, xuất phát từ lợi ích an lạc chung của gia đình, nhân luân – từ cha con khuếch đại đến quân thần, từ anh em khuyếch đại đến bạn bè, vợ chồng làm căn nguyên của đạo đức. Từ điểm này mà hướng ngoại suy diễn, nên mới “từ người thân mà nhân từ với nhân dân, từ nhân từ với nhân dân mà ái thích muôn vật”; “mọi người như tay chân của mình, thân như một nhà”; “mọi người trong xã hội là đồng bào của tôi, vạn vật là bạn bè của tôi”. Tình thương thân thuộc của gia đình, bình đẳng nhất, thiết thực nhất, cũng là nhỏ hẹp nhất.

Dưới nền văn hoá lấy gia đình làm chủ thể của Trung Quốc, khuếch đại đến “mọi người như bộ phận trong thân thể của mình, thân như một nhà”, “thiên hạ là của chung”, mà cuối cùng vẫn bị bó hẹp trong “gia đình”. Chú trọng gia đình mà xem nhẹ quốc gia, không thể không nói đó là nguyên nhân của căn bệnh làm cho Trung Quốc trong thời cận đại rất khó tiến bộ.

Nói đến thiên hạ là của chung, thì cự ly khoảng cách càng xa hơn. Phật pháp trực tiếp từ sự khám phá tự ngã để làm chủ thể xuất phát, bỏ đi quan niệm nhỏ hẹp, lấy tất cả chúng sinh làm đối tượng mà phát khởi từ bi; điều này với nhân ái của Nho gia, cho dù lý luận về tính triệt để, tính phổ biến, đều không có phương diện nào so sánh bằng được với Phật giáo.

Còn Cơ-đốc giáo, hoạch tâm của họ, đương nhiên là bác ái. Thượng đế – thần là người sáng tạo thế gian, là cha của nhân loại. Thần rất từ ái đối với nhân loại, do đó con người cũng phải yêu kính thần; ý nghĩa của ái kính thể thiếp phụng thờ đối với thần, thì ái kính người khác như chính mình, điều này bao hàm ít nhiều xuất phát từ căn nguyên ái kính người trong gia đình quyến thuộc, song chủ yếu là khởi phát từ quan niệm vạn hoá đồng thể đồng nguyên, gần với tính bình đẳng trong pháp duyên khởi.

Tín đồ Cơ-đốc giáo, không phải họ không có tu tập. Từ sự thành tín trở thành cung kính, chân thành sám hối, khi tinh thần đạt đến tập trung, họ cũng đạt được kinh nghiệm về tôn giáo. Nếu đạt được cao thâm thì họ có khả năng trực giác được trạng thái quên đi ngã cá nhân, gọi đó là được tương kiến với thần. Thần là vô hạn, quang minh, thánh khiết – thanh tịnh, cũng thường nghe thấy âm thanh thần bí. Lúc đó, tràn đầy sự điềm tĩnh hoan hỷ an lạc và niềm an ủi; có khi cũng phát sinh một số kinh nghiệm siêu thường. Các loại kinh nghiệm hoan hỷ an lạc vô thuỷ vô chung, vô hạn lượng, quang minh, thanh tịnh này, căn cứ theo Phật pháp thì nói, nếu nông cạn thì đó là huyễn cảnh, còn thâm sâu thì là định cảnh.

Nhưng vì các nhà thần giáo thiếu phần thâm quán duyên khởi vô ngã, nên sử dụng tự ngã để nghĩ tưởng điều đó, tưởng tượng thành vị thần vạn năng siêu việt, kết hợp với ý thức vốn có của thần tổ tiên. Người có kinh nghiệm tôn giáo, hoặc thể nghiệm đến huyền học, đều có ý nghĩ quan niệm về vạn hữu đồng hoá, vũ trụ đồng nguyên.

Giống như Trang Tử nói: “Đất trời với tôi có đồng căn nguyên, vạn vật với tôi cùng sinh trưởng”, Mặc tử cũng vậy, Phạm của Bà-la-môn giáo, đều có một loại trực giác đồng thể, mà thể hiện tinh thần bác ái. Song, bình đẳng nhất như, vốn là bản tính chung của sự vật. Do vì không chú trọng trí huệ, hoặc trí huệ chưa đủ, nên ở trong sự ảnh hiện của định tâm hoặc tương tợ định tâm, mà ghi chép tường thuật lại phạm phải sai lầm, mới trở thành thần, trở thành căn nguyên thần bí của vũ trụ.

Phật pháp dạy: Từ bi hỷ xả – tứ vô lượng định – là phạm hạnh, tu tập sẽ đạt được kết quả sinh lên trời Phạm thiên. Do vì định cảnh có cạn có sâu, nên chia thành các đẳng cấp: Phạm thiên, Quang thiên và Tịnh thiên. Phạm của Bà-la-môn giáo – hoặc nhân cách hoá là Phạm thiên, tương cận với Thượng đế của Cơ-đốc giáo, không ra ngoài kinh nghiệm của thiền định, sự phổ biến hoá của tự ngã, tưởng tượng thành căn nguyên của vũ trụ, người sáng tạo vũ trụ. Tư tưởng căn nguyên của thần sáng tạo, không chỉ là sự suy tưởng từ thần của chủng tộc, cũng có kết hợp với kinh nghiệm đặc thù thần bí. Chỉ Phật pháp có định huệ thâm triệt, lý sự nhất như, mới chỉ rõ ràng cụ thể tung tích xuất phát của loại tư tưởng này. 

Bác ái của Cơ-đốc giáo, có căn nguyên từ thuyết mê vọng thần tạo. Do vì thần còn có tính chưa hoàn thiện, tuy Giesu đã sửa đổi ít nhiều, song vẫn không có cách nào hoàn thiện được.

Bởi vì, Thượng đế vốn là thần bảo hộ của dân tộc Do Thái, có tính cách thích đấu tranh tàn khốc. Đối với người không tin theo, người có tội, người ngoại ban thì công kích sát hại huỷ diệt, thần vốn từ xưa nay không có tính lân mẫn thương xót ai. Thần của dân tộc, tất nhiên kết hợp với thiên kiến của dân tộc. Do đó thần của dân tộc Israel, tuyển chọn người Israel là “tuyển dân”. Thần đem quyền binh giao cho họ, muốn họ trở thành người thống trị thế giới; đem người ngoại bang chịu dưới sự thống trị của người Israel. Lời sấm truyền và ân điển của thần, không lâu sẽ thành hiện thực.

Giesu cách tân Thượng đế, trở thành tôn giáo của toàn nhân loại. Nhưng sự thiên ái của tuyển dân, chưa có một chút gì thay đổi. Chính vì điều này, trong lịch sử truyền đạo thế giới, với chính sách xâm lược thực dân, xưa nay hình ảnh này không có cách ly. Cho đến gần đây, kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi, chủng tộc người châu Úc, thực tế địa vị của người da đen ở liên hợp quốc, vẫn là như vậy.

Trong sự bác ái của tín đồ thần giáo, hoàn toàn thích hợp. Người ngoại bang không có được sự ân điển của thần nên bị thống trị, nếu không thay đổi để theo tôn giáo họ, thì bị cho là dị giáo đồ.

Trong thần học của Cơ đốc giáo, vĩnh viễn sinh lên thiên quốc, vốn không phải là do việc hành thiện của bạn, mà do vì tín ngưỡng của bạn. Không tin thần, không tin Giesu, thì tất cả những gì của bạn đều không có tác dụng gì. Hay nói cách khác, ai tin Thượng đế, thuộc Thượng đế, mới được sinh tồn; không tin Thượng đế, không thuộc Thượng đế thì bị tử vong. Tính độc chiếm, tính bài tha của tôn giáo này, không chỉ lý luận không thông suốt, thực tại là biểu hiện rõ ràng sự phi nhân tính, diện mục hung dữ không dân chủ.

Quá khứ thời đại đen tối của châu Âu, đối với dị giáo đồ, đối với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học phát minh mà không phù hợp với ý của thần, thì bị giáo hội bức hại, thiêu sống, đây vốn chẳng có gì kỳ lạ, thật là ý nghĩa vốn có ở nội hàm trong bác ái quan của các nhà thần giáo. Loại bác ái quan của thần này bắt đầu mai một thì thế giới mới rộng mở thay cho thời đại đen tối.

Còn nữa

Quán Như (dịch)

(Trích trong tác phẩm “Ba điều cần thiết cho người học Phật” của Hòa thượng Ấn Thuận)