Con số 7 tiêu biểu cho không gian có 4 là: Đông, Tây, Nam, Bắc và thời gian có 3 là: quá khứ, hiện tại và vị lai.
Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ nhân sinh từ vật nhỏ như vi trần đến vật to lớn như núi Tu Di, tất cả không ngoài con số 7:
– Thất đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức
– Thất thánh tài: tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ
– Thất chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, thức-xoa-ma-na, sa di, sa di ni, ưu bà tắc, ưu bà di.
– Thất Phật: Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca.
– Thất thánh quả: Tu-đà-hoàn, tư-đà-hàm, a-na-hàm, A-la-hán, Duyên giác, Bồ-tát và Phật.
Ngoài ra, 37 phẩm trợ đạo cũng chia làm 7 khoa: Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần và bát chánh đạo.
Vậy, con số 7 tượng trưng cho sự sinh hóa cả vũ trụ, ngay cả sự sống chết của con người như lập đàn Dược sư thất bảo để cầu an hay tổ chức thất thất trai tuần để cầu siêu cũng dùng đến nó. Vì thế, con số 7 mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nhân sinh quan, vũ trụ quan qua tầm nhìn Phật giáo.